Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “TRĂNG”…

 

 

Nhà thơ Hàn Mặc Tử - Nguyễn Trọng Trí đã từng có lời rao bán TRĂNG:

            Trăng ! Trăng ! Là Trăng ! Trăng – Trăng !

            Ai mua Trăng – tôi bán Trăng cho

            Không bán đoàn viên , ước hẹn hò…

            Bao giờ đậu trạng vinh quy đã

            Anh lại đây, tôi thối chữ thơ…

 

            Không ! Không ! Không ! Tôi chẳng bán hồn Trăng.

            Tôi giả đò chơi , anh tưởng rằng

            Tôi nói thiệt…Là anh dại quá :

            Trăng vàng , Trăng ngọc…bán sao đang !

 

            Trăng ! Trăng ! Là Trăng !  Trăng – Trăng !

            Trăng sáng , Trăng sáng khắp mọi nơi

            Tôi đang cầu ngyện cho Trăng tôi…

            Tôi lần cho Trăng một tràng chuỗi,

            Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời.

 

            Trăng ! Trăng ! Trăng ! Là Trăng ! Trăng – Trăng !

Người viết rất thích thơ của Hàn Mặc Tử, nhưng lại không dám “bình”  thơ của họ Hàn – đơn giản vì không ở trong “nỗi đau” của nhà thơ…Tuy nhiên qua những câu thơ trong bài “Trăng Vàng – Trăng Ngọc” này, người viết có cảm nhận là nhà thơ đã hình thành từng nhịp trong nỗi đau cùng cực khi căn bệnh ở trạng thái “trái gió trở trời”…và nhà thơ dốc từng hơi…để hát về TRĂNG…Bởi vì rao để bán Trăng – có lẽ là vầng trăng treo lửng lơ bầu trời – chứ còn “Trăng tôi”…thì tôi đâu có bán, bởi vì “Trăng tôi” là “Trăng vàng – Trăng ngọc” – “bán sao đang”…Chẳng những không bán mà còn cầu cho “Trăng tôi” với một tràng chuỗi” : ấy phải chăng là “hồn Trăng” - ấy phải chăng là “Trăng Trinh Nữ”…

Sở dĩ người viết nghĩ ngay đến chuyện về “TRĂNG” – đương nhiên không là những kiếm tìm khoa học nhằm khám phá TRĂNG  như những cuộc chạy đua vào vũ trụ của các cường quốc – nhưng lại là TRĂNG của THƠ – của HỒN : vô cùng vô tận – hiển hiện và mông lung…

Có câu chuyện kể rằng : một vị thiền sư tu hành trong một ngôi chùa trên ngọn núi chót vót…Đêm kia, tản bộ trong rừng dưới ánh trăng dịu nhẹ và thanh thoát, ông đột nhiên “ngộ” ra một điều gì đó nên trong lòng thấy vô cùng sảng khoái…Lâng lâng niềm vui trong lòng, ông quay gót về chùa…và – vừa về đến cổng chùa – ông phát hiện một tay trộm đang mò mẫm tìm cách đột nhập vào chùa…

Loay hoay thật lâu, nhưng tay trộm không tìm được gì có giá để lấy…Anh ta quay lưng bước ra…thì đụng vị thiền sư…vẫn đứng chờ ngoài cửa vì sợ làm kinh động anh ta…Biết rất rõ là tay trộm sẽ hụt hẫng vì không có gì đề lấy…nên vị thiền sư đã cởi chiếc áo khoác trên người, cầm sẵn trên tay…

Tay trộm bước ra, giật mình thấy vị thiền sư đứng đó…Rất nhẹ nhàng, vị thiền sư nói với anh ta: “ Ngươi đã phải đi từ rất xa đến đây thăm ta…cho nên ta không thể để ngươi về tay không được…Đêm đang lạnh, ngươi hãy khoác chiếc áo này vào mà đi về…” Vị thiền sư choàng chiếc áo khoác của mình lên vai tay trộm…Hắn ngỡ ngàng và xấu hổ, vội cúi mặt bước nhanh 

Nhìn bóng dáng của tay trộm lủi thủi dưới trăng, lòng rộn niềm cảm khái, vi thiền sư thờ dài: “Thật đáng thương ! Chỉ mong ta có thể tặng cho hắn một vầng trăng sáng !”…Và vị thiền sư tọa thiền với mảnh thân trần…

Sáng hôm sau, vừa bước ra cửa chùa, vị thiền sư thấy chiếc áo choàng của mình được xếp ngay ngắn, đặt chỉnh tề trên một phiến đá nhỏ ngay trước cửa…Bùi ngùi xúc động, vị thiền sư nhủ thầm : “ Cuối cùng, ta cũng tặng được cho hắn một vầng trăng sáng !”

Đấy ! đấy ! “Trăng vàng – Trăng ngọc…bán sao đang !”… Chỉ có thể tặng…và muốn tặng cũng phải “có lòng” để mà tặng…

Trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp gối, người viết muốn có dăm ngày nghỉ trong chốn “cùng cốc” : Đan Viện Châu Sơn – Đơn Dương – để may ra có dịp ngắm mảnh trăng ngà vào một đêm nào đó, thế nhưng cả bốn ngày trời đều rả rích mưa…

Không có Trăng trên trời…và cũng vắng mảnh “Trăng vàng – Trăng ngọc”…vì tất cả các hồ cá đều đã được bán và sắp thu hoạch…

Đâu dễ gì được nếm niềm an lạc của cảnh “tựa gối ôm cần” ( Thu Điếu – Nguyễn Khuyến)…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!