Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS BỊ CHÁY…

 

Đương nhiên là chuyện mọi người đều đã biết và biết từng chi tiết, bởi vì đấy là chuyện của cả thế giới, và đặc biệt của Nước Pháp, của người Pháp, của Giáo Hội Pháp…

Cập nhật một chút : hai ngày sau khi phần tháp đang được sửa chữa bốc cháy thì số tiền ủng hộ để phục hồi đã vượt con số hơn một tỷ mỹ kim…

Thủ tướng Pháp – ông Edouard Philippe – thông báo sẽ mời các kiến trúc sư trên khắp thế giới gửi bản thiết kế về chóp tháp Nhà Thờ Đức Bà – phần bị thiêu rụi -  để chọn lựa nhằm xây dựng lại chóp nhọn ngọn tháp phù hợp với điều kiện kỹ thuật và những thách thức của thời đại hiện nay…Nghĩa là ngọn tháp sẽ được làm mới, đẹp và đủ sức để chịu đựng những chuyển động của thiên nhiên…

Tổng thống Pháp – ông Emmanuel Macron – cũng khẳng định là sẽ phục hưng Nhà Thờ Đức Bà đẹp hơn và cam kết tiến trình này được thực hiện trong vòng năm năm…

Ngôi Nhà Thờ trên 850 tuổi này được xây dựng vào năm 1163 và hoàn thành vào năm 1345…

Khi đề cập đến những “báu vật” của Nhà Thờ Đức Bà Paris, người ta có thể kể ra :

- Dàn khung cửa sổ hoa hồng ba tầng bằng kính, có từ thế kỷ XIII…

- Nguyên mẫu cây đàn organ ống lớn có từ thời Trung Cổ với 8.000 ống, 5 bàn phím và 109 phím – cây đàn organ ống lớn nhất nước Pháp…

- Hàng loạt tác phẩm, tượng, hội họa trình bày các biến cố trong Kinh Thánh, đời sống các thánh…

- Tháp đôi Nhà Thờ Đức Bà từng là công trình cao nhất ở Paris trước khi tháp Eiffen hoàn thành vào cuối tk XIX…

- Chuông chính Nhà Thờ - có tên là Emmanuel – được đặt ở tháp Nam, và – vào những thời khắc đặc biệt – tiếng chuông rung vang, chẳng hạn như thời khắc kết thúc thế chiến II…

- Vòng gai trên đầu Chúa, mảnh gỗ từ cây Thánh Giá Chúa bị treo, cây đinh đóng vào tay Chúa…

Những “báu vật” này không bị ảnh hưởng bao nhiêu vì cuộc hỏa hoạn vừa xảy ra, bởi ngọn lửa bộc phát từ chóp tháp nhọn và được khống chế từ bên trong Nhà Thờ…

Đấy cũng chỉ là những chi tiết vụn vặt mọi người biết rõ, nhưng người viết vẫn muốn gom lại cách đơn sơ để vào đề cho một chia sẻ nho nhỏ ở một góc cạnh khác của câu chuyện Nhà Thờ Đức Bà Paris  – tác phẩm của đại văn hào Victor Hugo (1802 – 1885)…mà người ta vẫn quen miệng gọi bằng cái tựa “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”…Có lẽ là vì tình cảm đặc biệt dành cho nhân vật này trong tác phẩm…Tác phẩm Nhà Thờ Đức Bà được xuất bản lần đầu năm 1831…

Theo Imdependant thì ngay sau vụ hỏa hoạn hôm 15/4 – 2019 vừa qua, cuốn tiểu thuyết “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” là tác phẩm bán chạy nhất trên Amazon…Người ta đổ xô đi tìm để đọc…Và một lần nữa, văn hào Victor Hugo lại góp công “hồi sinh” cho Nhà Thờ Đức Bà Paris…

Tại  sao vậy ? Bởi vì đã từng có những giai đoạn trong lịch sử, Nhà Thờ Đức Bà bị lãng quên…Chẳng hạn như vào cuối tk XVIII, nước Pháp được coi là bị chìm trong thời kỳ tối tăm của tệ nạn mê tín dị đoan, và Nhà Thờ Đức Bà không được đánh giá cao – nghĩa là người ta không mấy quan tâm đến chuyện sống Đạo cách thuần túy và chân thực, ngược lại chạy theo những hoạt động mà Giáo Lý gọi là “tin vơ, thờ quấy” …

Nhà Thờ Đức Bà “hồi sinh” khi tác phẩm “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” xuất hiện…

Ở tác phẩm này, Victor Hugo nhắm đến việc tìm cách để trả lại cho Nhà Thờ Đức Bà giá trị đúng đắn của nó…Nhà Thờ Đức Bà – với ông – không chỉ là một công trình kiến trúc suông, nhưng như một Nhân Vật sống, có linh hồn và tràn đầy mọi cung bậc cảm xúc…Điều mà chúng ta nhìn thấy và nghe được qua những đoạn youtube, twitter…của dân chúng Paris cũng như khách du lịch khi đứng nhìn ngọn lửa bốc cao…

Và giờ đây – như Amazon cho biết – người đọc lại lùng kiếm tác phẩm “ Thăng Gù Nhà Thờ Đúc Bà”…

Dĩ nhiên mỗi người tim kiếm sẽ có những cung bậc cảm xúc khác nhau…đứng trước sự kiện cháy Nhà Thờ Đức Bà Paris…

Người viết xin được ra khỏi câu chuyện  một chút với vài mẩu chuyện tiếu lâm mới đọc khá là diễn tả:

Có hai người được mời dự đêm nhạc thính phòng. Một người ghé tai người kia hỏi : - Dàn nhạc họ đang chơi bài gì thế ? – Bản Giao Hưởng số 6  “Đồng Quê” của Beethoven… - Sao ông biết cặn kẽ thế ? Phục ông đấy ! – Tôi hỏi tay ngồi bên cạnh…chứ tôi cũng như ông, nghe như “vịt nghe sấm” . Có hiểu gì đâu !

Trong nhà hát thính phòng có cặp vợ chồng tới trễ. Ổn định chỗ ngồi rồi, người chồng quay qua người đàn ông bên cạnh, lịch sự hỏi : - Xin lỗi ông cho tôi hỏi. Dàn nhạc đang hòa tấu bản gì vậy, thưa ông? – Thưa ông, bản giao hưởng số 5 của Beethoven !  Vừa nghe xong, ông chồng quay qua phía vợ cằn nhăn : - Bà đi đâu cũng lề mề. Đã đến bài số 5, mất mẹ nó bốn bài đầu rồi, thấy chưa ?

Đọc hai mẩu chuyện tiếu lâm trên, người viết chợt nghĩ lại một bản tin trên Truyền Hình cách đây một thời gian : Người ta tổ chức một đêm nghệ thuật về Chèo, Tuồng, Quan Họ…dành cho sinh viên và người trẻ…Khi ra về, phóng viên tiếp cận vài ba bạn và xin cho biết cảm nghĩ…Hầu hết đều cười cười trả lời : thấy cũng hay hay !!!

Trong tác phẩm “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”, người viết muốn chia sẻ vài nét về ba nhân vật: -  Claude Frollo ; - Quasimodo, thằng Gù ; và Esmeralda, cô gái người bohémien…mà chúng ta tạm hiểu là “dân nghệ sĩ du mục”…

Đầu tiên là Claude Frollo – vốn thuộc hàng quý tộc cấp thấp được cha mẹ định hướng theo đời sống giáo sĩ…và anh ta đã hết lòng học tập để đạt được những gì gia đình muốn…Sau khi cha mẹ qua đời, Frollo dốc hết sức lo cho cậu em trai để may ra cậu có điều kiện theo đuổi con đường như mình…Tiếc rằng cậu em trai sa đà ăn chơi…Frollo chán nản, khép kín và dành thời gian đeo đuổi chuyện khoa học…Cũng năm đó, tình cờ Frollo lượm được cái đống thịt bầy nhầy Quasimodo bị bỏ ngay trước cửa Nhà Thờ…Ông nhận nuôi cậu ta…và chuyển tất cả sự yêu thương người em qua cho Quasimodo…

Quasimodo – đống thịt bầy nhầy ngày nào ngày càng phát triển…Cậu ta vừa chột, gù , vừa bị điếc, và càng lớn lên, cậu ta trông giống một con đười ươi hơn là một con người…Thế nhưng đặc biệt cậu ta có một sức mạnh hoang dã phi thường…Tuy rằng có chút đỉnh ý thức phần nào đó về sự bất hạnh của minh, nhưng Quasimodo không quan tâm, ngược lại – với cậu : Nhà Thờ Đức Bà là nhà, kinh sĩ Frollo là người cha nuôi đáng kính, và công việc giật chuông báo giờ cũng như dọn dẹp Nhà Thờ là sứ vụ…Cậu ta cần mẫn, siêng năng, đúng giờ đúng giấc…với một tâm hồn thanh thản…

Rồi mọi sự trở nên rối loạn  khi Quasimodo được 20 tuổi và người vũ nữ múa rong Esmeralda  theo chân những người du mục đến hát múa tại quảng trường Nhà Thờ Đức Bà…

Claude Frollo và Quasimodo – vốn coi nhau như cha/con - trở thành thù oán nhau đứng trước sự hồn nhiên , thánh thiện và xinh đẹp của Esmeralda…

Tình yêu sai trái dằn vặt Claude Frollo và nhận chìm ông trong tuyệt vọng…

Trong khi đó Quasomodo lại thấy được an ủi khi ngắm nhìn sự trong sáng nơi Esmeralda…

Cái “cao cả, kín đáo” bên ngoài lại chứa đựng một tâm hồn bệ rạc trong khi sự gớm ghiếc của dáng vẻ đười ươi lại mang một tâm hồn cao thượng, chở che, bảo vệ…

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh hai bô xương ôm nhau dưới hầm Nhà Thờ Đức Bà Paris : một của Quasimodo và một của Esmeralda – khi cả hai cùng trốn những săn lùng…

Tách hai bộ xương ra…và bộ xương của Quasimodo tan thành bụi đất – hình ảnh này có lẽ diễn tả hơn trong diện ảnh…Đạo diễn Jean Delannoy đã trình chiếu bộ phim “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris” năm 1956 với Anthony Quinn và Gina Lollobrigida giữ vai diễn chính…

Sáng nay – trong bản tin Thời Sự Đài Truyền Hình VTV1 -  cho biết : giới chức Pháp cảnh giác là hiện nay có rất nhiều người giả mạo những yêu cầu đóng góp hổ trợ việc phục hồi Nhà Thờ Đức Bà Paris trên facebook, twitter…Nhà nước Pháp chưa chính thức có một kêu gọi nào như vậy…

Đức Giê-su đã chẳng có lần nhắc đến câu ngạn ngữ : “xác nằm đâu – diều hâu tụ đó” ( Lc 17 , 37) đấy sao…

Chính đại văn hào Victor Hugo cũng đã từng chia sẻ : Niềm tin thực sự rất cần thiết cho con người. Thật đau khổ cho ai sống mà không có niềm tin.

 

Niềm tin ấy và “thằng Gù Nhà Thờ Đức bà Paris”…lại một lần nữa làm nên công phúc của mình…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp – Thứ Sáu Tuần Thánh 2019

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!