Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
TRUNG THU Ở TUỔI 73!

 

 

Vậy là còn mấy ngày nữa – ngày thứ hai 24/9 -  thì đến Ngày Trung Thu…và Lịch Phụng Vụ nhắc nhở những người tin cầu nguyện cho các thiếu nhi…

Những ngày này đương nhiên là tại các Giáo Xứ, các cha Quản Xứ, Phó Xứ và các Hội Đoàn tất bật lo Ngày Trung Thu cho thiếu nhi trong Giáo Xứ…

Có lẽ có hơi tức cười khi ông lão trên thất thập…lại có chút quan tâm đến Trung Thu…

Sở dĩ quan tâm đến Trung Thu là vì mấy đưa cháu làm công tác giáo dục…và dịp Trung Thu năm nào chúng cũng bê đến một hộp bánh trung thu mời ông bác…Nói với chúng nó là bác không thích bánh trung thu, vì cho đến hôm nay – ngày hai buổi – phải chích insulin…Thế nhưng chúng thú nhận: phải biếu chỗ này chỗ khác cho hết, vì để lâu không được…mà  phụ huynh thì lại tận dụng cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn…Sao lại cơ hội này ? Bởi vì phụ huynh làm ở công ty này kia…và – dịp Trung Thu – công ty sản xuất bánh…rồi phần thì đưa ra thị trường, phần thì buộc công nhân viên trong công ty tiêu thụ…Thậm chí có người mất bảy, tám triệu đồng bánh trung thu mua cho công ty…Họ cũng không thể bán được…Vậy là …phải đi biếu…Biếu “sếp”…thì không được…Biếu đồng nghiệp cũng không…Biết biếu ai bây giờ ? Thôi thì “biết ơn”  thầy, cô là gọn nhất !! 

Nhìn lại cuộc đời mình trên bảy mươi tuổi…và không có nhiều những Trung Thu để lại được ấn tượng nào sâu đậm…

Thủa năm sáu tuổi chi đó…thì chỉ nhớ đến một Trung Thu nọ, trăng quê Liễu Đề - một miền đất nghèo xác, nghèo xơ – sáng và thanh…Ông cụ lên Hà Nội làm và hứa là sẽ gửi quà Trung Thu về cho…Vậy là thằng bé thấp tha thấp thỏm…Ngày đó ông cậu của thằng bé có lẽ cũng ở lứa tuổi thiếu niên ham chơi đắt thằng bé ra ruộng Nhà Thờ…rồi bảo chờ cậu trên bờ…Cậu và đám bạn đồng trang lứa ào xuống đám ruộng nước tới đầu gối vẫy vùng…Khi tan đàn, ông cậu dắt thằng bé về thì trăng đã chênh chếch…và quà Trung Thu cũng chỉ còn lại là ba bốn con giun đất bằng bột mầu xanh, mầu đỏ…”Phá cỗ Trung Thu”…là chuyện của nhà giàu và cư dân thành phố…Từ đó cho đến bây giờ…chưa một lần được “phá cỗ Trung Thu”…cho nên cũng chẳng hề hay biết nó như thế nào…

Nghĩa là khi đã có chút suy nghĩ thì không còn ấn tượng gì nhiều về Trung Thu…Có lẽ cũng do những tháng năm học chương trình Tây ở Tiểu Chủng Viện…

Năm 1975 - ở giai đoạn nền kinh tế tem phiếu - thì lại là chuyện hằng năm phải lo Trung Thu cho các em thiếu nhi trong Giáo Xứ…Gọi là lo nhưng mỗi gói quà cũng có nhiều nhăn chi cho cam: một túi ni-lông túm năm bảy chiếc bánh ngọt, vài ba cục kẹo... khoảng chừng ba bốn đồng của thời kỳ mới đổi tiền…mà cũng phải chạy vắt giò lên cổ mới kiếm được ba bốn trăm gói…Miền trung – dịp Trung Thu – thường là thời gian chớm những cơn mưa đầu mùa bất thường…nên cũng hiếm có những đêm rằm vằng vặc ánh trăng, nhất là ở vùng cận núi…Vậy là phải vắt óc để tạo nên những vầng trăng treo ngay trong Nhà Thờ để các em có đôi chút bầu khí Trung Thu…Một cái vòng tròn phất giấy trắng…Một bóng điện vàng khè…Chiếc đầu lân thô kệch, màu mè…Chỉ thế thôi nhưng cũng rộn ràng thỏa thích được cả tiếng đồng hồ…Chẳng bằng ở cái thời công nghệ 4.0 này…Chỉ cần một vầng trăng in 3D…và cái bóng đèn Led…thì đưa trăng đi đến bất cứ đâu cũng vằng vặc sáng…Thế nhưng huyền thoại…và niềm vui có lẽ cũng mất dần ý nghĩa…Nhất là khi vũ khúc Nghê Thường đã được các thế hệ biến tấu thành những dị dạng khó nhận ra…Mới hôm qua đây, trên truyền hình, người viết được thuyết minh và thưởng thức nghệ thuật múa đương đại…với những động tác múa nặng phong cách “con nhà võ”…và trang phục rằn ri ma quái…Người thuyết minh nhắc nhiều đến giới trẻ…Khoảng mươi mười lăm phút, người viết thấy ể mình…và đành với cái “remote”…Ôi khúc Nghê Thường…xa lắc xa lơ…

Lịch Phụng Vụ nhắc nhở những người tin Chúa cầu cho các em thiếu nhi…Người viết nghĩ: cầu cho các em thiếu nhi thì đành rồi, nhưng chỉ cầu suông thôi…có lẽ là “đá quả bóng trách nhiệm” cho Chúa một cách vô thưởng vô phạt – thói quen nhiều người vẫn nghĩ và sống như thế…Cầu nguyện, nhưng người lớn cũng phải làm gương và có kỷ luật với bản thân cũng như với con cháu mình nữa chứ…Đứa cháu dẫn con bé con nó đi làm kính và ghé qua thăm ông…Con bé mới tròn 7 tuổi và bắt đầu năm học lớp 4…Vào lớp không nhìn thấy gì…Mẹ đưa đi khám mắt: một mắt bị cận và một mắt loạn thị !!! Lý do thì quá dễ hiểu: dùng iPad và xem truyền hình nhiều quá…Thế nhưng cả bố cũng như mẹ…thì hễ rảnh phút nào là chúi đầu vào trò chơi trên di động…Làm sao để có thể khuyên con mình được ???

Hôm qua – trong bản tin thời sự của đài truyền hình – thấy nói đến một buổi trình diễn thời trang nào đó…và có rất nhiều những cô cậu người mẫu nhí  được những người mẫu lớn dắt đi…với phong cách y hệt những người mẫu chuyên nghiệp: phong cách “catwalk” và những cái hất mặt đầy biểu cảm…Không biết là những cô cậu người mẫu ấy có phải là con cái của những người mẫu không hay là đang ở trong một cái lò luyện nào đó…để sớm trở thành người mẫu…Bản thân người viết – lại lẩn thẩn rồi đây – thấy tội nghiệp các em quá…Bởi vì tương lai của các em…có lẽ nổi danh và nhiều tiền, nhưng hạnh phúc…thì không mấy chắc…

Lại cũng là bản tin của truyền hình cách đây có lẽ hơn một tuần: cảnh sát ở Thành Phố vừa triệt phá một đường giây mại dâm của “những người nổi tiếng” : người mẫu, nghệ sĩ…với giá 5.000  – 20.000 mỹ kim…Dĩ nhiên là những cái giá trên trời…và do sự nổi tiếng…chứ chuyện mại dâm thì…Sự nổi tiếng…được đám người nặng hầu bao…mà đa số là bất chính và rất “đồ tể”…mua để thỏa mãn sự ích kỷ thấp hèn…của việc lấy tiền đè lên sự nổi tiếng !!! Tội nghiệp!!! Người viết thỉnh thoảng xem phim – cổ trang cũng như đương đại – hễ khi nào có cái cảnh “bạo lực”…thì người phụ nữ…bị quăng lên giường…không thương tiếc…và cảnh tượng ấy luôn để lại cảm nhận sự nhờn nhợn…hoàn toàn thiếu vắng những “ sắc mầu”  của tình yêu chân chính…Chợt nghĩ mà thầm trân trọng cuộc tình Chí Phèo – Thị Nở…Dù sao cũng là “tình”…Đồng tiền – tự bản chất - không mùi không vị…Sở dĩ nó “tỏa hương” hay “bốc mùi” là tùy cái “tâm” của người có được và sử dụng nó…Sáng nay tình cờ đọc một lá thư được ghi là của một người ngoại quốc nói về Việt Nam…Lá thư được ký tên Pie Pie…Anh ta lạm bàn về cái “oai” mà người Việt Nam nào cũng thích:

Anh không nhớ “oai” dịch ra tiếng Anh như thế nào, nhưng - ở tiếng Việt – từ ấy rất quan trọng. Tuy “oai” không phải thức ăn, không phải nước uống, càng không phải quần áo, nhưng nhiều người thà không ăn, thà không uống, thà không mặc quần áo…chứ cương quyết không thể không “oai”. Họ có khả năng dành dụm, tích cóp, phung phí bất tận cho “oai” chứ không cho bất cứ gì khác. Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể đi chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”…

Phải chăng “giao lưu” với “người nổi tiếng”  cũng là một cách để biểu diễn sự ra “oai”…

Trung Thu vùng lũ năm nay rồi sẽ ra sao nhỉ ? Những kẻ bất chính có thể bỏ ra năm, mười, vài chục ngàn mỹ kim cho những không đâu…Còn các em ? Trường, lớp cũng không còn…nói gì đến Trung Thu !!!

Tuổi 73…không còn Trung Thu nữa đâu, nhưng vẫn nuối tiếc Trung Thu với mảnh trăng quê thanh thoát và tuổi thơ không bị ô nhiễm…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!