Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
YÊU ĐẾN CÙNG (THỨ NĂM TUẦN THÁNH THÁNH LỄ TIỆC LY)

Đâu đó, ta thấy người ta nói về tình yêu. Người ta vẫn nghiên cứu, phân tích tình yêu dưới nhiều góc độ, tốn rất nhiều giấy mực, để lý giải tình yêu... nhưng có lẽ rất ít người hiểu cho đúng tình yêu là gì.

Thi sĩ Xuân Diệu, một người được xem là nhà thơ của tình yêu, có những cảm nhận rất tinh tế về tình yêu và tâm lý con người, nhưng cũng thú nhận là không thể giải nghĩa được tình yêu. Ông viết như thế này:

"Làm sao giải nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt..."

Và khi con người không lý giải được tình yêu thì có lẽ phải viện tới Trời. Vì thế, Hàn Mặc Tử, một nhà thơ công giáo trứ danh, khuyên chúng ta - trong bài "Ðà Lạt trăng mờ" - như sau:

"Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,

Ðể nghe dưới đáy, nước hồ reo

Ðể nghe tơ liễu run trong gió

Và để xem Trời giải nghĩa yêu."

"Và để xem Trời giải nghĩa yêu!" Ðúng vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu là phẩm chất của Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa mới biết thế nào là yêu và chỉ có Ngài mới có đủ thẩm quyền để "giải nghĩa yêu".

Về tình yêu, Chúa Giêsu "giải nghĩa yêu" khi Ngài thỏ thẻ với ông Nicôđêmô biết: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời" (Ga 3,16).

Chúa Giêsu cũng đã "giải nghĩa yêu" rất thẳng thắn và chân thành : "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình." (Ga 15, 13)

Thật vậy, ý nghĩa của tình yêu giờ đây đã được sáng tỏ: yêu thương là trao ban, là hy sinh, là cống hiến, là cho đi... Chính Thiên Chúa Cha yêu thương thế gian nên đã trao ban Người Con Một cho thế gian; Chúa Giêsu đã yêu thương thế gian nên Ngài đã hy sinh tính mạng cho thế gian.

Xem ra Chúa Giê-su không hề giải nghĩa yêu bằng những lời hoa mĩ. Ngài thể hiện lòng yêu thương qua cuộc sống. Tin Mừng hôm nay cho biết rằng: "Ngài vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng... Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn thắt lưng. Rồi Ðức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau." (Ga 13, 1.4-5).

Chúa Giêsu đã yêu là “Yêu đến cùng”. Yêu theo cách của Chúa Giêsu là trao ban tất cả, tận hiến tất cả,đến cả mạng sống mình.

Đó là một tình yêu vô vị lợi, không chút tính toán , không mảy may vụ lợi, không ngần ngại quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ . Chúa Giêsu đã yêu thương con người đến cùng, nên đã cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ : “Này là Mình Thầy” : Đó là tình yêu tự hiến, hy sinh chính mình để cho nhân loại được sống. Chúa Giêsu yêu thương đến cùng nên đã chấp nhận chịu chết đau thương trên thập giá : Đó là tình yêu cao cả, từ bỏ ý riêng hoàn toàn để thực hiện ý Chúa Cha. “Xin cất chén này xa Con, nhưng đừng vì ý Con, mà hoàn toàn tuân theo thánh ý Cha”. Như thế, yêu đến cùng là một tình yêu đích thực và đã làm nên những điều kỳ diệu.

          “Yêu đến cùng” là sống trọn vẹn, là “chơi xả láng”.

Đó chính là từ ngữ mà Thánh Gioan Tông Đồ diễn tả về cách sống của Chúa Giêsu đối với các môn đệ của Mình và cho cả chúng ta. Tình yêu ấy muốn trao ban tất cả những gì là tốt đẹp, là thiện hảo nhất cho người mình yêu mến.

Chúa Giêsu đã nêu gương trước cho chúng ta, Chúa Giêsu đã không giữ lại cho mình cái gì, dù là cả sinh mạng. Ngài hiến thân để trở thành của lễ toàn hảo dâng lên Chúa Cha hầu mong cứu chuộc con người khỏi thần chết và sự dữ. Tình yêu ấy kêu mời chúng ta hãy biết thể hiện tình yêu cách trọn vẹn, không tính toán đối với anh em mình.

·         “Yêu đến cùng” là quỳ gối xuống, trở thành kẻ tôi đòi, chấp nhận thân phận của một người phục vụ để cho mong cho anh em được lớn lên. “Không còn vẻ hình hài, dáng dấp oai phong” nhưng trở nên “Con chiên gánh tội trần gian”.

Học với chữ “yêu” của Chúa Giêsu. Yêu này đòi hỏi mỗi người chúng ta sống quảng đại, sẵn sàng chia sẻ, chịu thua lỗ, để anh em mình “được lời”. Sống chữ “yêu” của Chúa, chúng ta hãy tập cho mình thái độ “cúi mình, uốn cong lưng xuống” để phục vụ và sống vì, sống cho anh em.

·        “Yêu đến cùng” là chết để cho anh em mình sống. Chúa đã từng dạy và nêu gương cho tất cả chúng ta về một tình yêu tận hiến hoàn toàn. Ngài đã trở nên chiếc bánh cho mọi người ăn, trở nên máu cho mọi người uống. “Ngài hiến thân vì và cho tất cả chúng ta” bằng chính cái chết của mình. Và “Không có tình yêu nào cao quí cho bằng người dám hiến thân vì người mình yêu”.

Tình yêu của Chúa đã đi đến tuyệt đỉnh, để như hạt lúa bị chôn vùi, thối đi, để con người chúng ta có được mùa gặt bội thu.

Yêu đến cùng là quảng đại dấn thân và có khi phải thiệt thân vì Tin Mừng. Vì yêu nên chấp nhận sống cảnh âm thầm, vô danh như những tu sĩ sống đời chiêm niệm. Yêu đến cùng là sẵn sàng chấp nhận phần thiệt thòi để người khác được nhiều phần lợi hơn như các thánh tử đạo đã chấp nhận thiệt cả thân mình.

Yêu đến cùng đòi hỏi quảng đại hy sinh theo gương Chúa Giêsu : chủ nhân  trở thành tôi tớ bằng cách tự nguyện phục vụ, Thiên Chúa trở thành “kẻ tội đồ” để mang lại sự sống cho kẻ tin.

Yêu đến cùng không chỉ có tấm lòng nhưng là thể hiện tấm lòng bằng hành động cụ thể, nghĩa là không chỉ làm những việc từ thiện, mà làm việc bác ái với tấm lòng yêu thương chân thành và quảng đại.

Nhìn lên tình yêu Giêsu, ta hãy học và bắt chước thái độ “Yêu đến cùng” của Chúa, là chúng ta biết khiêm tốn phục vụ trong những điều nhỏ bé nhất một cách vô vị lợi.

 

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!