Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN ÔNG THÁNH ROCH – HAY RÔCÔ - VÀ COVID-19…


 

Con số cập nhật về COVID-19 tại Ý chiều ngày 19/3/2020 như thế này: 41.035 trường hợp mắc bệnh – trong đó có 5.322 trường hợp mới mắc và 2.498 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch…Con số tử vong là 3.405 trường hợp – nghĩa là số nạn nhân chết vì dịch tại Ý đã vượt qua Trung Quốc, nơi khởi phát bệnh dịch COVID-19…Cho tới ngày 19/3, con số tử vong tại Trung Quốc là 3.245…và nước này tuyên bố đã đi qua đỉnh dịch khi số trường hợp nhiễm mới và tử vong liên tục giảm…Dĩ nhiên đấy là “tuyên bố”…còn “thực tế”…thì chắc chắn không là như vậy…Bởi vì nếu ‘tuyên bố” đúng với “thực tế”…thì dịch có lẽ không đến nỗi là nỗi “lo sợ toàn cầu” như trong hôm nay…

Có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng tỷ lệ tử vong cao tại  Ý…và một trong những nguyên nhân ấy là tỷ lệ dân số già khá cao : phần lớn những trường hợp tử vong ở trong độ tuổi trung bình là 81…Tuy nhiên cũng phải công nhận là tình trạng “bất chấp” của một thành phần giới trẻ nào đó trong việc coi thường sự phát triển của dịch bệnh nên bỏ ngoài tai những yêu cầu hạn chế các cuộc hội họp, vui chơi – nơi mà giới trẻ hầu như buông thả, không giữ gìn cho mình mà cũng chẳng nghĩ đến thiệt hại cho cộng đồng…Không ít những nhân viên y tế đã đau đớn, vật vã khi phải chọn lựa việc điều trị cho một bệnh nhân cao tuổi và một bệnh nhân trẻ…

Sáng nay, ĐGM Giáo Phận đến thăm Nhà Nghỉ Dưỡng Linh Mục và mượn động từ thánh Phao-lô dùng đây đó trong đôi ba lá thư mục vụ - động từ “nài xin” – để yêu cầu các cha già hạn chế tối đa việc đi ra đi vào trong giai đoạn dịch COVID-19 chưa ngã ngũ ra sao này… 

Bên cạnh đó là câu chuyện cha Alberto Debbi – thụ phong năm 2018 và là cha phó của Trung Tâm Mục Vụ “Đức Mẹ Nhân Lành” – đã quyết định trở lại làm việc tại bệnh viện Sassuolo, trung tâm Covid-19 – bệnh viện mà trước khi theo đuổi ơn gọi Linh Mục, cha từng làm việc trong tư cách một bác sĩ chuyên ngành bệnh hô hấp…

Và ngay ở tại Việt Nam, cha Hoàng Trọng Hữu – với số vốn liếng kiến thức về y khoa của ngài – ngài cũng đã tình nguyện vào vùng dịch Sơn Lôi để chia sẻ cuộc sống và hổ trợ anh chị em mình trong thời gian Sơn Lôi cách ly…

Nghĩa là mọi nơi mọi chốn luôn luôn có những con người thiện tâm thiện chí sẵn sàng đến với anh chị em mình ngay giữa những khó khăn và nguy hiểm với mục đich duy nhất là giúp đỡ và đồng cảm với mọi người anh chị em cùng khốn của mình…Tại Ý – ngày 20/3 vừa qua – đã có 28 Linh Mục chết vì dịch…Có lẽ con số còn tăng thêm nữa bao lâu dịch bệnh chưa được dập tắt…Các ngài đã ở giữa anh chị em giáo dân và đã tận tình phục vụ…Giáo Hội hãnh diện vì các ngài…

Chính những thiện tâm thiện chí ấy đưa người viết đến với ông thánh Rô-cô - vốn được mệnh danh là vị bổn mạng của mọi thành phần cùng khốn giữa vùng dịch…

Ngài sinh vào khoảng năm 1345 tại Montpellier, nước Pháp…và mồ côi cha mẹ khi lên 20 tuổi…Ước mơ của Rô-cô là được hành hương qua Roma một lần trong đời…nên anh bán hết tài sản mình có, gom góp tiền bạc và đem phân phát cho người nghèo…Rồi – với một it tiền làm lộ phí – anh lên đường đi hành hương…Châu Âu thời bấy giờ đang trong cơn đại dịch, anh đã không ngần ngại giúp đỡ những bệnh nhân bị dịch trên đường đi của mình…Cuối cùng thì chính anh bị phơi nhiễm và quyết định tự cách ly trong một hang đá bên ngoài thành phố Piacenza, nước Ý…Tương truyền rằng nhờ con chó có tên là Rouna và ông chủ của nó – ông Gottardo Pallastrelli, một phú gia trong vùng – mà Rô-cô được chăm sóc và cứu sống…Anh trở về quê hương Montpellier…và bị giam trong ngục cho đến ngày qua đời – ngày 16.8.1387…vì một ngộ nhận giữa thời nội chiến ở quê hương mình…Những bức tranh về thánh Rô-cô luôn có kèm một cây gậy hành hương và con chó ân nhân của ngài…Thời gian năm 1968-1969, người viết có biết một cha có tên thánh Rô-cô : ngài đạo đức và nuôi một con chó rất lớn luôn luôn đeo rọ mõm…Nay thì biết tại sao ngài lại nuôi con chó ấy…

Người viết có đọc được lời kinh cầu nguyện cùng thánh Rô-cô:

 

Lạy thánh Rô-cô vinh hiển,

Chúng con nài xin người cứu chúng con khỏi đòn roi trách phạt của Thiên Chúa.

Nhờ lời chuyển cầu của người,

xin che chở phần xác chúng con khỏi những bệnh tật truyền nhiễm,

và gìn giữ phần hồn chúng con khỏi lây nhiễm tội lỗi.

Xin giúp chúng con có được môi trường lành mạnh,

nhưng nhất là có được tâm hồn thanh sạch.

Xin dạy chúng con biêt dùng sức khỏe cho nên,

biết bền lòng chịu đau khổ,

cùng biết noi gương người mà sống sám hối và thực thi bác ái, để một ngày kia chúng con được hưởng hạnh phúc mà người đã được thưởng ban vì các nhân đức của người. Amen.

Lời kinh dâng lên thánh Rô-cô – không biết được phổ biến vào thời nào – nhưng những trình bày vẫn rất là hôm nay:

-xin che chở phần xác khỏi bệnh tật truyền nhiễm và phần hồn khỏi lây nhiễm tội lỗi,

-xin có được một môi trường lành mạnh, nhất là tâm hồn thanh sạch,

-xin để biết dùng sức khỏe cho nên,

-và xin ơn biết sám hối cũng như thực thi bác ái…

Hiện tại thì nước Mỹ - với con số tăng 8.373 ca nhiễm chỉ trong một đêm – đã trở thành quốc gia có tổng số người nhiễm bệnh cao thứ 3 / trên thế giới…và các nguồn tin cho biết – dịp nghỉ Xuân vừa qua – dù chính quyền khuyến cáo đồng thời có lệnh đóng cửa các bãi biển, nhưng sinh viên Mỹ vẫn tụ tập, chơi đùa và ăn uống…Ai dám bảo rằng sự “bất chấp” ấy không là nguồn lây nhiễm tăng vọt ???

Thủ tướng Đức Angela Merkel – trong Lời Kêu Gọi của bà hôm 18/3/20 – ngoài những chỉ thị cũng như đảm bảo cụ thể của chính phủ dành cho người dân nước Đức…thì còn những tâm tình rất đỗi tha thiết khi nói về việc những “hạn chế” phải đưa ra: 

 -“ Các bạn để cho tôi được nhấn mạnh : Đối với những người như tôi, những người đã từng đấu tranh không mệt mỏi cho tự do đi lại, thì những quy định hạn chế này chỉ có thể biện luận là điểu bất đắc dĩ, không còn cách nào khác. Trong một thể chế dân chủ, những quyết định như thế này không hề dễ dàng và chỉ có tính tạm thời. Hiện tại không bỏ được, chỉ vì mục đích cứu người.”

-“ Tất cả những điều gây nguy hại cho con người, làm tổn hại đến cá nhân cũng như tập thể, chúng ta phải giảm thiểu. Chúng ta phải hạn chế người này lây cho người khác ở mức quyết liệt nhất như có thể.”

-“ Trách nhiệm là của tất cả mọi người. Chúng ta không thể thụ động chấp nhận sự lây lan của virus. Chúng ta có cách để chống : hãy giữ khoảng cách với nhau…Lời khuyên của các nhà vi trùng học rất rõ ràng: không bắt tay nhau, rửa tay thường xuyên và kỹ càng, đứng cách nhau ít nhất một mét rưỡi và tốt nhất không nên gặp những người lớn tuổi, vì đây là nhóm người nguy cơ bị nhiễm rất cao.”

Và trong buổi dâng kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 22/3 vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô mời gọi toàn thể Giáo Hội và Thế Giới cùng nhau dâng kinh Lạy Cha sau kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ  - ngày thư tư 25/3 tới đây - để cầu nguyện cho sự bình an của mọi người ngay giữa con đại dịch và trong cử hành chiều Thứ Sáu Thánh, ngài sẽ ban phép lành “Urbi et Orbi” với Ơn Toàn Xá cho toàn thể Giáo Hội…

Với những người tin thì COVID-19 vẫn ẩn chứa những dấu chỉ thời đại Thiên Chúa muốn giáo huấn, chẳng hạn như :

- Sự xuất hiện hoàn toàn bất ngờ của Coronavirus,

- Xuất xứ mờ ám của Coronavirus và sự độc ác, kiêu căng, tham vọng của con người,

- Thái độ tự mãn và tự hào thái quá của con người đứng trước kết quả gặt được từ những khám phá này khác, nhưng lại bất lực, hãi sợ, hoảng loạn trước con virus mắt thường không thấy,

- Sự coi thường Tạo Hóa, gạt bỏ Thượng Đế là dịch bệnh và chết chóc…

 

Rất nhiều, rất nhiều những “dấu chỉ”…

Hiệp ý với Giáo Hội, cùng chia sẻ với Đức Thánh Cha, chúng ta khẩn cầu cùng thánh Rô-cô:

Xin cho chúng con biết noi gương người mà sống sám hối và thực thi bác ái, để một ngày kia, chúng con được hưởng hạnh phúc mà người đã được thưởng ban vì các nhân đức của người.Amen,

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!