Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN CỦA BƯỚC THỨ XV TRONG HÀNH TRÌNH VỚI “ĐỨC KI-TÔ ĐANG SỐNG – CHRISTUS VIVIT” : BƯỚC ĐI VÀO “THẾ GIỚI KỸ THUẬT SỐ”…


 

“Thế giới kỹ thuật số”  là một trong ba đề tài lớn và là đề tài thứ nhất Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ mà chúng ta cùng nhau chia sẻ ở bước này…Hai đề tài kế tiếp cũng là những bước chúng ta sẽ đi tới [85]…

Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ về mặt tích cực của “thế giới kỹ thuật số” :

Tiên vàn, Ngài cho biết : đấy không còn chỉ là chuyện “sử dụng” các công cụ truyền thông kỹ thuật số nữa, nhưng là “sống”  trong nền văn hóa đã được số hóa [86]…Nền văn hóa này ảnh hưởng sâu đậm lên không gian, thời gian, cách nhận thức về chính mình, về người khác cũng như thế giới quanh mình…Và – cũng từ đó – nó ảnh hưởng đến cách thế giao tiếp, học hỏi, tìm hiểu các thứ thông tin cũng như cách tương quan với những người quanh mình…Đặc biệt, Ngài nhắc nhở về cách tiếp cận : nhìn hơn nghe đọc sẽ ảnh hưởng đến cách thế học hỏi và phát triển phê phán nơi người trẻ, bởi những gì nhìn thấy bằng mắt trên màn hình máy tính hoặc điện thoại thông mình…thì chưa hoặc không luôn luôn là sự thật trong thế giới thực bên ngoài…

Đức Thánh Cha trân trọng những lợi ích của Internet và các Mạng Xã Hội, bởi nhờ đấy mà người trẻ dễ dàng để đối thoại, gặp gỡ, trao đổi, tiếp cận thông tin và tri thức…Internet và Mạng Xã Hội đã giúp giải quyết chuyện học hỏi  cũng như những cuộc họp quan trọng thời đại dịch qua trực tuyến…Nó cũng giúp bạn trẻ có thể tham gia lãnh vực chính trị hay xã hội, hổ trợ việc thi hành quyền công dân cách tích cực cũng như lên tiếng bảo vệ kẻ thấp cổ bé miệng…Thậm chí ở một số nơi, nó còn giúp các bạn trẻ tham gia vào những sáng kiến mục vụ của Giáo Hội [87]…

Thế nhưng…Internet và Mạng Xã Hội cũng bộc lộ nhiều – rất nhiều – những tiêu cực, những mảng tối…

Đấy là một “không gian đầy cô đơn, thao túng, khai thác, bạo lực” và cực điểm là những trang “web đen”…Nó khiến con người “bị lệ thuộc, cô lập và mất dần sự tiếp xúc với đời sống thực tế cụ thể” để rồi cuối cùng không giúp phát triển mối quan hệ đích thực giữa con người với con người…Khá nhiều “ hình thức bạo lực mới” được phổ biến trên các phương tiện truyền thông cùng với “các kênh nhằm phổ biến các nội dung khiêu dâm và khai thác người dùng nhằm mục đích tình dục hoặc bóc lột họ qua các trò chơi may rủi”[88]…

Bên cạnh đó và nguy hiểm hơn là những “hoạt động nhằm lợi ích kinh tế khổng lồ trong thế giới kỹ thuật số” , chẳng hạn những cài đặt nhằm kiểm soát hoạt động của lẫn nhau hoặc tạo nên những cơ chế nhằm thao túng lương tâm của nhiều cá nhân cũng như tiến trình dân chủ của nhiều dân tộc…Rất nhiều diễn đàn được tổ chức trên mạng…và thường là để qui tụ thành nhóm những người có cùng một suy nghĩ…Từ đó hình thành vòng tròn khép kín  - chẳng hạn các “nhóm lợi ích” trong nhiều lãnh vực - làm mất đi cơ hội cho các khác biệt có thể đối chiếu và tạo  thuận lợi để hình thành các thứ tin giả nuôi dưỡng thành kiến và hận thù…Đức Thánh Cha – và tất cả những con người thành tâm thiện chí – đều lấy làm tiếc vì có quá nhiều thông tin giả cấp quốc gia lẫn quốc tế cho thấy một nền văn hóa đã mất ý thức về sự thật và lèo lái các sự kiện theo ý riêng…Ở đây có lẽ cũng phải nói đến vấn đề lương tâm nghề nghiệp của giới ký giả, nhà báo – kể cả của những tờ báo có tiếng trên thế giới – đã không còn được trân trọng về lập trường hướng dẫn dư luận nghiêm chỉnh cho quần chúng nữa…Danh dự của nhiều người bị đe dọa…và Giáo Hội cũng như nhiều vị mục tử  là nạn nhân của “thế giới kỹ thuật số đầy ma mãnh” này[89]…

Trong cuộc gặp gỡ với 300 người trẻ thời điểm tiền Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ để lấy ý kiến giúp bổ sung tài liệu làm việc trong thời gian Thượng Hội Đồng, những người trẻ có mặt đã lên tiếng về : - sự “phi nhân” trong các mối tương quan trên mạng, tình trạng “mù” đứng trước tổn thương của người chung quanh mình…và mạng xã hội cũng giới hạn những suy nghĩ của từng con người; - vấn đề khiêu dâm tràn lan trên MXH làm méo mó nhận thức của người trẻ về tính dục; - và thực tế ảo bất biết đến phẩm giá con người…Thế giới ảo tạo nên một kiểu “di cư kỹ thuật số” làm cho người trẻ rời xa gia đình cũng như các giá trị văn hóa và tôn giáo…

 

 

 Trong một bài viết của tác giả G.Maniba – được Lm Gioan Phan Văn Định chuyển ngữ - ngài chia sẻ về hình ảnh minh họa “thế giới như ngôi nhà hoàn cầu” khi nhìn thấy một cậu thiếu niên ngồi nhàn nhã trên lưng trâu trên đường từ đồng về nhà…với chiếc điện thoại di động trên tay : “cậu du lịch tốc hành xuyên biên giới qua đường truyền tốc độ cao” ngay trên lưng trâu của mình – một “công dân của thế giới kỹ thuật số”…Và  qua câu chuyện của cháu ngài – chú bé Trenz 3 tuổi – bị ung thư và đã trong giai đoạn tương đối ổn, nhưng nay lại ở trong một khó khăn khác : đấy là ảnh hưởng của “thế giới kỹ thuật số” khá đậm trên cậu bé…Và có lẽ đây cũng là điều mà nhiều nhiều những em bé khác trong tình trạng như thế : Buổi sáng khi thức dậy…thì điều đầu tiên cháu tìm “không phải là mẹ cháu, nhưng là chiếc điện thoại di động của mẹ”…và những người bạn của cháu là Simba – Mufasa – Timon – Scar – Pumba…trong phim Vua Sư Tử…Thế rồi từng bước, tính tình của cậu bé được định hình từ truyền thông kỹ thuật số : khi chơi, cháu bắt chước những người bạn trong phim : cháu gầm lên giống như Mufasa đang chiến đấu chống lại Scar chẳng hạn….

Và tác giả đã rút ra bài học cho mình về tình trạng cuốn hút trẻ em và người trẻ vào thế giới kỹ thuật số:

-Thứ nhất : Mối tương quan cá nhân chân thành là điều không thể thay thế được. Tình thương ấm áp của người yêu thương trẻ em và người trẻ vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống của người trẻ. Điều này đúng cho tất cả mọi người, kể cả người lớn.Việc hiện diện với trẻ con và người trẻ khi các em bị cuốn vào truyền thông kỹ thuật số là điều tất yếu. Sự hiện diện này không đơn thuần chỉ là có mặt, nhưng còn hiện diện với tình thương chân thành và chăm sóc họ. Yêu thương và chăm sóc chân thành nghĩa là chúng ta đi vào thế giới của các em, quan tâm đến những gì các em quan tâm khi các em khám phá mê cung vô tận của không gian ảo. Điều này có thể là một thách đố thực sự cho người lớn và những bảo mẫu, vì nó đòi phải dành thời gian, sự can đảm, đào tạo và kỹ năng…Tuy nhiên, những kết quả tích cực sẽ càng có giá trị trước gánh nặng này…

-Thứ hai : Việc tạo không gian và thời gian cho trẻ con và người trẻ để xây dựng các mối tương quan với người khác cũng là điều thiết yếu. Khi chơi với những đứa trẻ khác, Trenz quên đi chiếc điện thoại di động và ipad. Cậu ấy thích có những người bạn thực. Cậu ấy tràn trề năng lượng khi dành thời gian và không gian cho những đứa trẻ khác. Cậu ấy chạy, nhảy, la hét, ôm ấp, chia thức ăn và đồ chơi với những đứa trẻ khác, chia sẻ cả điện thoại và những đoạn phim về Vua Sư Tử…Bằng chứng từ tâm trạng thoải mái này – như món quà đơn sơ của sự sống hay trải nghiệm những giây phút có giá trị - cho thấy truyền thông kỹ thuật số có thể được đưa vào chương trình phát triển sức khỏe thể lý và tâm lý nơi trẻ em và người trẻ.

-Thứ ba :Chúng ta cần phải vượt lên trên những quảng cáo để sở hữu đồ chơi điện tử mà mọi người đang gặp phải. Chúng ta cần đi sâu hơn vào thực trạng hiện tại của thế giới, một thế giới đang bị cuốn vào nền văn hóa mới được tạo ra bởi ảnh hưởng của truyền thông kỹ thuật số. Chúng ta cần quan sát ảnh hưởng của truyền thông kỹ thuật số trong thế giới hiện tại dưới lăng kính đức tin. Dưới ánh sáng đức tin, những món đồ chơi điện tử này có ý nghĩa gì ? Thiên Chúa đang mặc khải điều gì cho chúng ta về chính Ngài, về kế hoạch cho thế giới và cho chúng ta, về công trình tạo dựng của Chúa nơi những tiến bộ do truyền thông kỹ thuật số mang lại ? Cách nhìn vào thực tại như thế là hành vi PHÂN ĐỊNH và SUY GẪM ( Hiệp Thông số 118- tháng 5&6 năm 2020)

Còn trong tờ tạp chí Kinh Tế & Đô Thị thì có những lời khuyên:

-Dạy trẻ biết nhận dạng cảm xúc trên mạng và cảm xúc ngoái đời thực…Trẻ cần phải biết rằng : những gì chúng thể hiện trên mạng cũng phải giống chính như con người chúng ở bên ngoài đời thực, tránh những trường hợp trẻ cho phép mình được “chém gió” quá đà trên mạng. Và những mối quan hệ giữa những người trẻ thực sự bền chặt như thế nào để khi sự tương tác trên mạng hay ngoài đời thực cũng không có gì khác nhau.

-Nếu con bạn chỉ nói chuyện với một người nào đó mà chúng nghĩ là bạn trên mạng và không bao giờ gặp trực tiếp…thì bạn cần giúp chúng hiểu rõ đấy có thực sự là bạn bè hay không ???

-Dạy trẻ cách sử dụng kỹ thuật số :Con bạn dành bao nhiêu thời gian rảnh ngoài trường học (học từ xa hay trực tiếp) trên MXH để chơi game hay xem video ? Cần phải có sự cân bằng lành mạnh giữa thời gian sử dụng thiết bị kỹ thuật số và làm những việc thúc đầy sự sáng tạo, cũng như sự tương tác giữa con người và các hoạt động thể chất.

-Nếu bạn muốn con mình trở thành những công dân kỹ thuật số tốt, chúng cần có cuộc sống bên ngoài các thiết bị của chúng. Tiếp xúc với các họat động và môi trường khác nhau cho phép trẻ phát triển các kỹ năng, tăng cường sự tư tin và khám phá những sở thích cũng như mong muốn mới.

-Dạy trẻ về an toàn kỹ thuật số : Có lẽ đây là mối lo lớn nhất của phụ huynh khi con cái họ trở thành công dân kỹ thuật số. Bạn không thể bảo vệ con mình khỏi những thứ xấu xa rình rập ở phía bên kia, nhưng bạn có thể dạy chúng cách tránh những rủi ro này.

-Nếu con bạn bị bắt nạt trên mạng xã hội…thì phải làm sao ? Bạn nên dạy con làm những điều sau đây : tắt máy tính – phớt lờ các cuộc tấn công – đứng trả đũa – hoặc nỏi những điều ngược lại với kẻ bắt nạt mình…

-Nếu lo lắng về các nội dung bạo lực, tục tĩu…thì hãy luôn để con bạn sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong tầm quan sát để bạn có thể theo dõi những gì chúng đang làm…

-Dạy trẻ về quyền riêng tư kỹ thuật số…Khi ranh giới giữa hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến ngày càng mong manh, phụ huynh nên ngày càng quan tâm hơn đến mức độ mà những kẻ xấu có thể rình rập con mình…bằng những cách khôn ngoan nhất có thể…

-Để trẻ nhận thức được việc này, phụ huynh cần giúp trẻ hiểu được đâu là những hình ảnh hay thông tin có thể chia sẻ lên mạng xã hội…và những cái nào là không thể…Chẳng hạn trẻ không muốn cha mẹ đưa hình ảnh của mình lên mạng…thi phụ huynh nên tôn trọng  để em hiểu rõ hơn về quyền riêng tư .

Vậy đấy, cả trong Giáo Hội lẫn ngoài Xã Hội, những người có trách nhiệm đều cố gắng đưa ra những cảnh giác cụ thể để giúp có được những “công dân kỹ thuật số” tốt và giúp “thế giới kỹ thuật số” sạch…Chúng ta cùng nhau dâng lại kinh cầu cho Thượng Hội Đồng Giới Trẻ mà cũng là mong ước Chúa giúp chúng ta những gì chúng ta chưa thể hoặc không thể:

Chúng con cầu xin để họ - những người trẻ - họ mạnh dạn lãnh nhận trách nhiệm đối với đời sống họ,

Biết nhắm những điều đẹp đẽ nhất và sâu sắc nhất của đời sống

và luôn giữ cho trái tim của họ không bị vướng bận rối rắm,

được luôn đồng hành bởi các vị hướng dẫn viên khôn ngoan và quảng đại.

 

Xin Chúa giúp họ đáp trả ơn gọi Chúa đã ngỏ cùng mỗi người trong họ,

để nhận ra một kế hoạch sống riêng và đạt được hạnh phúc.

 

Xin Chúa giữ trái tim họ mở ra để mơ các giấc mơ tuyệt vời

và khiến họ quan tâm đến lợi ích của người khác.

Giống Người Môn Đệ yêu dấu, xin cho họ đứng dưới chân Thập Giá

để tiếp nhận Mẹ của Chúa như một hồng phúc của Chúa

và biết rằng Chúa luôn ở bên cạnh họ

khi họ hân hoan công bố Chúa là Chúa. Amen

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!