Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “SỨ ĐIỆP CHO “NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN VI – NGÀY 13/11/2022” CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ.

  

Đức Thánh Cha đã ký Sứ điệp này vào ngày 13 tháng 6 năm 2022 tại Đền thờ thánh Gioan Laterano dịp mừng Lễ thánh Antôn Padova…

Sứ điệp gồm tất cả 10 số…và chúng ta sẽ lần lượt đọc lại nội dung của từng số một …

Trước khi đi vào từng số , Đức Thánh Cha nêu lên ý tưởng chung : Chúa Giêsu Kitô đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em (x. 2Cr 8,9)

1 – “Chúa Giê-su Ki-tô […] đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em” (2Cr 8 , 9)…Qua câu nói đó, Tông đồ Phaolô đặt nền tảng cho việc dấn thân vì  những anh chị em túng thiếu...Và – theo Đức Thánh Cha – thì Ngày thế Giới Người Nghèo năm 2022 này là “một sự khích lệ tốt lành” giúp chúng ta “suy nghĩ về lối sống của mình” và “nhiều hình thức đói nghèo” của hôm nay…

Đức Thánh Cha cho rằng : Dù với rất nhiều vất vả và mất mát,nhưng dù sao thì Đại Dịch cũng đã bớt gay gắt và con người cũng dễ thở hơn khi được trở lại với “những tương quan liên vị trực tiếp, gặp gỡ nhau mà không bị ràng buộc hay hạn chế”…Thế nhưng – ngay khi tưởng như mọi sự sẽ bình ổn trở lại – thì một thảm họa khác xuất hiện, đấy là cuộc chiến phi nghĩa và khốc liệt tại Ucraina bên cạnh những cuộc chiến khu vực khác với quá nhiều mất mát và tàn phá…Đức Thánh Cha thẳng thắn nói đến “sự can thiệp trực tiếp của một “siêu cường”,  với ý định áp đặt ý chí của mình chống lại nguyên tắc tự quyết của các dân tộc” – dĩ nhiên là “nhược tiểu”…

2 - Ở số 2 của Sứ điệp này Đức Thánh Cha nhắc lại khúc ca của Thánh Vịnh gia đứng trước sự tàn phá của thành Giêrusalem và cuộc lưu đày của những người trẻ Do Thái xưa…được lập lại trong các cuộc chiến tranh qua các thời các buổi dọc dài khắp lịch sử con người, và đặc biệt trong hôm nay là cuộc chiến phi nghĩa và đầy chết chóc tại Ucraina – cuộc chiến ám ảnh đối với Đức Thánh Cha cũng như mọi tâm hồn mến chuộng và mong ước hòa bình:

Bên bờ sông Babylon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Sion;

Trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn…

Bọn lính canh đòi ta hát xướng,

Lũ cướp này mời gượng vui lên :

Hát đi, hát thử đi xem,

Sion nhạc thánh điệu quen một bài …

Bài ca kính Chúa Trời -  làm sao ta hát nổi

nơi đất khách quê người !!! (Tv 137, 1- 4)

Đức Thánh Cha – và tất cả chúng ta – đều cảm nhận nỗi niềm đắng đót đó và đều nhận ra rằng mọi lời ca tiếng hát, mọi niềm vui ở đây đó trên khắp mặt đất này sẽ chỉ là yêu cầu của những kẻ mạnh, của những người có quyền lực hoặc là cơ bắp hoặc là tiền của…Và hình ảnh của “Hàng triệu phụ nữ, trẻ em và người già, bất chấp nguy hiểm của bom đạn, buộc phải chạy tị nạn ở các nước láng giềng để hy vọng cứu được mạng sống. Còn những người ở lại tại các khu vực thì hằng ngày sống trong nỗi hãi sợ và thiếu thốn lương thực, nước uống, chăm sóc y tế và trên hết là tình người”…

Và ước mong da diết là “Làm thế nào để có thể đưa ra được một giải pháp thỏa đáng để mang lại sự nâng đỡ và bình an cho rất nhiều người bị kẹt giữa tình cảnh bất ổn và bấp bênh này ?

3 - Ở số 3 của Sứ điệp, Đức Thánh Cha không những mời gọi chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ VI – năm 2022 này dựa trên những gì Giáo Hội vẫn có thói quen thực hiện…mà còn nhắc chúng ta về mục đích của việc dùng số tiền của ít ỏi mỗi tuần vào mục đích giúp người nghèo trong các địa phương…Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta suy nghĩ về lời của Tông Đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta biết chăm chú nhìn vào chính Đức Giêsu, Đấng “vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em,để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9)…Thế rồi – trong chuyến viếng thăm Giêrusalem, được các Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan lưu ý về nạn đói đang hoành hành, Tông Đồ Phaolô đã quan tâm ngay đến việc “tổ chức một cuộc lạc quyên lớn để giúp đỡ người nghèo…và các Kitô hữu ở Côrintô đã tỏ ra rất nhạy bén và sẵn sàng…Theo yêu cầu của Phaolô, mỗi đầu tuần họ quyên góp những gì tiết kiệm được và tất cả đều quảng đại”…Hoạt động này ngày nay vẫn được tiếp nối tại các Giáo Xứ mỗi ngày Chúa Nhật…nhằm giúp cộng đoàn địa phương có thể cung cấp phần nào nhu cầu thiết yếu của những anh chị em nghèo nhất…Mục đích tốt đẹp này có vẻ như ít được nhắc đến trong hôm nay…nên các Giáo Xứ thường thì nộp lại cho vị Quản Xứ…và – với những Giáo Xứ lớn hoặc trong những địa phương có một nền giáo dục nhân bản cao thì đâu ra đấy, không có tình trạng mập mờ…và cũng ít những xì xào này khác về “phần mười” khá là tế nhị này…Và Đức Thánh Cha mong ước : “Đó là dấu chỉ mà các Ki-tô hữu luôn thực hiện với niềm vui và tinh thần trách nhiệm, để không anh chị em nào thiếu thốn những gì cần thiết”…Dấu chỉ tuyệt vời này bắt nguồn từ việc cử hành nghi thức Bẻ Bánh…và các phó tế có bổn phận đưa Mình Thánh Chúa cho những người vắng mặt…Riêng những gì thu góp được từ tấm lòng của những người quảng đại…thì chủ sự dùng để “giúp đỡ những trẻ mồ côi,các bà góa, và những người cơ cực vì bệnh tật hoặc vì những nguyên nhân khác, những tù nhân, những người ngoại quốc đang ở giữa chúng tôi…Tóm lại, bất cứ ai cần đều được chăm sóc” (Lời biện hộ đầu tiên – th. Giustinô, LXVII, 1- 6)…

4 - Ở số 4 , Đức Thánh Cha cho biết là nhiệt tình bác ái ban đầu ấy nơi các Giáo Đoàn cũng bắt đầu giảm dần…và thánh Phaolô tìm cách để nhen nhúm lại...Ngài viết : “…để như anh em đã hăng hái quyết định thế nào, thì cũng tùy khả năng mà hoàn thành như vậy” (2Cr 8,11)…Đấy cũng là mong ước của Đức Thánh Cha, bởi con người ở mọi nơi mọi chốn – đặc biệt tình trạng dai dẳng của cuộc chiến Ucraina – đã chớm cho thấy một sự mỏi mệt nào đó nơi các thiện tâm thiện chí…Đức Thánh Cha gợi lại điều đọc thấy ở thư thứ 2 Côrintô…để xin tất cả những tấm lòng rộng mở của hôm nay một điều như sau : “Đây là lúc không đầu hàng nhưng khởi động lại động lực ban đầu…Những gì chúng ta đã bắt đầu cần phải được hoàn thành với cùng trách nhiệm”…

5 – Đức Thánh Cha tiếp tục những suy nghĩ của Ngài…và Ngài nhận ra rằng - ở thời điểm này – tại một số quốc gia,  mức độ phúc lợi của nhiều gia đình đã tăng lên đáng kể và cuộc sống của họ cũng vì thế mà thấy được an toàn hơn…nhờ sáng kiến của cá nhân con người, sự hổ trợ của luật pháp, việc hổ trợ vốn nhằm tăng trưởng kinh tế cùng với sự khuyến khích cụ thể cho các chính sách về gia đình và trách nhiệm xã hội…Và lúc này đây, “phúc lợi về sự an toàn và ổn định này có thể được chia sẻ với những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất nước của họ để tìm kiếm sự an toàn và tồn tại”…Ngài nhấn mạnh : “Với tư cách là thành viên xã hội dân sự, chúng ta tiếp tục kêu gọi các giá trị của tự do, trách nhiệm, huynh đệ và liên đới. Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta luôn tìm thấy đức tin, đức cậy và đức mến nền tảng của hiện hữu và hoạt động của chúng ta

(còn tiếp)

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!