Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN – NHẬT KÝ TUẦN THÁNH…


 

Đây là hình ảnh Chúa Nhật Lễ Lá ngày 20 / 3 / 2016 Đức Thánh Cha cử hành tại Quảng trường thánh Phê-rô với sự có mặt của trên dưới 50.000 người…

Lễ Lá năm nay – ngày Chúa Nhật 5 / 4 / 2020 – Lễ Lá trong mùa dịch Covid-19 - Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tưởng niệm việc Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem tại Bàn Thờ Ngai Tòa thánh Phê-rô, bên trong Đền Thờ , nghĩa là Bàn Thờ phía sau Bàn Thờ Tuyên Xưng Đức Tin và sẽ không có giáo dân tham dự…Cả những ngày khác trong Tuần Thánh cũng vậy…

Quảng trường thánh Phê-rô hoàn toàn vắng vẻ và lặng lẽ : không có cuộc rước…mặc dù cuộc rước “ không ai ngờ” ấy – cách đây trên dưới 2.000 năm –  mang một ý nghĩa rất diễn tả và đã từng được báo trước từ thời ngôn sứ:

“Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng. Người sẽ gửi lại ngay. Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: “ Hãy bảo thiếu nữ Xi-on : Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.” (Mt 21 , 2 – 5)

Giáo Hội toàn cầu và Giáo Hội địa phương tốn kém khá nhiều thời gian, nhân sự và tiền của cho các cuộc rước trong đời của một người tin Chúa…và quảng trường thánh Phê-rô – cũng nhiều nhiều những quảng trường khác trên khắp thế giới - hiếm khi ở trong tình trạng “hoang vắng” như Tuần Thánh năm 2020 này…

Thiên Chúa hoàn toàn không muốn “điều không tốt lành” cho con cái loài người, nhưng mọi sự kiện vui / buồn của nhân loại, của Giáo Hội, và của từng con người luôn luôn ẩn chứa một sứ điệp…Và “Nhật ký Tuần Thánh 2020” này là sự “trống vắng” hoàn toàn của quảng trường thánh Phê-rô…để rồi – một bóng một hình – con người và những người tin tìm thấy mình nơi  trái tim người Cha – trái tim như có vẻ cố trấn an một sự hoảng loạn mang tính toàn cầu, nhưng lại luôn muốn cưu mang nỗi hoảng loạn ấy để đi tìm một sự cầu cứu…

Chiều Chúa Nhật 15 / 3 / 2020, trong lặng lẽ âm thầm và riêng tư,  Đức Thánh Cha đã rời Vatican để đến Nhà Thờ Đức Bà Cả - nơi mà Ngài luôn luôn đến viếng sau mỗi chuyến Tông Du bên ngoài nước Ý…

Thế rồi sau khi rời Nhà Thờ Đức Bà Cả - như một người hành hương cô độc -  Ngài đã một mình đi bộ đến Nhà Thờ San Marcello al Corso …và lặng đứng trước Cây Thánh Giá ấy…

 

Cây Thánh Giá vốn là của Nhà Thờ San Marcello al Corso…Ngày xưa – ngày 23 / 5 / 1519 – ngôi nhà thờ này đã bị thiêu rụi hoàn toàn nhưng cây Thánh Giá với hình tượng Đấng Chiu Treo vẫn nguyên vẹn…

Ba năm sau đó, thành phố Roma bị tàn phá bởi bịnh dịch hạch đen…Trong niềm cậy trông của tín hữu Công Giáo Roma, cây Thánh Giá đã được rước từ tu viện của Dòng Các Tôi Tớ Đức Maria ở Via del Corso đến Quảng Trường thánh Phê-rô…và  - trên đường đi – đã dừng lại ở mỗi khu phố thành Roma…Cuộc rước kéo dài từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 8 năm 1522…Khi cây Thánh Giá quay về lại Nhà Thờ San Marcello…thì bệnh dịch cũng biến mất…

Từ đó, mỗi Năm Thánh thành Roma – khoảng 50 năm một lần – cây Thánh Giá được rước đến Quảng Trường…Lần gần nhất là thời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ở Năm Thánh 2000…

Và hôm nay – Mùa Chay Thánh 2020 – Cây Thánh Giá linh thiêng ấy được dựng lên ngay tại Quảng Trường này – nơi vốn là trái tim của ki-tô hữu toàn cầu : chơ vơ giữa khung trời giông bão, nhưng lại là niềm tin cho một thế giới an lành sau tất cả những mưu đồ bất minh của Thần Dữ và Sự Ác…

Và chiều ngày Thứ Sáu Thánh  - 10 / 4 / 2020 – Đức Thánh Cha sẽ hướng dẫn buổi Gẫm Đàng Thánh Giá tại thềm Đền Thờ thánh Phê-rô – dĩ nhiên là bên cạnh Cây Thánh Giá linh thiêng này… Và - ở trong trái tim của cái “bóng trắng đơn côi” ấy – vẫn là một nhân loại khao khát sự an lành và sự sống…

Những ngày này – đặc biệt Tam Nhật Thánh :

- Thứ Năm Thánh – ngày 11 / 4 / 2020 : Thánh Lễ tôn vinh chức Linh Mục Thừa Tác và cử hành Bí Tích Thánh Thể…

- Thứ Sáu Thánh – ngày 12 / 4 / 2020 : Cử hành Cuộc Thương Khó của Đức Giê-su…

- Thứ  Bảy Thánh -  Cử hành Lễ Vượt Qua – Vọng Phục Sinh…

-  Chúa Nhật – ngày 13 / 4 / 2020 : Thánh Lễ mừng Chúa Phục Sinh…

Tất cả đều “online” : tại Vatican cũng như ở các địa phương :

  

Sự việc làm người viết nhớ lại câu chuyện của chiếc “đài” nho nhỏ thời điểm các vùng kinh tế mới được thành lập : chiếc “đài” có Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật từ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu – Ban Việt Ngữ…Người viết cũng có một thời được dâng các Thánh Lễ Chúa Nhật như vậy – không trực tuyến, nhưng trực tiếp phát thanh…Và không ít bà con giáo dân các vùng kinh tế mới thú nhận rằng : Thánh Lễ trực tiếp phát thanh các ngày Chúa Nhật ấy đã giúp họ giữ vững đức tin trong một thời gian dài không có điều kiện để đến Nhà Thờ - nhất là các bài giảng lễ…

Ngày nay thì là “trực tuyến - online” – nghĩa là không những nghe mà còn “hiện diện” theo một nghĩa nào đó – và các Thánh Lễ “trực tuyến” ấy cũng là dịp để có sự cộng tác của nhiều thành phần – đặc biệt là  các Gia Đình, hay nói rõ hơn là của các bậc phụ huynh : chúng ta phải đủ can đảm và thẩm quyền để quy tụ cà NHÀ trước màn ảnh trực tuyến vào khung giờ ấn định để rồi cùng nhau “dâng” Thánh Lễ : có thể đọc kinh, hát xướng…như khi ở Nhà Thờ, đồng thời – trong bữa cơm gia đình – phụ huynh thử gợi ý chia sẻ về phần Phụng Vụ Lời Chúa cũng như bài giảng trong Thánh Lễ - điều mà không ít người vẫn thường “than phiền” vì - ở Nhà Thờ - họ nghe thụ động và không được có những sáng kiến giúp sống cụ thể Lời Chúa…Thời điểm Covid-19 là thời điểm của Giáo Hội Gia Đình…VTV các kênh giới thiệu và cổ vũ những “sáng kiến” giúp đời sống “cách ly” vui vẻ, hứng thú hơn…Gia Đình tin Chúa đương nhiên là phải nghĩ đến những “sáng kiến” giúp sốt sắng và mạnh mẽ hơn trong đức tin…

Nhà tu đức Flor McCathy có một giấc mơ như thế này:

Tôi có một giấc mơ. Tôi mơ thấy ngày tận thế. Hàng tỷ tỷ người tập trung tại một cánh đồng rộng lớn trước Tòa Thiên Chúa để chờ Người xét xử. Nhiều người sợ hãi…và nhiều người khác nổi giận:

Một phụ nữ nói : “ Sao Chúa có thể xét xử chúng tôi được ? Ngài có biết gì về đau khổ đâu ! Chúng tôi phải chịu khủng bố, đánh đập, tra tấn và giết chết…” Vừa nói, bà vừa vạch tay áo cho thấy một con số do một trại tập trung Đức Quốc Xã xâm vào tay bà…

Tiếp theo, một người đàn ông da đen cúi đầu xuống…để lộ một sợi dây thừng đang quấn quanh cổ ông: “ Tôi đã bị buộc cổ như thế này chỉ vì tội là người da đen, bị rứt ra khỏi những người thân yêu, đẩy xuống tàu chật cứng như nêm, bị bêu bán giữa chợ…và phải làm việc nặng nhọc cho đến chết…”

Sau đó một cô gái với dòng chữ “con hoang” khắc trên trán : “ Tôi phải chịu đựng sự xỉ nhục này…vượt sức…vượt sức…” Và nghẹn ngào, cô không thể nói tiếp…

Nhiều nhiều những tiếng nói tiếp theo…Họ trách cứ Chúa vì những khổ đau họ phải chịu khi còn sống : “ Ngài sung sướng quá vì cứ ở trên trời – nơi toàn là những ngọt ngào, sáng láng…và không một giọt mồ hôi, không một hàng nước mắt, không đói khát, sợ hãi, hận thù…Ngài có biết gì về những nỗi đớn đau của “phận” người đâu !!!”

Và họ cùng nhau buộc Ngài phải xuống trần gian, đồng thời phải làm sao để không một ai biết Ngài là Thiên Chúa, cũng như không cho phép Ngài sử dụng quyền năng Thiên Chúa nơi Ngài…Rất nhiều ý kiến được đưa ra :

-Hãy cho Ngài làm một người Do thái…

-Làm sao để người ta nghĩ Ngài là một đứa con hoang…để không ai biết Cha thật của Ngài là ai !!!

-Ngài phải bận rộn – thật bận rộn – để những người bà con của Ngài tưởng Ngài bị mất trí…

-Ngài phải nếm mùi bị thân hữu vốn vỗ ngực sống chết với mình... phản bội mình…

-Ngài phải bị đưa ra một Tòa Án với tấm bảng luận tội có sẵn…

-Ngài phải bị kết án là tay lừa đảo và bị xử tử…

-Trước khi chết, Ngài còn phải nếm mùi tra tấn và lăng nhục…

-Cuối cùng phải cho Ngài nếm cái cảnh chết hoàn toàn cô đơn… khủng khiếp như thế nào…

Lời góp ý cuối cùng đưa ra xong, mọi người cùng im lặng…Tất cả lắng đọng…và – bỗng nhiên – họ nhận ra rằng: Chúa đã thi hành bản án ấy của họ từ rất lâu…

Và người viết vẫn muốn thêm một hàng : - từ ngót nghét 2.000 năm…và có lẽ ngay từ thủa hồng hoang của nhân loại…

Dù có dài – nhưng Trang Nhật Ký Tuần Thánh 2020 xin được thêm một “Lời Răn” dễ thương bắt gặp đâu đó :

 

XIN  ĐỪNG

Xin đừng sáng lễ - chiều kinh,

Mà ra phố chợ lại khinh khi người…

Xin đừng lẩn chuỗi mân côi,

Mà vờ không thấy cảnh đời bi ai…

Xin đừng nguyện ngắm hôm mai,

Mà xua kẻ khó đứng ngoài cổng xa…

Xin đừng hát khúc tình ca,

Mà lòng vô cảm như là đá trơ…

Xin đừng dệt nhạc – làm thơ,

Mà che mắt thánh, hững hờ người dưng…

Xin đừng làm bộ rưng rưng,

Mà tâm nói nhỏ : tay đừng cho đi !!!

Xin đừng giả dạng từ bi,

Mà vun kho báu, nghĩa nghì trên môi ! (= nói chuyện tình nghĩa trên môi, ngoài miệng thôi !)

Xin đừng thờ phượng Chúa Trời,

Mà không yêu nổi loài người Chúa yêu !!!

Lòng ơi – dối trá đã nhiều…

Thì thôi – dừng lại ! – mà yêu thật thà…

Yêu như Chúa đã yêu ta :

Hết tình dâng hiến mới là Đạo Yêu…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!