Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ ĐỀ TÀI “ƯỚC MUỐN LÀ LA BÀN ĐỂ PHÂN ĐỊNH HƯỚNG ĐI CỦA CHÚNG TA” – BÀI GIÁO LÝ IV CỦA ĐỨC THÁNH CHA VỀ CHỦ ĐỀ PHÂN ĐỊNH…

 

 

Bài giáo lý IV này được Đức Thánh Cha khai triển ở buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 12/10/2022…và Ngài quả quyết rằng đây là yếu tố thứ ba không thể thiếu trong việc Phân Định…

Đức Thánh Cha nhắc lại quan niệm của truyền thống tu đức cho rằng ƯỚC MUỐN được xem là bằng chứng của nỗi khao khát bẩm sinh của chúng ta về Thiên Chúa, cũng chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể ban tặng chúng ta sự - hay lòng -  Ước Muốn ấy…Ngài gọi Ước Muốnla bàn định hướng cuộc sống chúng ta và giúp chúng ta từng ngày đi dần đến mục đích cuối cùng của đời mìnhTìm kiếm Chúatin cậy vào những lới hứa của Chúa giúp chúng ta có sức mạnh để kiên trì giữa những khó khăn, vui vẻ chấp nhận hy sinh, và cố gắng để sống thánh ý Chúa…Trở lại với thói quen cầu nguyện, Đức Thánh Cha khuyến khích : Cuộc đối thoại giữa chúng ta với Chúa trong cầu nguyện giúp chúng ta nói rõ hơn những ước muốn sâu xa nhất của chúng ta và để cho Người thực hiện những phép lạ về ân sủng và chữa lành trong cuộc sống của chúng taƯớc muốn của Chúa Giêsu – qua trải nghiệm của những con người cận kề với Người – làm cho chúng ta được chia sẻ sự sống thần linh của Ngườigiúp chúng ta có thể tìm thấy nơi Người hạnh phúc vĩnh cửu và sự viên mãn của chúng ta...

Khởi sự phần dẫn nhập đầy lòng đạo đức ấy, Đức Thánh Cha đi vào bài giáo lý tuần này với 8 điểm dừng về Ước MuốnPhân Định :

+ Ước muốn – dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta

Đức Thánh Cha dạy : Với các bậc thầy tu đức thì “ Ước muốn” là “nỗi hoài mong” về sự viên mãn không bao giờ có thể được lấp đầy cách trọn vẹn, và là dấu chỉ” sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta…Và Đức Thánh Cha đã “chiết tự” từ ngữ  “Ước muốn” trong tiếng Ý : desiderio – bắt nguồn từ tiếng Latinh de-sidus…nghĩa đen là “thiếu ngôi sao”  - Cho nên “Ước muốn” là thiếu ngôi sao, thiếu điểm tham chiếu để có thể định hướng hành trình cuộc sống…Và vì thế cảm nhận nỗi khổ đau, sự thiếu thốn, đồng thời khơi dậy nơi chính mình sự cố gằng để vươn tới những điều tốt đẹp còn thiếu…Cho nên – Đức Thánh Cha quả quyết – Ước muốn là la bàn  giúp bản thân tôi hiểu rằng tôi đang ở đâu tôi sẽ đi đến đâu…Cái la bàn Ước muốn ấy cũng giúp tôi nhận ra rằng tôi đang đi hay tôi đã dừng lại…Ngài kết luận : Một người không bao giờ ước muốn có nghĩa đó là một người đứng yêncó lẽ do bị bệnh hoặc gần như đã chết !!! Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra tình trạng thê thảm ấy?

+ Ước muốn chân thành không bị dập tắt khi đối mặt với khó khăn

Đức Thánh Cha nói đến “ước muốn chân thành”…Ngài dạy rằng : Một ước muốn chân thành biết cách để chạm sâu vào các hợp âm của con người chúng ta, và vì vậy, ước muốn chân thành không thể bị dập tắt khi đối mặt với khó khăn hoặc thất bại…Đức Thánh Cha dùng cơn khát để quảng diễn về “ước muốn chân thành” này : Nó cũng giống như khi chúng ta khát, nếu không tìm thấy thứ gì để uống…thì chúng ta cũng không bỏ cuộc, ngược lại cố gắng tìm kiếm giải pháp để hết khát…và việc kiếm tìm này càng lúc càng chiếm trọn suy nghĩ và hành động của mình…cho đến khi có thể tìm được bất cứ điều gì để xoa dịu cơn khát ấy – dù rất có thể phải hy sinh cách này hay cách khác…Cho nên những trở ngại và thất bại không làm thui chột ước muốn, ngược lại chúng càng làm cho ước muốn trở nên sống động hơn trong chúng ta

+ Ước muốn tồn tại theo thời gian

Đức Thánh Cha chỉ thoáng qua thôi, nhưng người viết lại thấy cần nhấn mạnh : Không giống như ham muốn hay cảm xúc nhất thời, ước muốn tồn tại theo thời gian, thậm chí rất lâu và có xu hướng hiện thực hóa nó…Tại sao lại phải nhấn mạnh ở đây ? Bởi vì có một tình trạng cũng khá là phổ biến, đấy là nhiều và rất nhiều bạn trẻ không phân biệt được đâu là “ước muốn” và đâu là “ham muốn”, đâu là “cảm xúc nhất thời”…Người viết có một cô cháu ở thế hệ Gen-Z cứ nhất định học Nhạc Viện…để trở thành ca sĩ, nhưng bản thân người viết cũng như gia đình thấy là ngoài chuyện ham hát và thích nhảy với những nhịp điệu K-pop, V-pop, Rap, EDM, R&B ra…thì cô bé chẳng thích một thứ nhạc cụ nào và cũng không có chút năng khiếu sáng tác nào…Thế nhưng bàn lui bàn tới, cô bé vẫn một mực “ôm” giấc mơ thành ca sĩ…Gia đình đành chấp nhận đắng đót với thời gian theo học Quốc Gia Âm Nhạc dài đằng đẵng và tốn tiền tốn của…chỉ với một niềm an ủi : mai mốt đây khi không thể thành ca sĩ…thì đi làm giáo viên âm nhạc…kiếm ăn hằng ngày…cũng được !!! Và những bạn trẻ cùng lứa tuổi và cùng trong hoàn cảnh như cô cháu gái Gen-Z của người viết hiện nay không phải là ít !!! Họ không thể phân biệt được đâu là “ước muốn”. đâu là “ham muốn”, và đâu là “cảm xúc nhất thời” !!!

Để tiếp tục những suy nghĩ của mình và giúp mọi người cũng như thực hiện được những ước muốn của mình, Đức Thánh Cha khuyên là “phải đặt ra các giới hạn”,  biết nói “không” với sự phân tâmmất tập trung có thể có trong thời gian học tập của mình, đặc biệt là trong những giai đoạn học tập căng thẳng nhất…Tuy nhiên Đức Thánh Cha tin rằng Ước muốn sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh, giúp chúng ta can đảm và luôn thúc đẩy chúng ta tiến bước bởi vì chúng ta muốn đạt được nó…Ngài cũng nhắc nhở : Trong thực tế, một giá trị trở nên đẹp đẽ và dễ đạt được hơn khi nó có sức lôi cuốn…Và trên tất cả là sự “ước muốn trở nên tốt”…Đức Thánh Cha nhắc lại lời của một nhà tư tưởng nào đó bảo rằng : “Còn quan trọng hơn cả tốt…là ước muốn trở nên tốt”…

+ Học hiểu những gì chúng ta thực sự muốn

Đức Thánh Cha dạy rằng : Khi đối thoại với Chúa – dĩ nhiên là trong cầu nguyện – chúng ta học cách để hiểu những gì chúng ta thực sự muốn từ cuộc sống của chúng ta…Để giúp hiểu lời dạy bảo này, Đức Thánh Cha nêu lên câu chuyện giữa Chúa Giêsu và người bại liệt tại hồ Betsaida…Ông ta đã nằm ở đấy nhiều năm…và không bao giờ có thể xuống nước đúng thời điểm để có thể được chữa lành…Người hỏi ông : “Anh có muốn được khỏe lại không ?” (Ga 5,6) Câu hỏi này hoàn toàn không muốn nói đến chuyện ông có thể vượt qua được những trở ngại đã từng ngăn cản ông trong nhiều năm tháng, nhưng là một lời mời gọi làm sáng tỏ lòng ông, giúp ông sẵn sàng cho một bước nhảy vọt có thể xảy ra : đấy là không còn coi bản thân và cuộc sống mình như một kẻ bại liệt…luôn phải nhờ đến cái chõng của người khác

 + Cẩn thận với những lời phàn nàn

Tiếp tục dòng suy tư của mình, Đức Thánh Cha cho thấy người bại liệt – trước khi gặp gỡ Đức Giêsu, Đấng Chữa Lành – thì chỉ biết than vãn và phàn nàn – than vãn và phàn nàn suốt 38 năm trời…Đức Thánh Cha lưu ý chúng ta : Hãy cẩn thận với những lời than vãn và phàn nàn…vốn là một thứ thuốc độc, một chất độc đối với tâm hồn, một chất độc đối với cuộc sống, bởi chúng không làm cho bạn có ý muốn tiếp tục tiến bước…Hãy cẩn thận với những lời phàn nàn, những lời than vãn… Và – một cách cụ thể - Đức Thánh Cha nêu lên cảnh than vãn, phàn nàn trong gia đình giữa vợ/chồng, cha/con, giữa người này/người kia…hoặc là trong Giáo Phận, Linh mục phàn nàn Giám mục, Giám mục phàn nàn lẫn nhau…Rất mạnh bạo, Đức Thánh Cha quả quyết : Không, nếu bạn thấy mình phàn nàn, hãy cẩn thận, đó gần như là tội lỗi, bởi vì không để cho ước muốn lớn lên

+ Ước muốn thực sự

Với sự am hiểu và vốn sống bản thân cũng như qua những người trưởng thành khác, Đức Thánh Cha cho chúng ta biết rằng giữa một dự án thành công, nhất quán và lâu dài so với hàng ngàn ý muôn và ý định tốt…thì vẫn có một sự khác biệt : sự khác biệt ấy là ở chỗ  “người ta luôn tỏ ra mình có ý định làm việc tốt, nhưng lại chẳng bao giờ chịu bắt tay vào để mà làm” – nghĩa là lúc nào cũng chỉ là những “tôi muốn ! tôi muốn !” suông mà thôi…Nhận xét một chút về thời đại hôm nay, Đức Thánh Cha chia sẻ: Thời đại mà chúng ta đang sống dường như ưu tiên tối da cho quyền tự do chọn lựa, nhưng đồng thời lại làm cho ước muốn giảm bớt đigiảm bớt thành ham muốn nhất thời

+ Đau khổ bởi vì không biết mình muốn gì từ cuộc sống của minh

Đức Thánh Cha nêu lên một tình trạng có thực và thường thấy, đấy là “nhiều người đau khổ bởi vì họ không biết họ muốn gì từ cuộc sống” – và lý do đơn giản chỉ là vì “họ chưa bao giờ chạm tới được mong muốn sâu xa nhất – hay ước muốncủa họ”…Tôi nghiệp là “ do bởi chưa bao giờ chạm tới được mong muốn sâu xa” của chính mình…nên “cuộc sống của họ là những lần thử làm và những cách thế mưu mẹo khác nhau, không bao giở đi đên đâu và lãng phí những cơ hội quý giá”…Cho nên “dù trên lý thuyết, họ ước muốn có một số thay đổi, nhưng khi có cơ hội…thì lại không bao giờ chịu thực hiện, bởi thiếu ước muốn mạnh mẽ để thực hiện một việc  !!!”…

+ Để Chúa thực hiện phép lạ cho chúng ta

Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta suy nghĩ và tìm câu trả lời nếu Chúa đặt ra cho  mỗi người chúng ta câu hỏi Người đã từng hỏi người mù thành Giêricô “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” (Mc10, 51)…thì chúng ta sẽ trả lời thế nào ?Và Ngài tiếp tục dòng chảy suy tư của Ngài : “ Có lẽ cuối cùng chúng ta sẽ có thể xin Người giúp chúng ta biết được ước muốn sâu xa nhất của Người – ước muốn mà chính Thiên Chúa đã “cài đặt” trong lòng chúng ta”…Từ đấy, chúng ta thân thưa : “ Lạy Chúa, xin cho con “biết” những ước muốn của con – dù là nam hay là nữ - thì xin cho con luôn có nhiểu những ước muốn lớn lao”…Và thưa bạn, Đức Thánh Cha quả quyết : “Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để biến ước muốn của chúng ta thành hiện thực”…

Đấy là một ân sủng lớn lao – ân sủng nền tảng của tất cả những ân sủng khác: ân sủng của sự phó thác – như trong Tin Mừng – để cho Chúa thực hiện phép lạ cho chúng ta”…

Lạy Chúa, xin cho chúng con có những ước muốn và xin làm cho những ước muốn ấy lớn dần lên”…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!