CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “MỘT MỤC VỤ GIỚI TRẺ ĐẠI CHÚNG (TIẾP THEO)…
Bạn trẻ mến,
Như đã nói với nhau tuần vừa qua, chúng ta tiếp
nối câu chuyện về “Một mục vụ giới trẻ đại chúng” Đức Thánh Cha đề cập tới ở tuần này…
+ Sau khi đã có những hướng dẫn cụ thể về những
gì chúng ta phải cố gắng để hổ trợ cho các bạn trẻ làm công tác lãnh đạo quần
chúng hay đại chúng, Đức Thánh Cha trình bày với chúng ta về một “Hội
Thánh mở rộng cửa”…để “có chỗ cho mọi
tầng lớp người trẻ”…qua việc “xây dựng
một mục vụ giới trẻ có tính bao quát”…Và tính bao quát ấy được Đức Thánh
Cha nhấn mạnh : “Người ta không cần phải chấp
nhận tất cả những giáo huấn của Hội Thánh mới được tham dự vào một số hoạt động
cho người trẻ. Chỉ cần có một thái độ cởi mở hướng đến tất cả những ai khao
khát và sẵn lòng gặp gỡ chân lý mà Chúa mạc khải”…Và Đức Thánh Cha cho biết
: “ Đương
nhiên là một số hoạt động mục vụ có thể đòi phải trải qua một hành trình đức
tin nào đó rồi” … “Nhưng - ở đây – chúng ta cần một sứ vụ giới trẻ “đại chúng”
– hay quần chúng – mở cửa và dành chỗ
cho tất cả mọi người, và cho một số người nào đó còn hoài nghi, bị thương tổn,
với những vấn đề và nỗ lực tìm kiếm danh tính của họ, với những lầm lỗi quá khứ,
những kinh nghiệm tội lỗi và mọi khó khăn của họ” [234]…”Danh tính” mà Đức Thánh Cha đề cập đến
trước tiên là “Phẩm giá” của con cái
Thiên Chúa, và thứ đến là “Nhân cách”
của một con người…Mới đây trên MXH có lùm xùm một việc nho nhỏ đụng chạm đến bí
tích Giải Tội…Thật ra…thì bà con mình – trong Đạo và ngoài Đạo – cũng ít quan
tâm đến “giáo lý” về các Bí Tích nói chung, và bí tích Giải Tội nói riêng…Sự việc
phần nào cũng là một cảnh tỉnh để chúng ta – người làm mục vụ và bà con giáo
dân – chúng ta kỹ lưỡng hơn nữa…Đặc biệt với bí tích Giải Tội vốn là một phương
cách giáo dục thiêng liêng mang lại sức mạnh tạo nên những cuộc “hoán cải” ngoạn
mục có sức cứu rỗi với hối nhân mà cũng có những đổi thay gây ngỡ ngàng cho con
người…Bản thân người viết cách đây vài tháng tình cờ gặp lại một người chị em
ngoài Công Giáo và là một cán bộ cấp Huyện trong một Tiệm Phở ăn sáng…Chị đã
quên mặt người viết, nhưng tên thì vẫn nhớ, bởi – qua người viết – chị đã có dịp
“chứng kiến” một hành vi “hoán cải” tuyệt vời gây ngỡ ngàng như thế…Và chị cho
biết : hiếm thấy một sự việc như vậy…giữa trần gian này…Tuy chị không trở lại Đạo,
nhưng có một cái nhìn rất tích cực về Đạo…qua hành vị “hoán cải” mà chị tự mình
chứng kiến …
+ Đức Thánh Cha quả quyết một thực tế : đấy là “
tất cả những người trẻ quan niệm về cuộc sống cách khác (với
chúng ta), những người tuyên xưng một niềm
tin khác hoặc những người tuyên bố xa lạ với Thiên Chúa”… “tất cả họ - và mọi người trẻ - họ đều có chỗ trong Trái Tim Chúa”…và “do đó tất cả họ cũng “phải” có chỗ
trong Trái Tim của Giáo Hội”…Tuy nhiên - Đức Thánh Cha nêu lên một “khuyết điểm” : “Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng
chúng ta quả quyết ( điều đó) trên
môi miệng, nhưng không phải lúc nào
chúng ta cũng thể hiện thực sự điều này trong hành động mục vụ ( của
chúng ta) : thường chúng ta vẫn khép kín
trong môi trường của chúng ta - nơi tiếng
nói của người trẻ không vang lên thấu”… “ hoặc chúng ta (chỉ) lo tập
trung vào những hoạt động dễ dãi và thú vị hơn”…Đức Thánh Cha bảo rằng :
Hành động như vậy là “chúng ta bóp nghẹt
niềm thao thức mục vụ tốt lành đang thôi thúc chúng ta bước ra khỏi những gì chúng ta cho là an toàn, trong khi Tin Mừng lại yêu cầu chúng ta phải mạnh dạn”…Đức
Thánh Cha khuyến khích : “ Giờ đây, chúng
ta muốn trở nên mạnh mẽ mà không tự mãn,
cũng chẳng cố ý lôi kéo ai theo Đạo, nhưng
chúng ta chỉ làm chứng cho tình yêu Chúa và đưa tay ra cho tất cả người trẻ
trên thế giới để họ nắm lấy” [ 235]…Đây là một “bước mục vụ” không mới,
ai cũng biết, nhưng không phải dễ dàng để thực hiện…Nó đòi buộc người làm mục vụ
phải say mê thực sự…Người ta – mỗi người – có cách để đọc Ý Muốn của Thiên Chúa
qua các “dấu chỉ thời đại” diễn ra ở mỗi giai đoạn, mỗi diễn biến …Thuật ngữ mà
giới có trách nhiệm hiện vẫn dùng để chỉ về cuộc sống hậu Covid-19, đấy là “một
cuộc sống bình thường mới”…Với những người làm mục vụ, thuật ngữ này
cũng buộc mỗi chúng ta sẽ trở lại với sự
“bình thường”, nhưng trong một “tinh thần mới”…nếu chúng ta vẫn muốn là “khí cụ” của Thiên Chúa cho mọi người…Mà cái “mới” của người tin Chúa là sống
“sát sườn” với giáo huấn của Tin Mừng…mỗi ngày cách mới mẻ, nhập cuộc, và không
để mất chính mình…
+ Cách ngắn gọn, Đức Thánh Cha cho rằng : “Mục vụ giới trẻ…khi được mở ra cho “đại
chúng”…thì sẽ (phải) là một quá trình
chậm rãi, đầy tôn trọng, kiên nhẫn, tin tưởng, nhiệt thành và đầy trắc ẩn”…Ngài
nhắc lại là Thượng Hội Đồng đã nêu lên mẫu gương điển hình cho những gì sẽ xảy
ra trong công tác mục vụ giới trẻ, đấy là câu chuyện của hai môn đệ Emmau (x.
Lc 24 , 13 – 15)…Cả hai trên đường về quê, rời xa anh em…và buồn bã trao đổi với nhau về sự kiện của Thầy…Đức
Giê-su – Đấng Sống Lại – đã “rề” đến bên họ để cùng họ bước đi và chia sẻ…Cùng
đi – kiên nhẫn lắng nghe – giúp cả hai nhận ra ý nghĩa điều họ đang “trải nghiệm”…và
“loan truyền Lời Chúa cho họ, để giúp họ
hiểu ra ý nghĩa các biến có dưới ánh sáng Lời Chúa”…Người đã nhận lời mời của
họ để ở lại, cùng dùng bữa…vì – chính ở Bữa Ăn ấy – họ nhận ra Người – Đấng Sống
Lại, đồng thời cũng nhận ra sự “ấm lòng” của chính mình khi nghe giảng dạy Lời
Chúa…Ngay lập tức, họ quay ngược lại Giêrusalem để cho cộng đoàn thân thương của
mình biết là họ đã gặp Đấng Sống Lại [239]…Các
Nghị Phụ muốn lưu ý những người làm mục vụ giới trẻ có được những điều đó : -
biết cách để “rề” đến bên người trẻ; - đủ kiên nhẫn để lắng nghe; - giúp bạn trẻ
nhận ra ý nghĩa của những sự kiện họ đang trải qua dưới ánh sáng Lời Chúa; - và
điều quan trọng không kém là đủ năng lực để làm cho người nghe thấy “ấm lòng” với
giáo huấn Lời Chúa…
+ Và Đức Thánh Cha cũng cho chúng ta biết là những
“biểu hiện khác nhau của lòng đạo đức
bình dân, nhất là trong các cuộc hành hương, hấp dẫn người trẻ (họ vốn không cảm
thấy dễ dàng tham dự vào các tổ chức Hội Thánh), và là dấu hiệu cụ thể của niềm
tin của họ vào Chúa”…Và Đức Thánh Cha khuyên chúng ta : “ Không được khinh thường những cách thức ấy,
nhưng hãy khuyến khích và thúc đầy. Vì lòng đạo đức bình dân là “một cách hợp lệ
để sống đức tin” và “ là một biểu hiện của hoạt động truyền giáo tự
phát của Dân Chúa” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của ĐTC Phanxicô , 130
& 131)… Mới đây người viết được nghe Đức Cha Robert Barron có đôi ba chia sẻ
nhân dịp Ngài đọc bản “Thăm dò ý kiến : Tại sao giáo dân bỏ Đạo?”…Ở chia sẻ của
Đức Giám Mục, người viết tâm đắc hai điều : - thứ nhất là lưu ý của Cha cựu Quản
Xứ của Ngài nói với cô thư ký Giáo Xứ : Chị nhớ hãy khiêm tốn và nhã nhặn khi
trả lời điện thoại cho bà con giáo dân, bởi khi đó chị thay mặt cho Giáo Xứ và
Giáo Hội để thưa chuyện với họ, - thứ hai là sự quan tâm của Cộng Đoàn với mọi
anh chị em mình, nhất là những người có sự vắng mặt bất thường trong những sinh
hoạt bình thường của Giáo Xứ…Ngài cho rằng trong một công ty hay một doanh nghiệp
có cả hàng vài chục ngàn công nhân mà người ta còn cố gắng quan tâm đến từng con
người, biết đến sự vắng mặt cũng như nhớ đến ngày sinh của từng người…huống chi
là trong Giáo Xứ chỉ dăm ba ngàn…Dĩ nhiên công ty và xí nghiệp là vì lợi nhuận,
nhưng chúng ta còn phải cố gắng hơn, bởi chúng ta là vì sự sống còn và ơn cứu độ
của anh chị em mình…Sự thăm viếng và những hỏi han nhẹ nhàng như chúng tôi có
gì làm bạn thấy phiền muộn không ? Có gì cần sửa sai nơi chúng tôi không ?
Chúng tôi thấy nhớ bạn…thay vì những lời khuyên bảo “kẻ cả” sẽ làm cho người
anh chị em chúng ta nhẹ lòng và sớm quay lại với cộng đoàn…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp
Tác giả:
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|