Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ MỘT “NGÃ RẼ” HAY “LỐI RẼ”…


 

Sáng nay – ngày mùng 3 tháng 8 năm 2019 – mọi người được đọc “Thư Chung gửi Gia Đình Giáo Phận về MÔI TRƯỜNG” của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc…Và khi đọc xong bức thư chung ấy, người viết chợt nhớ tới câu hỏi làm “đề” cho chuyện Môi Trường của tác giả Phong Trần viết trên online Tri Thức VN ngày 24 / 11 / 2018 như thế này : “Chúng ta đã rẽ lối sai ở đâu, để giờ đây “Trái Đất đang ở giai đoạn chịu đựng cuối cùng?”…

 

Câu chuyện “ngã rẽ” hay “lối rẽ” phát xuất từ câu hỏi trên đây …

 

Tác giả Phong Trần trình bày như thế này -  là :
 

-Năm 1992, 1.575 nhà khoa học lỗi lạc nhất thế giới – trong đó có 99 vị từng đoạt giải Nobel -  đã đồng ký tên vào một lời cảnh báo về tình trạng Trái Đất và gửi đến các vị nguyên thủ quốc gia:

 

“Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động- thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa còn có thể khiến cả thế giới đầy sinh cơ này trờ thành nơi không thể duy trì bất cứ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.”

 

-Tháng 11 năm 2017, các nhà khoa học lại đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết lần thứ 2 với danh sách chữ ký lên đến 15.372 vị… “ Lời kêu gọi” này…có thể được coi như một bài viết khoa học về Môi Trường chính thống có được sự hậu thuẫn lớn nhất từ giới khoa học…Dưới tựa đề rất nghiêm túc : “ Lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đối với nhân loại : Cảnh báo lần thứ 2”, các tác giả viết :
 

“25 năm sau lời kêu gọi lần thứ nhất, chúng tôi nhìn lại và đánh giá phản ứng của con người với những dữ liệu có được. Từ năm 1992, ngoài việc làm ổn định tầng  ôzôn bình lưu, nhân loại đã không làm đủ những gì cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cơ bản đã được báo trước. Đáng báo động là hầu hết những vấn đề ấy đang trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đặc biệt rắc rối là xu hướng biến đổi khí hậu do con người gây ra và khí thải nhà kính ngày càng tăng do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, và sản xuất nông nghiệp, nhất là việc chăn nuôi các động vật nhai lại để lấy thịt.

 

Hơn nữa, chúng ta còn gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Trong 450 triệu năm qua, đây là lần thứ 6 các sinh vật sống có thể bị hủy diệt hoặc ít nhất sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.”

 

Và cái kẽ hở - cái lối rẽ - gây nên thảm trạng ấy là do DỤC VỌNG của con người…

 

Tác giả cho rằng : bên cạnh cuộc Khai Sáng và cuộc Cách Mạng Công Nghiệp từ tk 17 đến tk 19 đã làm thây đổi hình thái xã hội…kéo theo làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hóa…làm cho ý thức tư tưởng của con người thay đổi theo…thì – cách âm thầm, lặng lẽ -  thuyết Tiến Hóa của Darwin đề xuất vào cuối tk 19 đã dần dần trở thành cơ sở để thuyết Vô Thần thay đổi mạnh mẽ hơn quan niệm tín Thần của nhân loại…

 

Từ đó, chúng ta có thể nói đến một cuộc khủng hoảng mang tên Thuyết Tiến Hóa…
 

Chuyện tin Thần hay không tin Thần là chuyện cá nhân của một con người, nhưng – trong lịch sử - đã có những chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế, nhồi nhét thuyết Vô Thần trong toàn xã hội, đàn áp tự do tín ngưỡng, làm cho giá trị truyền thống sụp đổ, từ đó đưa đến tình trạng toàn xã hội trượt xuống vũng bùn chủ nghĩa vật chất, phóng túng dục vọng…

 

Trung Quốc là một thí dụ điển hình : Ở tk 20, Trung Quốc đã có một thời mà trào lưu tư tưởng cực tả khá mạnh…Người ta nói đến chuyện “tôn giáo là thuốc phiện của tinh thần” và cho rằng quan niệm “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” là chuyện mê tín !!! Cuối cùng thì tín ngưỡng không còn được trân trọng, các giá trị đạo đức bị sói mòn, đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn…Khi con người không còn tin tưởng “trên đầu ba thước có Thần Linh” nữa, không còn có cho mình những ước thúc về đạo đức nữa…thì chuyện gì cũng dám làm…Dĩ nhiên là  có Pháp Luật này nọ, nhưng không có ai giám sát…nên người ta vẫn cứ thoải mái làm điều xấu…Khi tất cả những chuyện đó xảy ra …thì kết quả như thế nào? Hiện nay ô nhiễm bụi mịn trong không khí ở đâu cao nhất thế giới ? – Thủ đô Bắc Kinh ! -  Theo một báo cáo năm 2016 của chính phủ Trung Quốc…thì hơn 80 % nước ngầm ở đất nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng…

 

Vậy đấy, khi con người không tin vào ý nghĩa của nhân sinh, không tin vào việc xấu sẽ có báo ứng…thì thường làm việc gì cũng không tính đến hậu quả, và – vì mục đích muốn đạt – nên không từ bất cứ thủ đoạn nào…

 

Nghĩa là : khi con người để cho DỤC VỌNG điều khiển…thì sẽ tàn phá tất cả - kể cả môi trường sống của chính mình…

 

Nhà hoạt động từ thiện Ba Lan – bà Janina Ochoiska – từng nói một cách thẳng thắn về sự vô lý trong kinh tế học;

 

“Người ta sống và tin rằng có một cái tv cũ là bi kịch. Nhưng khi có tv màn hình phẳng, thì tôi lại muốn có cái phẳng hơn nữa, ngay sau đó lại là một cái to hơn nữa. Anh có nhà, thì phải có thêm cái nhà nhỏ hơn ở quê, còn nếu anh giàu hơn, thì ở Tuscany hay Provence…Tuần tự như thế. Tôi đọc báo thấy có cặp vợ chồng ly dị và cãi nhau vì 7 cái nhà ! Và tôi bắt đầu tưởng tượng nếu mình có 7 cái nhà, tôi sẽ phải có cả máy bay để bay qua bay lại…Trong mỗi căn nhà, tôi sẽ phải có từng ấy thứ quần áo, tôi không thể muốn mặc quần đen mà nó lại nằm ở một thành phố khác !!! Biết bao nhiêu đồ đạc ! Và tôi có thể sử dụng hết được không - để biện minh cho sự tồn tại của chúng ?

 

Mỗi ngày có khoảng 26.000 người chết đói…Nhưng đồng thời thực phẩm lại được sản xuất mỗi ngày một nhiều hơn, chỉ để những người giàu có thể vứt đi nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Những người giàu – nghĩa là có chúng ta trong số đó…”

 

Theo tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc…thì loài người đang lãng phí khoảng 1/3 lượng thức ăn có được mỗi năm…

 

Nhà văn Mạc Ngôn – vốn là một nông dân Trung Quốc và là tác giả tác phẩm Cao Lương Đỏ được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thành phim – cũng có bài viết cảnh tỉnh nhân loại :
 

“ Với dục vọng bị kích thích của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi chệch khỏi quỹ đạo thông thường là để phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người, thay vào đó là điên cuồng phát triển dưới sự dẫn động của lợi nhuận để đáp ứng – kỳ thực là nhu cầu bệnh hoạn của một ít người giàu có.”

 

Trong Lá Thư Chung của mình, Đức Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc cũng đề cập đến cái “ngã rẽ” bất đắc dĩ đưa đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm hôm nay:

 

“Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm có nguyên nhân sâu xa là sự ô nhiễm trong trái tim tham lam ích kỷ và nghiêng chiều về tội lỗi của con người. Do đó, môi trường dơ bẩn không những gây ô nhiễm cho sức khỏe thể lý, mà còn làm ô nhiễm tinh thần vì gây chia rẽ, bất hòa và làm tổn thương đến tình làng nghĩa xóm. Đối với người Công Giáo chúng ta, đây còn là vấn đề bác ái, đức tin, công bằng và trách nhiệm đối với Thiên Chúa và tha nhân.”

 

Điểm đặc biệt của Lá Thư Chung này là Đức Giám Mục đưa ra những giải pháp được cho là cụ thể để hướng dẫn cộng đồng Dân Chúa tìm cách giải quyết vấn đề…

 

Theo ngài thì nguyên nhân gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường có thể đến từ những tổ chức kinh tế những sinh hoạt cộng đồng…

 

-Với những tổ chức kinh tế - hiểu là các công ty nuôi trồng thủy hải sản hay các công nghiệp khác nữa hoặc của nhà nước hoặc của tư nhân – thì ngài xin “quý Cha và cộng đoàn chịu ảnh hưởng “tìm hiểu” và “đối thoại” trong tinh thần bác ái, hiếu hòa với những người có trách nhiệm để tìm ra những giải pháp thích hợp gìn giữ môi trường trong lành, cần thiết cho sức khỏe của mọi người liên hệ.”

 

-Với tình trạng ô nhiễm đến từ sinh hoạt của cộng đồng dân cư thì ngài xin “quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Phụ Huynh, quý Thầy Cô Công Giáo trong các giáo xứ, đặc biệt quý Cha Chánh Xứ và quý chức Ban Hành Giáo tìm phương cách cụ thể thích hợp để mời gọi toàn thể giáo xứ, giáo họ cùng nhau tác tạo và gìn giữ môi trường sống sạch đẹp”

 

-Ngài cũng khuyến khích việc mời gọi những người thân quen, bạn hữu ngoài Công Giáo cùng góp tay trong các sáng kiến gìn giữ môi trường sạch đẹp…

 

-Ngài nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục Nhân Bản và Đức Tin trong chuyện Môi Trường, bởi vì đấy cũng là vấn đề lương tâm của người Công Giáo – “một lương tâm biết liên đới với tha nhân và quý trọng mọi tạo vật vốn là quà tặng của Thiên Chúa, một lương tâm có tinh thần trách nhiệm trong cách sống và lối hành xử, một lương tâm cao đẹp dám đặt lợi ích và sức khỏe của người khác lên trên những món lợi kinh tế và vật chất.”

 

-Cuối cùng, Đức Cha còn hứa hẹn sự hổ trợ tài liệu cần thiết từ một số Cha và chuyên viên về môi trường – nghĩa là Tòa Giám Mục có những người có chuyên môn để giúp giải quyết những vấn đề môi trường…

 

Andrew Carnegie bảo rằng : Bí mật của hạnh phúc nằm ở sự buông bỏ.

 

Tiêu thụ ít đi, bớt chạy theo dục vọng xa hoa, phù phiếm…thì con người mới khỏi phải lao tâm khổ tứ để kiếm tiền, và – như thế - con người mới tìm được không gian tự do thực sự để an hưởng kiếp nhân sinh.

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!