Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – BÀI GIÁO LÝ II VỀ “NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ LÒNG NHIỆT THÀNH TÔNG ĐỒ” CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ…

 

Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô

Bài giáo lý II này được Đức Thánh Cha tiếp tục khai triển trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 18 – 2 – 2023...

Cộng đoàn hiện diện đã cùng với Đức Thánh Cha lắng nghe trích đoạn Tin Mừng về dụ ngôn “Con chiên bị mất” trong Tin Mừng thánh sử Luca (15, 4-7)…Rồi ngay sau lời chào thân thương quen thuộc của Ngài, Đức Thánh Cha vào đề…Ngài mời gọi tín hữu nhìn vào mẫu gương rao giảng tuyệt vời là chính Đức Giêsu Kitô – Đấng vốn là Logos – là Ngôi Lời Thiên Chúa…Tước hiệu này nơi Người là để nói với chúng ta về một khía cạnh cốt yếu của Người : Người luôn sống trong tương quan, đi ra để đến với người khác…Bởi bản chất của LỜI là để được truyền đi, để được thông truyền…Cho nên - với Đức Giêsu – Người sống – nghĩa là luôn hướng về Chúa Chahướng đến chúng ta : hai khía cạnh song hảnh của cuộc đời trần gian nơi Đấng nhập thể và nhập thế…

· Điểm dừng 1 – Cầu nguyện

Đức Thánh Cha nhắc lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu thường làm mỗi ngày – đặc biệt khi cần có những quyết định quan trọng, chẳng hạn như viêc tuyển chọn các môn đệ - Đức Giêsu luôn cầu nguyện : Người dậy sớm và đi đến những nơi vắng vẻ để cầu nguyện (Mc 1,35 ; Lc 4,42)…Chính trong mối tương quan mật thiết với Chúa Cha, trong việc cầu nguyện liên kết Người với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu khám phá ra ý nghĩa của việc Người nhập thể làm người, việc Người hiện hữu trong trần gian vì chúng ta và cho chúng ta…Chúa Cha sai Người đên với chúng ta…

· Điểm dừng 2 – Liên đới với con người

Đức Thánh Cha chia sẻ cảm nhận tuyệt vời của ngài khi nhìn thấy “hành động công khai đầu tiên” của Chúa Giêsu sau nhiều năm sống ẩn dật ở Nazareth thì không phải là việc Ngài thực hiện một phép lạ vĩ đại hay gởi đi một thông điệp có hiệu quả, nhưng đơn giản chỉ là sự hòa mình, sự xếp hàng giữa và với giòng người đang đến để nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả…Và qua đấy, Người trao cho chúng ta chìa khóa để hiểu hành động của Người giữa thế giới con người: việc Người dâng hiến đời mình cho những người tội lỗi, Người liên đới với chúng ta, xóa bỏ khoảng cách với chúng ta, và hoàn toàn ở trong sự chia sẻ trọn vẹn sự sống với từng cá nhân con người chúng ta…Người đã quả quyết về sứ vụ của mình khi Người chia sẻ về Sứ Vụ Cứu Thế : Con Người không đến “để được phục vụ, nhưng để phục vụhiến mạng sống mình “ (Mc 10,45)…Và vì thế, thời khóa biểu từng ngày của Chúa Giêsu là cầu nguyệnloan báo Nước Thiên Chúa - và dành thời gian cho mọi người, đặc biệt những người nghèo khó,yếu đuối…Nghĩa là Người gặp gỡ Chúa Cha trong cầu nguyện, gặp gỡ mọi người để rao giảng, để dạy giáo lý,để nói về con đường đưa đến Vương Quốc Thiên Chúa

· Điểm dừng 3 – Mục tử nhân lành

Và để nhấn mạnh hơn, Đức Thánh Cha tiếp tục suy nghĩ của Ngài : Ngài mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng hình ảnh diễn tả phong cách sống của Chúa Giêsu Kitô – Vị Mục Tử nhân lành : Mục Tử nhân lành “hiến mạng sống mình vì đàn chiên” (Ga 10,11)…Vì, thưa bạn, Đức Thánh Cha nhắc lại cho chúng ta : Làm mục tử…thì không  chỉ là một công việc – dù là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều nỗ lực – nhưng đấy thực sự là một cách sống : 24 giờ một ngày sống với đàn chiên, đưa chúng đến với đồng cỏ [Lời Chúa và Bí Tích] màu mỡ, ăn và ngủ giữa đàn chiên, luôn quan tâm chăm sóc những con chiên yếu đuối và yếu thế…Đấy là tất cả những gì Đức Giêsu – Vị Mục Tử Mẫu – đã và vẫn sống cho chúng ta…

Từ đó, chúng ta phải  tự vấn chính mình : Hiện nay bản thân mỗi chúng ta – trong công việc mục vụ - chúng ta có bắt chước Người để : - kín múc Ơn Chúa từ nguồn mạch cầu nguyện và luôn tìm mọi cách làm cho linh hồn mình hòa hợp với tâm hồn của Người không ?  - ở với Chúa – Vị Mục Tử Mẫu, khám phá ra Trái Tim Mục Tử nơi Người – một quả tim luôn thổn thức vì những lệch lạc và xa cách của con người…Vậy thì trái tim mục tử nơi mỗi chúng ta thế nào ? Nó có thể bắt chước Người để kiên nhẫn với “những người khó tính và nặng nề tự ti” hay chúng ta “mặc kệ” với lý luận : Đấy là vấn đề của họ, họ phải tự xoay sở…Đức Giêsu không bao giờ nói như thế, nhưng Người đi tìm – tìm mọi người, tìm những người bị gạt ra bên lề xã hội, tìm những người tội lỗi…

· Điểm dừng 4 – Mục tử nhân lành : đau khổ và mạo hiểm

Về khía cạnh này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta đọc lại chương 15 /Tin Mừng thánh sử Luca để cùng Ngài suy tư…Ngài cho biết – qua chương 15 này – chúng ta biết phải làm gì để rèn luyện lòng nhiệt thành Tông Đồ : ở đó – trong chương 15 – chúng ta khám phá ra cách Thiên Chúa hành động đối với chiên : Người không tìm cách bao vây đàn chiên trong sự an toàn của hàng rào hoặc có sự dọa dẫm nào đó để chiên không bỏ đi, ngược lại  - nếu có con chiên nào ra ngoài và bị lạc – Người không bỏ rơi nó, nhưng lặn lội kiếm tìm…Chắc chắn – và chắc chắn là như thế - Người sẽ không cho rằng chuyện chiên bỏ đi…là lỗi của nó, và đấy không phải là việc của tôi ! Không – nhất định là không như thế - bởi trái tim Người Mục Tử nơi Thiên Chúa phản ứng theo cách khác : trái tim Người Mục Tử đau khổ - trái tim Người Mục Tử mạo hiểm…Đúng là như vậy : Thiên Chúa đau khổ khi chúng ta rời xa trái tim Người, Người đau khổ vì chúng ta không nhận ra vẻ đẹp của Tình Yêu và vòng tay quan phòng ấm áp của Người…Đau khổ nhưng không rút lui, ngước lại sẵn sàng  lao vào mạo hiểm để đi tìm con chiên duy nhất là mỗi chúng ta khi chúng ta quay lưng, khi chúng ta bỏ đi…Và , thưa bạn, đấy là lòng nhiệt thành của Thiên Chúa

· Điểm dừng 5 – Vinh dự và trách nhiệm mang Lời Chúa cho người khác

Ở điểm dừng này - với việc nói đến vinh dự và trách nhiệm mang Lời Chúa đên cho người khác nơi tất cả các anh chị em Kitô hữu chúng ta – Đức Thánh Cha gợi ý suy tư bằng những câu tự vấn : Chúng ta có nơi mình những tâm tình giống như Thiên Chúa đối với anh chị em chúng ta không ? Hay chúng ta xem những người đã rời bỏ cộng đoàn Giáo Xứ, cộng đoàn Nhà Tu…như là những đối thủ hoặc kẻ thù ? Khi giáp mặt những anh chị em ấy ở trường học, nơi làm việc, trên đường phố, tại sao chúng ta không nghĩ rằng đấy là những cơ hội thuận lợi để làm chứng cho họ về niềm vui của một Người Cha yêu thương họ và không bao giờ quên họ ? Hoàn toàn không nhằm mục đích chiêu dụ, nhưng để mang Lời Chúa đến với họ và cùng họ đồng hành với họ, chúng ta hãy có được những lời tốt đẹp dành cho họ - dĩ nhiên là những lời tốt đẹp tận đáy lòng minh…Đức Giêsu – Thầy của chúng ta – yêu cầu chúng ta điều đó : luôn đến gần với một tâm hồn cởi mở

Và, thưa bạn, người viết có đọc được đâu đó một định nghĩa dễ thương về tương quan giữa người đồ đệ và Vị Thầy của mình :

            Một đồ đệ xoàng thì dựa vào oai của Thầy,

            Một đồ đệ khá thì ngưỡng từ tâm của Thầy,

            Một đề đệ giỏi thì nên vững chãi dưới kỷ luật của Thầy.

Thầy của chúng ta – Đức Giêsu Kitô – luôn mong ước nơi các đồ đệ của Người duy nhất chỉ một điều : nên giống người trong giới luật Yêu Thương…

Cho nên Đức Thánh Cha tha thiết nhắc lại : Theo và yêu mến Chúa Giêsu đã từ rất lâu, nhưng chúng ta đã từng chấp nhận chia sẻ tâm tình của Người chưa, liệu chúng ta có dám chịu đau khổ và mạo hiểm để hòa nhịp với trái tim của cúa Giêsu, tấm lòng mục tử nơi mỗi chúng ta có gần gũi với trái tim mục tử của Người không ?

Để kết luận, Đức Thánh Cha xin mỗi chúng ta hãy năn nỉ cho được ơn có trái tim mục tử cởi mở, gần gũi với mọi người để không những mang sứ điệp của Chúa đến cho anh chị em mình…mà còn luôn cảm thấy thương mến họ như Chúa Kitô thương họ

Bởi, thưa bạn, nều không chấp nhận  tình yêu chịu đau khổ và mạo hiểm vì người khác…thì chúng ta sẽ ở trong nguy cơ chỉ lo chuyện chăm sóc bản thân một cách rất vị kỷ - một tinh thần rất thế gian và thế tục…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!