Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BÀI THƠ…

 

Bài thơ ấy có cái đề là :  “Của Lễ Thành Tâm”…

Và nội dung bài thơ ấy như thế này:

 

Lạy Chúa,

Người ta vẫn có thói quen xin lễ

Với một chút bổng lộc để linh mục nuôi thân…

Và một lần

Con được xin với một món quà chưa từng có:

Một gánh củi …

Với mồ hôi và lời thì thầm : “Xin cho con một lễ !”

 

Chúa ơi,

Con nhớ đến gánh củi trên vai Isaac

Khi theo chân Abraham lên núi hiến tế…

Con thấy ngọn lửa thánh thiêu hủy lễ vật

Trong Đền Thờ nghi ngút trầm hương…

Con nghĩ đến ngọn lửa giữa sân dinh thượng tế

Đưa Phê-rô vào lời chối từ bội phản…

 

Con bối rối nhận gánh củi…

                        …và dâng lễ hôm sau…

 

Con biết : lễ dâng nào cũng như nhau

Trên mặt đất của những người con Chúa…

Có thể ở một nơi nào đó

Anh em con dâng lễ không cần bổng lộc…

 

Nhưng nơi này, làm sao con có thể chối từ

Đôi mắt già muốn khóc,

Gánh củi

Và lời van xin !!!

 

Con biết thánh lễ con chưa dâng, Chúa đã nhìn

Đến gánh củi và đôi mắt già nua…

Và Ngài biết

Ngài phải làm gì

Cho những lời thì thầm van xin:

“Xin cho con một lễ”…

Bài thơ ấy không phải là tác phẩm của một “thi sĩ”…mà đơn giản chỉ là dăm ba giòng ngẫu hứng khi được một bà cụ hàng xóm – mà người viết biết rõ là rất nghèo – đặt gánh củi trước nhà…rồi bước vào xin lễ…Bởi vì nó không là một tác phẩm của một con người có danh có phận…nên nó cũng mau mắn bị lãng quên…như những giòng nguệch ngoạc khác…thế thôi…

Thế rồi nó cũng chìm vào quên lãng…y như nguồn “thi hứng nhất thời” của thời trẻ một con người…và khi lao đao vào cuộc sống cũng như bổn phận : mọi sự có vẻ như không còn giờ cho những mơ mơ màng màng…

Đột nhiên khi về già…thì lại nhận được hai cái e-mail của hai địa chỉ…với hai cái “nick”đậm chất Kinh Thánh…để hỏi về “bài thơ”… Kẻ làm “thi sĩ nhất thời”…bèn ớ ra…vì cái đề bài thơ thì nhớ, nhưng nội dung thì không…Bởi lẽ cứ mỗi đoạn đường đời qua đi…thì quăng bỏ…và mỗi lần chuyển xứ cũng đốt bớt…40 năm làm mục vụ chuyển qua năm Giáo Xứ cùng với trên 70 cái “trừ tịch”…làm sao mà còn giữ được những gì vốn chỉ là “ngẫu hứng” của một thời !!!

Tuy nhiên mấy giòng “ngẫu hứng” ấy là thật, bởi  vì nó được dệt lên từ một sự việc có thật ở một giai đoạn…vẫn còn đậm dấu trong lòng của một thế hệ con người Việt Nam : giai đoạn tem phiếu với khẩu phần lương thực mỗi tháng 10 kg bao gồm 6 kg gạo và 4 kg mầu – nghĩa là sắn hay khoai khô…Bản thân người viết cũng đã từng phải khẩn khoản xin bà con giáo dân của cái Giáo Xứ trên dưới 12.000 người ở thời đó là :  bà con chịu khó phơi khoai, sắn cho thật khô trước khi đưa vào kho Hợp Tác Xã – điều mà bà con không mấy thích, bởi vì khoai, sắn khô…thì hao ký…Thế nhưng đối tượng sử dụng khoai, sắn là anh chị em giáo viên các trường, anh em cải tạo viên trong các trại cải tạo và bà con nông dân trong Hợp Tác Xã…Lợi vài ba ký nhưng khoai ẩm, sắn ẩm sẽ làm mốc cả kho…và mọi người sẽ phải dùng thứ ẩm mốc ấy…

Thời điểm đó, người viết – khi nhận xứ - cũng thầy mình được an ủi vì bên cạnh còn chín mười anh em “ chủng sinh tại gia” quy tụ lại với nhau  ở Nhà Xứ để cùng ăn , cùng ngủ, cùng lao động…và cùng dâng Thánh Lễ, cùng cầu nguyện…Có những buổi sáng, sau khi gợi ý suy gẫm cho anh em…và yên lặng nhìn lên Thánh Giá, người viết cứ nghĩ thầm và thân thưa với Chúa : Rồi đây những anh em này sẽ như thế nào và họ phải sống làm sao…Thế nhưng bảy tám năm sau…thì  sáu  người trong số họ đã được thụ phong…và đều là những“ nhà xây dựng” có tầm có cỡ với những công trình được nghiên cứu nghiêm túc…Đúng là “Chúa dẫn con đi trênnhững nẻo đường con không bao giờ nghĩ tới”…Trong hiện tại, đôi khi chia sẻ với vài ba người bạn, người viết thấy rằng: Hóa ra ngày nay chuyện kiếm tiền xây dựng lại là chuyện dễ…hơn nhiều công việc mục vụ khác…Và – dĩ nhiên – người ta cũng dễ để có “ nhữngđập/những xây”…vì vừa là chuyện dễ làm, vừa là việc làm dễ gây ấn tượng…Nghe đâu có ngôi thánh đường kinh phí lên tới cả trăm tỷ…và chỉ do một “đại gia” bao thầu từ A đến Z…Dĩ nhiên “lòng đạo đức và rộng rãi”…thì vô cùng đáng quý, đồng thời cũng mong rằng cộng đồng Dân Chúa bao gồm tử chủ chăn đến đàn chiên không để mình bị ảnh hưởng quá nhiều vào chuyện tiền bạc và xây cất…từ một con người…Chuyện “bao thầu” này không phải hôm nay mới có, nhưng nó là “chuyện thường ngày ở huyện” của mọi thời…Người viết nhớ là có dịch một câu chuyện ngắn thời xa xưa tại một giáo xứ ở Pháp…Khi xây nhà thờ…thì các “đại gia” trong giáo xứ được khuyến khích nhận lấy mỗi gia đình một cây cột và được khắc khuôn mặt của vị đại diện gia đình trên đầu cây cột…Một gia đình giàu có nọ đã thuê một tay điêu khắc lành nghề về để làm công việc đó…Anh ta miệt mài ngày đêm và cuối cùng thì hoàn thành việc điêu khắc một cái đầu con lừa trên cột – một cái đầu lừa linh hoạt và dễ thương…Đứng trước sự giận dữ của gia đình cũng như thắc mắc của bà con, anh ta thản nhiên cho rằng : Con lừa của người chở vật liệu xây cất là có công hơn cả, vì nai lưng kéo cả ngày…mà lui tới cũng chỉ được nhai mấy bó cỏ và giải khát bằng xô nước giếng, đồng thời mỗi khi quỵ xuống vì gánh nặng trên lưng…thì lại ăn roi, ăn vọt đến bầm tím mình mẩy…Cho nên hắn đáng được ghi công…Có lẽ có dịp, người viết cũng đọc lại với độc giả câu chuyện khá lý thú này…cùng với đôi ba câu chuyện khác gọi là để “ngẫm nghĩ”…Thật sự mà nói thì một ngôi thánh đường không bao giờ đủ rộng để chứa toàn bộ bà con giáo dân trong một giáo xứ khoảng độ vài ba ngàn người…Đấy là lý do phải dâng nhiều Thánh Lễ ngày Chúa Nhật…Thế nhưng trong những ngày thường thì nhà thờ lại thênh thang…đến tội nghiệp…Càng hoành tráng, sự tội nghiệp thấy não lòng…

Nhận lại được bài thơ xưa từ một người bạn…và xin có đôi lời cám ơn…”Gánh củi” là tất cả tâm tình của một bà cụ đạo đức luôn nghĩ rằng không thể đến với Chúa với hai bàn tay trắng, và hoàn cảnh lúc đó thì chỉ còn cách lượm bó củi là việc dễ nhất…Thế nhưng – qua “Gánh Củi”  ấy – ngẫu hứng đưa người nhận đến với những hình ảnh khác…Nhìn lại 40 năm làm mục vụ qua các giáo xứ, những hình ảnh thấy được ở “Gánh Củi” đã lần lượt là những trải nghiệm sống còn…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!