Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
CHÚA NHẬT 29 TN A KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO - LÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO

 

Kính thưa Cộng đoàn,

 

Ngày hôm nay, Chúa Nhật  này được gọi là  Khánh Nhật Truyền Giáo.  Giáo hội mời gọi chúng ta, ngày hôm nay, mỗi người  trong cái hoàn cảnh của mình,  trong cái ơn gọi của mình là truyền giáo . Bởi vì bản chất của Giáo hội là truyền giáo.  Truyền Giáo không dành cho các linh mục, tu sĩ . Nhưng Chúa mời gọi tất cả mỗi người chúng ta:  trong hoàn cảnh của mình, trong đời sống của mình, chúng ta truyền giáo theo cái cách thức, theo đường lối: miễn sao Đức Kitô được rao giảng mà thôi.

 

Điểm nổi bật trong các bài đọc hôm nay, chúng ta thấy:  ra đi và đi đến .

 

Bài đọc thứ I ,  ngôn sứ   Giacaria họa lại một bức tranh đầy ấn tượng rằng là cái cảnh người ngoại giáo níu gấu áo của người Do Thái, và xin :  « Chúng tôi đi với các ông, vì chúng tôi nghe nói rằng:  Thiên Chúa ở cùng các ông .»

 

Từ thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã đặt trong lòng nhân loại, cái niềm khát vọng đi tìm Ngài. Thúc đẩy họ đi tìm đến dân tộc Do Thái, và tin rằng: “Chúa của dân này là Chúa tể của vũ hoàn, là Đấng mà họ phải tôn thờ”.

 

Và qua bài đọc thứ II, chúng ta thấy Tin Mừng được loan truyền không chỉ gói gọn ở đất nước Palestina. Bị bách hại, các Kitô Hữu phải  tản mát khắp đất nước La Mã,  và chính vì cái sự kiện đó, thay vì bị khống chế là cơ hội mà Tin Mừng được loan báo.

 

Và ngày hôm nay,  kết thúc Tin Mừng theo Thánh Mátthêu. Chúng ta thấy, Chúa Giêsu trước khi chia tay với các môn đệ, Chúa Giêsu đã trao quyền trên Trời dưới đất cho các ông và Chúa Giêsu mời gọi: «Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân  trở thành môn đệ và làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và ChúaThánh Thần.»

 

Mệnh lệnh truyền giáo đó, chúng ta thấy không gói gọn ở các Tông đồ , nhưng cứ được :  loan đi, loan đi, hết người này đến người khác, để minh chứng Thiên Chúa là tình yêu.

 

Và chúng ta thấy trong cuộc đời  của thánh Phêrô. Thánh Phêrô , với một cái bài giảng mà đã kéo được 3000 người trở về với Chúa, rất là tuyệt vời. Bởi vì,  qua cái cách mà biện luận của Phêrô, Phêrô đã thuyết phục người ta trong niềm tin.

 

Và chúng ta thấy thánh Phaolô đặc biệt trong cái tâm tình cuộc đời của ngài, có cái hay : « Anh em hãy đi rao giảng trong mọi hoàn cảnh có những lúc thuận tiện . »Chúng ta thấy có những lúc  khản cổ, Phaolô đi rao giảng nhưng không ai theo đạo cả!  Nhưng rồi cuộc đời của Phaolô chính là minh chứng cho niềm tin, minh chứng cho sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời của mình, để sau đó Phaolô đã hi sinh cả cuộc đời của mình để loan báo Tin Mừng.

 

Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng:  “ Khốn  cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”. Và đặc biệt, tôi đến với anh em bằng lời lẽ rất là bình thường, rất là bình dân. Chứ  tôi không đến với anh em bằng những lời lẽ  hùng hồn này nọ. Chúng tôi đến với anh em bằng cả cuộc đời của chúng tôi, chúng tôi nói với anh em bằng cả niềm tin của chúng tôi.

 

Và chúng ta thấy đặc biệt nơi cuộc đời của  Thánh Phanxicô. Ngài đã đi hàng ngàn cây số và Ngài đã Rửa tội cho hàng trăm ngàn người. Có thể tính được là một cây số, ngài rửa tội cho một người. Và cuộc đời của thánh Phanxicô phải nói rằng đó là một mẫu gương truyền giáo, và ngài chính là bổn mạng của các xứ truyền giáo. Khi bước chân của Phanxicô đi đến đâu thì ngài loan báo Tin Mừng đến đó ! Phải nói rằng khuôn mặt của Phanxicô là một khuôn mặt lớn trong Giáo Hội, đặc biệt về Loan Báo Tin Mừng bằng đời sống của mình, bằng những nẻo đường truyền giáo của mình.

 

Thế nhưng truyền giáo không chỉ dừng lại, không có khép kín ở trong cái chuyện là phải ra đi, phải lên đường.

 

Và một khuôn mặt, chúng ta thấy, một Têrêsa Hài Đồng Giêsu rất là dễ thương!  Mới có 24 tuổi đời, nhưng Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong là bổn mạng của các xứ truyền giáo, bởi sao?  Bởi vì lẽ, trong cái dòng kín Terêsa sống, có đụng chạm với chị em mình, thế nhưng rồi tất cả Têrêsa  đã dâng lên Chúa bằng tất cả tình yêu thương.  Tất cả những hy sinh đó,  bằng tình yêu thương của mình , mà Têrêxa đã chấp nhận tất cả những khổ đau đó!

 

Khi thấy chị em giặt đồ hắc ướt vào mặt mình, Têrêsa Hài Đồng Giêsu vẫn mỉm cười, nhưng trong lòng xin dâng lên Chúa tất cả những cay đắng, những đắng đót của cuộc đời.  Khi bị chèn ép Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vẫn đón nhận  và chấp nhận tất cả!  Để hi sinh, để dâng lên cho Chúa.

 

Và  rồi chúng ta nhìn thấy nơi khuôn mặt của Têrêsa Calcutta, với tất cả tấm lòng, mẹ Têrêxa đã băng bó vết thương cho những người bị bỏ rơi, và mẹ Têrêsa đã cố gắng làm cho những con người bị bỏ rơi, những con người đau yếu, những con người bệnh tật đó, được chết trong tư cách là người. Một khuôn mặt truyền giáo rất tuyệt vời ! Ngày hôm nay, chúng ta lại được nhìn đến: nơi khuôn mặt của mẹ, một tấm lòng đầy bác ái và yêu thương.  

 

Và chúng ta có thể truyền giáo trong mọi hoàn cảnh .

 

Có một người lính năm 1945 ở đảo Guam,  lính Mỹ. Anh ta mới kể lại câu chuyện rằng:  

 

Khi mà anh ta làm cảnh sát trưởng thì, đêm hôm đó, chiều hôm đó nhóm lính của anh đi hành hương về và dơ bẩn tất cả mọi người đều hăm hở đi tắm, để đi ăn. Riêng có một người Công giáo, anh ta ngồi lại và anh ta đọc kinh và anh ta mới ăn cơm, thì cái viên đội trưởng đó tức quá,  mới đạp cái anh này một cái .

 

Nhưng mà rồi đến sáng hôm sau, thấy lọc cà, lọc cọc lúc 4:30 sáng, ngay đầu giường, thì ra là người lính người Công giáo này đã tỉ mĩ , đã chùi đôi giày cho đội trưởng của mình .

 

Và đến sáng hôm sau, người đội trưởng đã tức tốc chạy đến cha Tuyên uý để xin : « Xin cho con được rửa tội!»  

 

Cha tuyên úy hỏi:  Tại sao vậy?  Thì người chỉ huy này mới kể lại: hình ảnh của người lính Sĩ quan Công Giáo anh bị chửi bị đạp đó! nhưng anh vẫn đón nhận và chịu đựng và đó là tấm gương để lo cho người đội trưởng trở về với Chúa của mình, không chút đắn đo suy nghĩ. Bởi vì: qua tấm gương của người lính, anh ta thấy nơi người Công giáo một đời sống rất tuyệt vời!

 

Bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta thấy, cách đây 2 năm Đức Thánh Cha Phanxicô phong Chân Phước cho ba mẹ của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.  

 

Chúng ta thấy  ngài đề cao về đời sống gia đình. Mẹ của Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu mất sớm, còn lại bố của ngài. Và bố của ngài đã chăm chuốt cho các con và dâng lên Giáo Hội những người con ưu tú, những người con sống trong đời đan tu.

 

Chúng ta thấy đó, lược qua cái đời sống truyền giáo của Giáo hội . Ngày hôm nay chúng ta thấy đó! Có thể chúng ta sống trong một cái hoàn cảnh của bước chân đi loan báo Tin Mừng, trong hoàn cảnh của 4 bức tường trong tu viện, trong hoàn cảnh của một đời sống gia đình. Nhưng mà liệu rằng chúng ta có sống cái đời sống chứng nhân của chúng ta như cái anh chàng lính Công giáo đó hay không?

 

Ngày hôm nay, người ta không cần đến thầy dạy nữa! bởi vì thầy dạy thì quá nhiều! Ngày hôm nay, người ta cần chứng nhân, chứng nhân về một tình yêu, về lòng thương xót của Thiên Chúa ở giữa cuộc đời này.

 

Chúng ta được mời gọi sống Truyền giáo, chúng ta có thể, trong mọi hoàn cảnh của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể nói cho người khác biết rằng:  chúng ta có Chúa trong đời chúng ta, bằng một đời sống đượm tình Bác Ái, Yêu Thương.

 

Ngày hôm nay người ta nghe nhiều quá ! người ta cũng chán, nghe nói nhiều quá người ta cũng chán, bởi vì một cái thực tế mà người ta đang sống. Đó là: một cái xã hội vô cảm.

 

Khi người này không cần biết tới người kia, và người ta sống bởi cái chủ nghĩa Mặc kê nô và người ta vun vén cho mình thì chúng ta là những người Kitô Hữu, chúng ta lại lội ngược dòng và chúng ta lại được mời gọi làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời này, bằng tình Bác Ái, Yêu Thương của chúng ta.

 

Nói thì dễ,  nhưng làm thì khó lắm! Bởi vì ai trong chúng ta cũng mang trong mình cái ích kỷ, ai cũng mang trong mình cái tôi!

 

Và được Chúa mời gọi,  nếu như chúng ta mở lòng ra, để chúng ta đón nhận Thần Khí của Chúa: “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng.”  

 

Nếu chúng ta có Chúa Thánh Thần ở cùng chúng ta, thì chúng ta sẵn sàng và chúng ta có đủ  sức,  để chúng ta bước chân lên đường đi loan báo Tin Mừng như Chúa mời gọi chúng ta.

 

Vẫn là những con người yếu đuối,  vẫn là những con người  hạn chế  trong cái thân phận làm người,  nhưng nếu  có ơn Chúa và nhờ Chúa  giúp chúng ta, chúng ta sẽ bước chân lên đường loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh sống của mình, trong mọi ngày sống của mình.  

 

Có thể chỉ là một ly nước,  có thể chỉ là một bát cơm,  có thể chỉ là một ổ bánh mì cho những người nghèo xung quanh chúng ta, hay là có thể chỉ là một lời cầu nguyện chân thành, để cầu nguyện cho tất cả những vị đang  truyền giáo.

 

Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta, để dù trong bất cứ hoàn cảnh nào  khó khăn tật nguyền hay là không có thời gian đến với Chúa nhiều,  chúng ta vẫn có thể sử dụng bằng đời sống cầu nguyện,  đượm tình bác ái, yêu thương của chúng ta, để chúng ta sống làm chứng nhân Tin Mừng của Chúa giữa cuộc đời, và trở thành những người truyền giáo như lòng Chúa mong muốn. Amen.

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!