Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
DIỆU VỢI TINH THẦN TỬ ĐẠO – BÀI 4

 

“giáo dục văn hóa hành thiện để biết rời xa lối sống gian tà”

 

Thời gian này – trên truyền hình – thấy liên tục đưa tin những loại thuốc giả được bào chế bằng đủ thứ hầm bà làng…và đưa ra thị trường cũng như rao bán trên mạng xã hội…Hình như tháng trước là chuyện thuốc trị ung thư Vinaca từ than tre của công ty TNHH Hồng An Phong cung cấp cho công ty Vinaca bào chế thuốc, rồi tuần qua là chuyện thuốc ho bào chế theo công nghệ mà một vị có trách nhiệm trong lãnh vực dược bảo là “bào chế theo công nghệ xô-chậu” bao gồm dầu ăn và ba thứ lăng nhắng…Chuyện dần dần…không còn lạ nữa…và đấy mới là mối nguy – cực nguy ! – bởi vì không ai là không bị ốm, bị đau…Chỉ cần gõ Google…thì sẽ thấy một hàng dài những loại thuốc giả…trong thị trường thuốc…trên khắp đất nước…

Thú thật là người viết có “cảm tình” khi đọc đến cái tên công ty TNHH Hồng An Phong…Tại sao vậy ? Bởi vì hai chữ An Phong ấy…Nhiều người Công Giáo đặt tên cho con mình là An Phong lắm lắm…Lễ mừng của ngài  mới ở ngày 1 tháng 8 đây thôi…Người viết xin được ghi lại cách ngắn gọn về con người đáng yêu ấy:

Sống trong một thế giới, trong một xã hội mà con người đua đòi, chạy theo con đường ăn chơi, xa xỉ, phung phí tiền của. Sống trong một giai đoạn mà ngay cả giới nhà tu cũng tranh nhau qui tụ về chốn đô thị để hưởng thụ, thỏa hiệp và sống dễ dãi. Đời sống đạo đức ở nhiều nơi bị sa sút trầm trọng, bè rối hoành hành giữa lòng Hội Thánh. Con người tưởng chừng không tìm đâu ra lối thoát giữa một xã hội xem ra bị chìm lỉm, ngụp lặn trong tội lỗi…

Anphongsô đệ Liguori  xuất hiện…

Chàng Anphongsô có mặt như vị anh hùng của thế kỷ. Với bầu nhiệt huyết sẵn có, với lòng đạo đức, thánh thiện, với thiện chí và lòng tin sắt đá, Anphongsô đã như hừng hực lửa Thánh Thần, bằng những tác phẩm giá trị và qua những lời giảng đầy lửa, đanh thép, Anphonsô đã vực dậy cả một Giáo Hội đang lâm nguy. Con người của Anphongsô sở dĩ có được tinh thần ấy và cảm nghiệm ấy…là bởi vì Anphongsô đã say mê Thiên Chúa. Ngài đã say mê Thiên Chúa với tất cả con người, với tất cả con tim rực cháy của mình. (trích www.simonhoadalat.com)

Vì thế cho nên người viết giật mình khi đọc đến hai chữ An Phong ở trong trường hợp này…để rồi tò mò xem ông Giám Đốc công ty TNHH này có phải là người Công Giáo không…Thấy tại phòng khách công ty có một bàn thờ nhưng không ảnh tượng gì mà chỉ là vài ba bình bông nho nhỏ…Không biết bàn thờ ở gia đình thì sao ??? Và nếu quả thực ông là người Công Giáo thì quá tội nghiệp cho hai chữ “An Phong” !

Nói về chuyện “GIẢ”…thì – thành thật mà nói – không ai còn chút niềm tin nào, bởi vì hầu hết mọi thứ lúc này đều gây nghi ngờ…Dĩ nhiên còn sống thì còn phải ăn uống, có bệnh thì đương nhiên phải chạy thầy chạy thuốc, còn sinh hoạt thì phải có những phương tiện này khác…và ngay cả khi ngồi vào bàn ăn, khi cầm viên thuốc, khi sử dụng vật này vật kia…đều là chuyện “phó thác”…

Vì vậy việc “giáo dục văn hóa hành thiện để biết rời xa lối sống gian tà”…là  việc tối cần thiết trong hôm nay…và “hành thiện” cũng như “rời xa lối sống gian tà”…là sự “diệu vợi của tinh thần tử đạo” …

Tại sao lại “diệu vợi” ? Bởi vì làm cho sự “hành thiện”“rời xa lối sống gian tà” trở thành một thói quen ứng xử của một con người…là chuyện cực khó…

Chuyện cực khó này, các thánh tử đạo Việt Nam – ông bà chúng ta – đã sống như một thói quen…để “nên giống Chúa” – điều mà các ngài đã nghe giảng dạy, đã nhìn thấy nơi các mục tử của Chúa…và đã có quyết tâm sống trong cuộc sống hằng ngày của mình…

Lần dở lại các trang sách Hạnh Các Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy có khoảng 17 vị là những công nhân viên chức Nhà Nước từ quan cho đến lính…Và tất cả các vị đã rất anh hùng, rất bình thản, rất hoan lạc khi bị bắt và nhận án lệnh ra pháp trường…Chắc chắn các ngài đã là những con người chu toàn trách nhiệm Đạo cũng như Đời mà Thiên Chúa đặt lên vai các vị…Với Đời…thì làm quan ra làm quan, làm lính xứng làm lính…Với Đạo…thì các ngài hoàn thành nhiệm vụ người con Chúa: lo cho công đồng Giáo Xứ và Giáo Hội…Rồi cũng có khoảng 9 vị là Trùm Chánh, Trùm Phó, Chánh Trương, trong đó có bốn vị hành nghề thầy lang là thánh Đaminh Nguyễn Huy Nguyên (1800-1862), thánh Emmanuel Lê Văn Phụng ( 1796-1859), thánh Giuse Hoàng Lương Cành (1763-1838), thánh Simon Phan Đức Hòa (1787-1840). Đây cũng là những trách nhiệm và những công việc mà việc hành thiện rõ nét hơn cả, vì bên cạnh chuyện gia đình, các ngài bỏ công bỏ sức lo chuyện cộng đồng cũng như chăm sóc những người ốm đau, bệnh hoạn…

Tất cả là vì lòng yêu mến Chúa và thương người như thể thương thân…Hay nói như đã nói về thánh Anphongsô trên đây : các ngài say mê Thiên Chúa

Dĩ nhiên - ở thời của các ngài – điều kiện sinh hoạt của làng quê, của Giáo Xứ còn tinh tuyền…Ngày nay thì khác: chuyện toàn cầu hóa, đô thị hóa, di dân lao động…cộng với nền giáo dục duy vật chất, tôn thờ tiền bạc, đề cao hưởng thụ…đã phá nát khung cảnh làng quê, tiêu diệt những lề thói lễ nghĩa…và đẩy con người vào cuộc chiến bạo tàn để có, có nhiều hơn và có thêm nữa: một cuộc chiến không hồi kết…nên tất cả những gì là đẹp, là hay, là cao thượng…đã gần như mai một…để rồi những dị hợm trở thành thứ lề thói mới đấy hấp lực, loạn cuồng và bạo tàn…

Người Công Giáo nói chung – và giới trẻ Công Giáo nói riêng – phải là những tay chèo chống con thuyền đời mình – dựa trên sức mạnh của Lời Chúa, của giáo huấn  Giáo Hội – để có thể an lành giữa cơn cuồng nộ của cơn gió chướng ấy…là sự diệu vợi của tinh thần tử đạo

Ngày hôm qua – 20/8 – người viết trên đường đi từ Phan Rang về Nha Trang trên một chuyến xe khách…Hàng ghế sau lưng có tiếng điện thoại reo…Một người tự xưng là “thầy” nói chuyện với một ai đó về chuyện lo cho hai em lớp sáu vào lớp “ được chăm sóc đặc biệt”…Theo như ông “thầy” nói thì không sử dụng từ “lớp chuyên” nữa…Không biết vì sao…Ông “thầy” cho biết là cứ an tâm, ông gửi gắm kỹ lắm rồi…Sau đó thì ông “thầy” nói chuyện với văn phòng nhà trường…và gọi lại cho phụ huynh…là đã có kết quả sắp xếp …Một lúc sau thì phụ huynh gọi lại để cám ơn…Ông “thầy” vui vẻ: Vậy là yên tâm rồi nhé! Cứ thế đi…Anh em mình gặp nhau cà phê, cà pháo sau…Người khách ngồi bên cạnh lên tiếng đùa: Cà phê, cà pháo thì đâu có xứng…Phải là nhậu nhẹt chứ…Ông “thầy” cũng vui vẻ: Cà phê, cà pháo là cách nói thôi…chứ cũng phải nhậu nhẹt, “tăng” hai “tăng” ba…đàng hoàng chứ…Người viết thấy buồn buồn…và tội nghiệp cho danh xưng “thầy” mà ông ta dùng rất nhuyễn miệng…Cách đây có lẽ vài tuần chi đó…có một bài “phiếm luận” của một tác giả nói về hai ông “thầy” : thầy giáo và thầy lang…Hai ông “thầy” rất được trân trọng trước đây…và ngày càng ít được trân trọng hơn…vì vấn đề lương tâm nghề nghiệp và tư cách làm “thầy”…Dĩ nhiên không thể vơ đũa cả nắm được, nhưng những chuyện “cửa sau” của cái nghề làm “thầy” và cơn lốc – không phải là cơm-áo-gạo-tiền nữa – mà là thực sự làm giàu… đã sói mòn lòng “tôn sư trọng đạo” hay “lương y như từ mẫu”, đồng thời dễ tạo cho người nghe cảm nhận như một sáo ngữ…Và – đương nhiên – trong giới thầy giáo và thầy thuốc thì không ít vị là người Công Giáo…Hy vọng rằng trong môi trường làm việc của quý vị, những người cần tiếp xúc luôn nhận ra rằng: thầy giáo nọ, ông bác sĩ kia…là những con người dễ tiếp cận, có sự tận tình và rất bài bản trong công việc của mình, bởi vì họ có Đạo…Hẳn là – khi sống như vậy – có thể thu nhập của chúng ta nhì nhằng đủ sống, nhưng tâm hồn thoải mái…Và đấy cũng là sự diệu vợi của tinh thần tử đạo…Không loại trừ phải có nỗi niềm say mê Thiên Chúa như nền tảng của cuộc sống hằng ngày…

Nhà hưu - nơi người viết sống - cũng vừa xảy ra một sự kiện : Bề Trên Giáo Phận điện thoại cho một người anh em lớn tuổi thông báo là có một bà đến gặp và cho biết là bà có nhã ý muốn giúp mấy cụ già, mỗi cụ một số tiền tương đối để lo chuyện sinh hoạt ở tuổi hưu…Bà cũng yêu cầu gửi số điện thoại của từng cụ để bà nói chuyện riêng và để biết về tình trạng của từng cụ mà giúp cho cho có hiệu quả…Vậy là ngay ngày hôm sau, người viết nhận được một cuộc gọi: Con là Linda đây, ở Mỹ…và con quyết định sẽ giúp cụ số tiền 10.000 mỹ kim…Ôi chao ơi, cả đời chưa một lần được cầm sấp giấy có cụ George Washington dày cỡ đó…nên vừa nghe là trong đầu đã vội vã đổi ngay nó ra vn/đồng…để thấy là mình giàu…Thế nhưng chỉ sau năm phút thì  số điện thoại của “nhà hảo tâm” đã reo vang…và được đề nghị: Con muốn giúp  một trung tâm khuyết tật ở Nha Trang 5.000 mỹ kim…Nếu được xin cụ ứng trước…và ngày mai, ngày mốt con ra sẽ hoàn lại cho cụ luôn…Con sẽ cho người đến cụ lấy số tiền ấy…Vậy là ba, bốn cụ của các phòng láng giềng tay lăm lăm điện thoại, hớt ha hớt hởi chạy đến…Cụ nào cũng được xin ứng trước một số tiền kiểu như vậy…Nghĩa là Nhà Hưu bị lừa…

Người viết buồn lắm…Không buồn vì bị lừa, nhưng buồn vì “nhà hảo tâm” chắc là người trong Đạo – và nếu không thì cũng là một tay cả “gan” lắm lắm…Bởi vì dễ gì đế mà dám đến với Đấng Bề Trên trong Giáo Phận…Buồn nữa vì lấy cái đống tiền ảo ấy mà kiếm chác mấy ông cụ nhà hưu gần đất xa trời…

Trong số báo TTCT ngày 5-8-2018 vừa qua, ở mục “Phiếm đàm”, tác giả Jesse Peterson có bài viết nhan đề : Tầm nhìn xe hơi…Ông viết:

Tôi thích đi xe hơi, nhưng ở Việt Nam tôi nghĩ thật sự không đủ chỗ cho mỗi người lái một chiếc nên tôi không dùng. Thuế xe hơi từ đầu năm 2018 lại giảm, nên người ta ai nấy đều nghĩ đến cái ngày mình có thể mua được một chiếc ôtô đang tới rồi.

Nhưng đất ở Việt Nam không nở ra thêm được tý nào. Xe hơi đang thành lý do gây kẹt xe chính. Đơn giản vì ôtô quá to so với xe đạp, xe máy. Mấy anh không nói: “Thôi vợ ơi, anh biết hàng xóm mua xe hơi rồi, nhưng mình không nên mua, mỗi nhà sắm một chiếc không khéo mỗi sáng đi làm kẹt từ nhà tới biên giới luôn đấy”, mà thực ra đều đang ngấm ngầm nung nấu: “Tay hàng xóm mới tậu xe hơi rồi! Mình phải cày mua cho được, không họ lại nghĩ mình nghèo!” Tất cả hứa hẹn một tương lai đi lại căng thẳng.

[…]

Những người giàu gần như là những người duy nhất có khả năng sở hữu xe hơi. Và thay vì lựa chọn có trách nhiệm, họ lại lựa chọn sự ích kỷ, tự coi mình có quyền thế hơn những tầng lớp “hạ lưu”. Việt Nam đang tiến hành xây dựng tàu điện ngầm nhưng nó tiến triển rất chậm, không kịp giải cứu đất nước khỏi sự ích kỷ và tầm nhìn hạn hẹp.

Và đương nhiên là tác giả chọn đi xe đạp để đến công ty rồi…Mỗi ngày đạp tổng cộng 25 cây số…Bản thân người viết thỉnh thoảng cũng được coi mấy cái “video clip” quay lại cảnh ông chủ xe hơi hống hách bước xuống xe hành hung mấy cái xe đạp, xe máy va quẹt…Thậm chí nạn nhân nhiều khi là nữ nữa !!!

Sáng nay, tình cờ được đọc một mẩu sưu tầm của một bạn Ngọc Trúc nào đó…và cũng muốn chia sẻ để kết thúc vấn đề “giáo dục văn hóa hành thiện để biết rời xa lối sống gian tà” đã gợi nên ở đây…

Con gái một bà mẹ Trung Quốc đi học ở một ngôi trường có chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ…Vì vậy cho nên có một em học sinh người Mỹ đã đến sống ở nhà của bà…Trong những ngày tiếp xúc, cô bé người Mỹ này đã gây ấn tượng với bà mẹ Trung Quốc ấy…Bà cho biết:

Lần bất ngờ đầu tiên

Lần đầu tiên gặp, cô bé cao hơn con gái tôi một cái đầu, da trắng bóc, dáng người cao gầy, cô bé nở nụ cười chân thành vô cùng lôi cuốn. Bữa sáng đầu tiên, tôi chuẩn bị bánh bao và hoành thánh Dương Châu. Các cháu đều ăn uống rất vui vẻ. Cô bé người Mỹ cũng dùng đũa, nói là muốn “nhập gia tùy tục”…

Khi sắp ăn xong, cô bé nói với tôi: “Đây là bữa sáng ngon nhất mà cháu từng ăn… Vô cùng cám ơn cô !” Cô bé này rất giỏi khen người khác…Tôi hoàn toàn bất ngờ…Tôi nấu cho con gái ăn mười mấy năm cũng chưa từng được nghe con gái khen. Cảm giác khi được cô bé này khen ngợi thật sự rất tuyệt…Khoảng cách giữa chúng tôi lập tức gần hơn không ít…

Lần bất ngờ thứ hai

Vào bữa tối, tôi nấu những món như trứng chiên cà chua, sườn xào chua ngọt mà mình giỏi nhất. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện rất vui. Ăn xong, hai cháu đang nói chuyện, tôi bắt đầu dọn dẹp chén đũa…Cô bé người Mỹ lập tức đứng dậy nói với tôi:”Cháu có thể giúp cô không ạ?”

Đây là lần thư hai tôi bất ngờ...Nhìn thấy sự chân thành của cô bé, tôi vội nói: “Không cần đâu…Hai đứa cứ nói chuyện đi !”…Con gái tôi thấy mẹ bận rộn mười mấy năm quen rồi…Còn cô bé này biết suy nghĩ cho người khác, lập tức phản ưng theo bản năng như một thói quen…

Lần bất ngờ thứ ba

Ngày hôm sau, cả nhà đã khá thân với nhau rồi…Tôi thấy hộ chiếu của cô bé đã rất cũ nên tò mò hỏi: “ Cháu từng đi bao nhiêu nước rồi ?” Câu trả lời của cô bé khiến tôi bất ngờ lần thứ ba: “Đây là quyển hộ chiếu thứ ba của cháu…Cháu đi 30 nước rồi.” Nhìn thấy biểu cảm kinh ngạc của tôi, cô bé giải thích: “ Thường thì vào kỳ nghỉ, trường chúng cháu sẽ tổ chức cho học sinh vừa đi du lịch, vừa học. Đây là lần đầu cháu đến TQ, chủ yếu là đi Thượng Hải, Nam Kinh, Bắc Kinh và Tây An.” Bốn thành phố này được phụ huynh và giáo viên lựa chọn vì đại diện cho quá khứ và hiện tại của TQ. Tôi âm thầm bội phục, đồng thới hỏi cô bé : “Các cháu đi khắp thế giới như vậy, còn việc học thì sao ?” Phải biết rằng con của chúng tôi dù vào kỳ nghỉ cũng phải chạy khắp các lớp học thêm…

Cô bé nhìn con gái tôi, tỏ ra rất ngưỡng mộ nói: “ Bình thường việc học của chúng cháu rất nặng, mỗi ngày về nhà phải làm bài tập suốt 5 tiếng.” “5 tiếng” này khiến con gái tôi bị “sốc”…Tôi bắt đầu hiểu gia cảnh của cô bé: Bố làm ở công ty riêng, mẹ ở nhà nội trợ…Cháu nhấn mạnh rằng:mẹ mình là người vất vả, phải đảm đương mọi việc thường ngày trong nhà cùng với việc chăm sóc bãi cỏ, bảo dưỡng hồ bơi, máy bay trực thăng…Anh trai cô bé rửa chén và làm vệ sinh, còn cháu thì chịu trách nhiệm chăm sóc cho hai chú chó và ba chú mèo trong nhà. Cả nhà mỗi người có nhiệm vụ riêng rất rõ ràng…

Còn gia đình tôi …thì bố, mẹ phải đi làm…Mẹ còn phải lo sinh hoạt cho cả nhà, các con thì không quan tâm đến việc gì khác ngoài học tập…Rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn về nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình…

Lần bất ngờ thứ tư

Đây là bữa cơm cuối cùng chúng tôi ăn cùng nhau. Cô bé người Mỹ sắp phải rời khỏi Nam Kinh rồi. Để cho cô bé thưởng thức những món ăn ngon nhất của Trung Quốc, chúng tôi đưa cô bé đến nhà hàng sang trọng nhất Nam Kinh có tên là Sư Tử Kiều và gọi món “gà hầm” xếp hàng đầu cả nước.

Sau khi cô bé biết món này làm từ vi cá thì vô cùng kiên quyết từ chối: “Cháu không thể chấp nhận được món ăn này, động vật cần được bảo vệ !” Sau đó không cần bàn cãi thêm gì nữa ! Tôi đổ mồ hôi, đột nhiên cảm thấy nể phục…

Lần bất ngờ thứ năm

Sau bữa cơm, các cháu hẹn nhau đi chơi ở khu vui chơi gần đó, ngoài con gái tôi và cô bé người Mỹ, chúng tôi còn mời thêm hai người bạn thân của con gái tôi…Chơi xong, các cháu không ngừng nói với tôi: “Mẹ ơi, người Mỹ quá giỏi luôn! Vào đến khu chơi, hai đứa bạn của con đi chơi ngay, cái gì vui thì chơi cái đó. Còn bạn người Mỹ thì kéo con vừa đi vừa quan sát trò nào có lời nhất, đi một vòng rồi mới chọn mục tiêu, bạn ấy thắng rất nhiều đồng xu, sau khi chia cho chúng con rồi mới đi tìm trò mà mình thích !”

Lần này tôi không chỉ bất ngờ, mà còn cảm động: một cô gái còn nhỏ như vậy đã biết làm thế nào để có được lợi ích lớn nhât, lúc nào cũng suy nghĩ rất kỹ lưỡng, quả thật là quá “đáng sợ!” Con gái tôi nói một câu khiến tôi cứ suy nghĩ mãi : “Mẹ ơi, cứ thế này thì sau này, chúng ta chỉ còn có thể làm công cho họ thôi!”

Những ai đã quen thuộc với nếp sống người phương Tây – nhất là nền giáo dục đậm chất Ky-tô giáo – thì hiểu rằng những “bất ngờ” trên là bình thường…

Chính vì thế không lạ gì những thừa sai truyền giáo đã sẵn sàng lên đường – trong 117 vị tử đạo được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988 thì có tới 11 vị gốc Tây Ban Nha và 10 vị gốc Pháp - và đã làm nên những diệu vợi trong tinh thần tử đạo nhờ sống trong nền giáo dục đầy nhân bản xuất phát từ Đấng nhập thề và nhập thế để dần đường…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!