Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
DÂN TRÍ

  

Thời điểm này, lác đác trên đôi ba bài viết, đã thấy nhắc đến hai chữ DÂN TRÍ viết hoa và gạch đậm…

 

Hình như đã thành một “nhịp sống”, hễ mạng xã hội đụng đến vấn đề gì đó…thì đồng nghĩa với tình trạng vấn đề ấy đang có chuyện…Mà chuyện thường thấy nhất trong hôm nay - ở xã hội này – là vấn đề đang được nói đến ấy …đã bị sói mòn đến kiệt quệ…Ở đây là vấn đề DÂN TRÍ…

 

DÂN TRÍ không còn nữa…và những người tâm huyết đang tìm cách để “phuc hồi”…

 

Dĩ nhiên “phục hồi”…là chuyện vô cùng khó…

 

Các nhà thần học trong Đạo đã cảm nhận điều đó rất rõ khi suy nghĩ về công trình tạo dựng và công trình cứu chuộc: Ở công trình tạo dựng là Lời tạo dựng của Thiên Chúa và mọi sự đều có và có một cách kỳ diệu đến độ - trong hôm nay – con người vẫn mò mẫm từng ngày để lần ra  những kỳ diệu ẩn tàng trong tạo dựng này…Ở công trình cứu chuộc là Lời của Thiên Chúa trở thành nhục thể để gặp gỡ, để tiếp xúc, để hướng dẫn…và – cuối cùng – để thể hiện qua cái chết Thánh Giá và sự sống lại vinh hiển, nhưng – qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử con người – Giáo Hội miệt mài công việc được giao…và – nhìn trong con mắt trần tục – thì quả thực kết quả có vẻ như rất hạn chế…Thật ra Giáo Hội cũng chẳng nề hà chi, bởi vì bên trong và bên trên tất cả là Thiên Chúa và quyền lực của Người…Giáo Hội luôn tin như thế…

 

Tuy nhiên khi chứng kiến sự mai một của một tinh thần sống – và trong nỗi niềm mong ước có được những điều tốt đẹp – thì  một vài suy nghĩ để sẻ chia – thiết nghĩ – cũng không hẳn là vô ích…

 

Sáng nay – ngày 9.6.2018 – mọi người được chia sẻ lá “Thư ngỏ của HĐGM.VN” do Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình của Hội Đồng gửi cho quý vị Đại Biểu Nhân Dân tại Quốc Hội về chuyện những “Đặc Khu” và đất cho thuê 99 năm…

 

Thiết tưởng đây cũng là một hành vi diễn tả “Dân Trí” của những vị có trách nhiệm trong Tôn Giáo – và đồng thời cũng là những công dân của một quốc gia…Nghĩa là – với lương tâm thiện hảo, với những suy xét chín chắn, với sự trân trọng xứng đáng – các ngài lên tiếng về một vấn đề của Đất Nước – một vấn đề mà nếu những người đại diện nhân dân - vì lý do này hay lý do khác – đành phải “bấm nút đồng ý”…thì sẽ mang lại những hậu quả khốc liệt cho Đất Nước và cho con cháu mình mai sau…

 

Vấn đề “Dân Trí” này…không ít những vị trí giả đã lên tiếng bằng cách này hay cách khác…

 

Hy vọng rằng các vị sẽ được lắng nghe…

 

Ai đó có chia sẻ về thuật ngữ Dân Trí như thế này:

 

-nếu hiểu về ngữ nghĩa của chữ TRÍ thì đấy là một từ ngữ gốc Hán, có nghĩa là khả năng nhận thức, suy đoán, ghi nhớ thuộc phần trí tuệ của mỗi con người…Cho nên Dân Trí là khả năng nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay một nhóm dân cư ở một phạm vi nhất định…

 

-nếu hiểu theo truyền thống thì Dân Trí là trình độ văn hóa chung của xã hội hoặc đơn giản chỉ là trình độ học vấn chung của người dân…
 

-nếu hiểu về “chất”…thì Dân Trí là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân…để rồi từ đó mang lại lợi ích mong đợi có được khi thực thi quyền và trách nhiệm này…

 

-và như vậy là giá trị của Dân Trí nằm ở mức độ người dân quan tâm đến các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân bao gồm hai yếu tố quan trọng là muốn làm và dám làm, và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình cách có hiệu quả…

 

Người ta cũng đưa ra những con số cho thấy chỉ số phát triển Dân Trí của con người (Human Development Index – HDI) tại Việt Nam – năm 2014 – đứng thứ 121/187 quốc gia…

 

Rồi người ta cũng nói đến con số những thạc sĩ, những tiến sĩ ở Việt Nam : hơn 100 nghìn thạc sĩ, hơn 24 nghìn tiến sĩ vào năm 2014…Dĩ nhiên đến thời điểm này – năm 2018 – thì con số này đã tăng lắm rồi …

 

Và trong phần thời sự mới đây của Đài Truyền Hình VTV I cũng vừa cho biết là tại Sài gòn, cơ quan an ninh mới phát hiện và triệt phá một tổ chức làm các loại con dấu giả để dùng trong việc buôn bán các thứ bằng Đại Học, bằng Tiến Sĩ và Thạc Sĩ…Nghĩa là không ít những thứ bằng cấp đang được sử dụng đây đó trong các cơ quan, trong môi trường giáo dục…là những tấm bằng từ cái tổ chức làm dấu giả này…

 

Và tình trạng ấy là dấu chứng  sự thiếu vắng Dân Trí nơi những thành phần này:

 

-nơi người làm bằng giả, đóng dấu giả - đương nhiên rồi – bởi vì từ chỗ cung cấp các thứ bằng giả để lấy tiền, họ đã mang đến cho đời, cho xã hội, cho tổ quốc những con người không có phẩm giá, không có trình độ, không trưởng thành – nghĩa là “không có khả năng hành xử trách nhiệm dân sự của mình cách có hiệu quả” !

 

-nơi những người mua bằng giả bằng nhiều cách và dưới nhiều hình thức…Mục đích của việc “mua bằng”…chắc chắn không có mục đích gì hơn là tìm cơ hội để thăng tiến bản thân và thu góp được những nguồn lợi lớn nhỏ nhờ tấm bằng ấy…Họ sẽ không bao giờ là những “công dân  dấn thân cho vận mạng dân tộc với hai yếu tố quan trọng là muốn làm và dám làm”

 

Khi đề cập đến vấn đề Dân Trí, cũng có người kể lại câu chuyện lịch sử của thời kỳ nội chiến giữa hai miền Nam/Bắc Hoa Kỳ (1861-1865)  thời Tổng Thống Abraham Lincoln…Câu chuyện ấy thế này:

 

Khi thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ…Kỵ binh miền Bắc cùng ba quân đoàn bộ binh vây hãm miền Nam…Bộ tham mưu quân miền Nam đề nghị phân tán lực lượng để tiếp tục chiến đấu bằng chiến lược du kích…Thế nhưng tướng Robert E. Lee – chỉ huy trưởng lực lượng miền Nam – quyết định đầu hàng…Ông đã viết thư riêng cho tướng Ulysses Grant – chỉ huy trưởng lực lượng quân miền Bắc – đề nghị sắp xếp buổi họp mặt riêng…Nhận được thư, tướng Grant cảm thấy khỏi ngay căn bệnh đau đầu trầm kha…Ông ra lệnh cho sĩ quan và chiến sĩ không được tỏ ra bất cứ hành động vô lễ nảo với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận…

 

Ngày 9 tháng 4 năm 1865, khi Tướng Lee và một vị đại tá tùy tùng cỡi ngựa qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước, đoàn quân nhạc miền Bắc đã hùng hồn thổi kèn chào đón…Hai vị tướng đưa nhau vào phòng họp, và - ở đó – họ đã vui vẻ chia sẻ những kỷ niệm…vì cả hai đã từng biết nhau và đã cùng nhau tham chiến trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ…

 

Cuối cùng thì tướng Grant cũng thú nhận: tôi đã rất ngần ngại và xấu hổ khi phải trao đổi với tướng Lee về qui luật chiến tranh: đấy là miền Nam phải giải giới, tước bỏ vũ khí và quân dụng…Đồng thời tướng Grant cũng vội vã ghi vài ba điểm nói về quân lính miền Nam:

 

-Không bị coi là phản quốc và không bị tù;

-Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ;

-Được mang ngựa và lừa về nhà để lo cày cấy vào mùa xuân sắp tới…

 

Sau khi viết về văn bản đầu hàng này, lịch sử ghi là : đây là Thỏa Hiệp của những người Quân Tử ( The Gentlemen’s Agreement) hay – có thể thêm rằng – của những người ở đẳng cấp Dân Trí cao…

 

Lúc này là 8 giờ 45 phút ngày 12 tháng 6 năm 2018, nghĩa là chỉ còn ít phút nữa thì có cuộc gặp gỡ được mọi người nói đến ở Singapore: cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên…Trong bản tin buổi sáng của VTV I…thì các biên tập viên cho thấy là có rất nhiều điểm tích cực trong cuộc họp thượng đỉnh này…
 

Dĩ nhiên vấn đề chính trị luôn bao gồm những chuyện không dễ gì để thấy trước được…

 

Nhưng chúng ta có quyền để đợi trông nơi những con người dân trí cao, biết quan tâm đến vận mạng dân tộc, muốn làm và dám làm nhiều điều cho quê hương đất nước của mình – kể cả và nhất là việc nhận mình sai và phải sửa…

 

Lẩn thẩn thế nào mà người viết lại lóc cóc về bản di chúc của vua Trần Nhân Tông…Có lẽ trong đầu vẫn rất tự hào là cha ông chúng ta – dù đã rất xa xưa – vẫn chứng tỏ mức Dân Trí cao và cái nhìn rõ để giáo huấn con cháu:

 

Các ngươi chớ quên: chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo.

Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.

Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.

Các việc trên, khiến ta nghĩ đến chuyện khác lớn hơn.

Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.

Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.

Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.

Họ gặm nhấm đất đai của ta…Lâu dần, họ sẽ biến giang sơn của ta

từ cái tổ đại bàng thành tổ chim chích !!!

 

Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn:

 

“Một tấc đất của Tiền Nhân để lại

cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.”

 

Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.

 

Không gì rõ ràng hơn…Không gì chính đáng hơn…Không gì quý báu hơn…

 

Di ngôn của người xưa mà như đang nói chuyện của hôm nay…

 

Chiến lược và mưu lược đều được vạch trần …

 

Vậy mà…

 

Nhà văn quân đội Liên Xô Nicolai Ostrovsky (1904-1936) – tác giả tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy !” – có viết:

 

Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất  trên đời.

 

Còn Chúa Giê-su thì cầu nguyện với Chúa Cha:

 

Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha giữ gìn họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để - nhờ sự thật – họ cũng được thánh hiến.” (Gio17,15– 19)


 

Lm  Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!