Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
LÀM CHỨNG NHƯ GIOAN

Ga 1, 6-8.19-28

Chúa nhật 3 mùa vọng B

 Kính thưa Cộng đoàn,

Hôm nay, chúng ta đã đi quá nửa mùa vọng rồi!

Hôm nay, chúng ta thấy Gioan đã giới thiệu mình như thế này: « Tôi làm phép rửa trong nước, nhưng giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết . Đấng ấy sẽ đến sau tôi nhưng Đấng ấy đã có trước tôi, và tôi không đánh cởi dây giày cho Người. ».

Thái độ của Gioan rất khẳng khái, về Chúa Giêsu. Trong Tin Mừng hôm nay, Gioan giới thiệu Chúa Giêsu đã ở giữa anh em rồi. Nhưng mà anh em không biết!  Và rồi Gioan đã làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Giêsu: không bằng lời nói mà bằng chính cả cuộc đời của mình.  Bằng chứng,  chúng ta thấy Gioan, vì lẽ phải, vì sự thật, vì sự công chính, đã chấp nhận mất mạng sống mình. Và đây là điều mà chúng ta quan tâm.  

Chúng ta quan tâm vì sao?  Vì còn chưa đầy hai tuần nữa chúng ta bước vào đại lễ Chúa Giáng Sinh.  Chúng ta mừng một biến cố, một  kỷ niệm không phải là chỉ để mừng,  nhưng chúng ta đặt lại vấn đề, chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta.  

Chúa Giêsu đã giáng sinh năm nay là năm thứ mấy?  

Năm thứ 2017 rồi, nhưng mà liệu rằng mỗi người chúng ta là người Kitô Hữu  đó!  Nhưng chúng ta có truyền cho mọi người biết sự hiện diện của  Chúa, và Chúa  đã đến trong trần gian này hay  không?  

Còn nhớ  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi mở cửa Thánh bước vào Thiên niên kỷ thứ ba , ngài nói : “ Đây là thiên niên Kỷ của truyền giáo” .

Đặc biệt tại Philippines, tại Đại Hàn, tại Việt Nam. Ở Philippines thì 80% là người Công giáo, rồi Đại Hàn thì có 8% và Việt Nam cũng có 8% mà thôi! Còn các nước khác thì con số và tỷ lệ còn thấp hơn nữa, có khi chỉ là 0,5 hoặc là 1 % thôi.  

Và mỗi người Kitô hữu của chúng ta có trách nhiệm làm chứng cho người khác biết rằng: Chúa chính là Đấng phải đến trong trần gian,  Chúa mang niềm vui và sự sống cho mọi người.

Và thử hỏi coi, đời của chúng ta, chúng ta đã làm chứng cho Chúa như thế nào?  

Ngày hôm nay, phải nói rằng vẫn còn đó lấp lánh những khuôn mặt, những ánh sáng  của  những bước chân truyền giáo.

Có dịp đi qua thăm nước Lào. Phải nói rằng tổng số linh mục của nước bạn chỉ ở con số 29 thôi. Và một cái mảnh đất  còn đó biết bao nhiêu là lúa cần thợ gặt.  

Khi đi qua thăm, thấy những anh em trẻ thấy tội nghiệp quá! Có mấy cha bạn nhỏ hơn lớp, thấy mấy anh em hy sinh quá!

Chân ướt , chân ráo đi qua Lào với hai bàn tay trắng.  Rồi từ từ gầy dựng lên cái nhà tiền chế, rồi quy tụ các em. Và phải nói rằng: đặc biệt nhất là cái ngôn ngữ và cái thức ăn.   Cái ngôn ngữ Lào, cái chữ nó viết rằn ri.  Cái thức ăn thật sự,  như người dân tộc thiểu số mình. Phải nói rằng rất khó ăn!  Và các cha trẻ đặc biệt các thầy trẻ đã hội nhập gần như một cách nhanh chóng, để mà sống ở giữa họ. Chẳng làm gì cả, như làm rẫy làm ruộng  như họ và sống đồng thân, đồng phận với họ.

 Có một lần, Cha chở đi vào trong các làng . Từ nhà thờ Tòa Giám mục Pakse mà đi tới cái làng đó thì mất khoảng chừng 80 cây số 60 cây số là đường nhựa còn 20 cây số là đường ổ voi . Đi từ nhà thờ chính tòa, đi tới cái ngã ba vào chỉ một tiếng đồng hồ, nhưng mà từ ngã ba đi vào với 20 cây số! Xe chạy hơn một tiếng đồng hồ!  

Quá khó khăn và quá vất vả!  nhưng các cha trẻ vẫn kiên trì đi vào đó!

Có một là điều lạ là :  ở bên Lào không phân biệt được cái ngày nào Chúa Nhật Phục Sinh cả!  Bởi vì có những làng không bao giờ có linh mục tới. Nên các cha nói rằng:  Tụi em ở bên đây, Chúa Nhật Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Phục Sinh! CHÚA nhật 2 Phục Sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh! Chúa nhật 3 Phục sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh! CHÚA nhật 4 Phục sinh cũng là Chúa nhật Phục Sinh!

 Rảnh là cứ xách xe đi vào làng này làng kia, nơi mà các vị truyền giáo đã đặc bước chân đến. Và bây giờ những linh mục trẻ cũng bước chân đến .  

Và đặc biệt có một ông thầy rất là hay! Thầy đang học ở Đại Chủng Viện ở Lào, nhưng mà rồi thầy lại đi truyền giáo.

Và người Lào đó!   Thầy chỉ đi đến dạy học và chăm sóc sức khỏe cho họ thôi! Sống với người Lào và nghe đâu thầy bị bắt, mà một lần chuộc như vậy là tính ra tiền Việt Nam là 130 triệu  140 triệu.  Nhưng mà thầy khẳng định rằng là dù cho bị bắt thầy vẫn lên đường truyền giáo.

Phải nói rằng, đó là gương sáng của sự hy sinh chính mình, để mà giới thiệu Chúa cho người khác. Và như thế, cuộc đời của mỗi người chúng ta, làm sao cuộc đời của chúng ta, chúng ta phải giới thiệu CHÚA như những người truyền giáo đó!

Như Thánh Gioan nói: “ Có Đấng ở giữa anh em, mà anh em không nhận biết Ngài. Và chúng ta sẽ cãi rằng :  chúng con nhận biết mà!  Bởi vì chúng ta là những người có đạo mà.  

Nhưng mà xin thưa rằng:  cái biết đó nó có hai loại !

Là cái biết của tri thức và cái biết của cảm nghiệm.

Cái biết của tình thương và cái biết của chia sẻ.   

Và cái biết của chỉ thấy trên giấy tờ.

Chúng  ta biết Chúa đấy chứ!  Qua sách vở, qua giáo lý, qua Thánh Kinh, qua các bài giảng.  Và được học nhiều nghe nhiều lắm chứ!

Nhưng mà cái cảm nghiệm cái tình yêu thương Chúa trong cuộc đời.  Và chúng ta có cái rung động của người nghèo hay không?

Chúng ta vẫn xem tivi thấy lũ này lụt kia!  và bao nhiêu người chết đó!  Nhưng liệu rằng:  Trái tim chúng ta có rung động trước những cái đói khổ, những cái vất vả của những người nghèo khổ ở vùng sâu vùng xa hay không ?

 Có khi nào chúng tôi cảm thấy: giờ này trời mưa nhưng mình được may mắn, mình được ở trong một cái nhà  bốn bức tường, mưa cũng không bao giờ hắt tới, bão cũng không bao giờ đụng tới.

Chúng ta có cảm nghiệm được chúng ta hạnh phúc hơn những người khác!

Khi đó là cái biết của cảm nghiệm và chính từ cái biết cảm đó, chúng ta chia sẻ người với người nghèo.  

Cũng đâu đó, có những bạn sinh viên rất tuyệt vời!  Tới mùa hè lại cứ khăn gói quả mướp, chạy đi lên vùng Tây Nguyên. Đi vào những cái làng dân tộc, để mà chỉ dạy học, chỉ ở với các em.

Người ta nói rằng:  «vô tri thì bất mộ». Cần để phải học để mà biết Chúa.”  Nhưng cái biết đó chỉ là một cái bước đầu thôi!

Chúa Giêsu cần sinh ra trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Và chúng ta muốn giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác, thì chúng ta phải để Chúa Giêsu  tái sinh lại trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

Nói biết CHÚA thì dễ lắm! Và nói về Chúa thì dễ lắm! Và nói với Chúa thì dễ lắm!

Nhưng vấn đề chính là trong cuộc sống, mình mang Chúa đến cho anh chị em đồng loại của mình như thế nào ? Đó mới là chuyện quan trọng.

Để chuẩn bị tâm hồn đón nhận Chúa. Ngày hôm nay, chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Để chúng ta xin Chúa thêm ơn cho chúng ta. Để chúng ta mở lòng ra, chúng ta đón Chúa đến thật sâu: trong lòng,  trong trí, và trong cung cách sống của chúng ta. Để chúng ta mang lấy cái thao thức, mang lấy cái tâm thức Thương Xót, mang lấy cái cảm mến với người nghèo, những người tất bạt của Chúa Giêsu.

Xin Chúa thêm ơn cho chúng ta, để Chúa đong đầy chúng ta, bằng cả cuộc đời có Chúa.  Và để rồi từ đó, chúng ta mới giới thiệu CHÚA cho người khác như Thánh Gioan Tẩy Giả.  

Chắc có lẽ, Chúa không bắt buộc chúng ta,  phải bỏ mình, phải  tử đạo, chấp nhận chết như Gioan Tẩy Giả đâu!

Nhưng Chúa mời gọi mỗi người chúng ta, qua cung cách sống của mình: Chúng ta mang lấy hình ảnh, mang lấy tâm tư, mang lấy cảm nghĩ, mang lấy cung lòng, mang lấy đôi tay, mang lấy bàn chân của Chúa Giêsu, để chúng ta đến chia sẻ với những người nghèo với những người tất  bạt.

Cách đây không lâu có một cô bé quen. Cô hỏi: cha ơi!  ở dưới xứ cha, cha có tổ chức thiếu nhi không ?

Thì con mới nói thật sự ra trong lòng thì, cũng chẳng nghĩ gì cả, nếu ai cho thì làm thôi!  Và rồi cô bé hứa rằng cô bé sẽ chia sẻ một chút gì đó cho các em nghèo. Phải nói rằng với đồng bạc, lương nhân viên bình thường thôi, nhân viên văn phòng nhưng mà phải nói rằng cô đã tiết kiệm một cái phần nhỏ để chia sẻ cho người nghèo.

Phải chăng đó là những con người đã cảm nhận được một Chúa Giêsu trong đời mình, và mang Chúa Giêsu cho người khác, giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác.

Chắc có lẽ, mỗi người chúng ta đối diện trước mặt Chúa. Chúng ta nói: con nghèo lắm, Chúa ơi ! Con không có gì cả.Nhưng xin thưa rằng:  con có tấm lòng.  

Việc quan trọng rằng, chúng ta có can đảm chia sẻ cho người khác hay không  mà thôi !

Khi chúng ta khép lòng lại, thì Chúa Giêsu lại chết trong cuộc đời của chúng ta.  

Khi chúng ta mở lòng ra, thì Chúa Giêsu một lần nữa lại tái sinh trong cuộc đời của ta.  

Và khi ta sống như thế! Mọi người nhìn vào ta, thấy có một Chúa Giêsu hiện diện và sống trong cuộc đời của chúng ta.

Ước gì ngày hôm nay,  ngày chuẩn bị bước vào những ngày cuối để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh.  Xin cho chúng ta thật sự mở lòng ra.  Đặc biệt chúng ta làm chứng, một cách sâu lắng hơn như Gioan Tẩy giả. Amen

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!