Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
“GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM”

 

Thành ngữ này có lẽ xa lạ với giới trẻ trong hôm nay…

Đấy là đầu đề của tác phẩm kinh điển của nhà văn xứ Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu (1916 – 1992) – một Linh Mục Chính Thống Giáo…Cuốn sách được tác giả viết trong thời gian bị giam cầm…và được ông dịch sang tiếng Pháp rồi xuất bản vào năm 1949 tại Paris…

Tác phẩm lên án việc xã hội kỹ thuật hóa đẩy máy móc lên một giá trị thượng đẳng để rồi hạ phẩm giá con người xuống tận cùng bằng con số 0…Nhân cách con người bị chủ thuyết đề cao kỹ thuật máy móc chà đạp cùng với những hệ lụy của việc tranh dành vị thế giữa các cường quốc, các chủ thuyết…đưa con người vào ngõ cụt của chết chóc…

Có chăng là chút hy vọng “phục hồi” xã hội con người …như lời của vị Linh Mục Chính Thống Kogura trong truyện nói:

“Sau cùng rồi Chúa cũng lại phải xót thương con người, như Chúa đã “từng thương hại nhiều lần”…Và, giống chiếc thuyền của ông No-ê trên “lượn sóng trận đại hồng thủy”, vài người thật là người, còn giữ được “chân tính”, sẽ nổi trôi trên trận vận xoáy nhiễu loạn của của “đại nạn tai ương tập thể ” này…Và chính nhờ mấy người ấy mà loài người sẽ được “bảo tồn, cứu vãn” như đã trải qua bao lần trong lịch sử…”

Hình ảnh rất đẹp của nàng Suzanna  mười mấy năm mòn mỏi đợi chờ chồng – với vô vàn những dồn dập xảy đến – nàng vẫn kiên trì trong chiếc áo dài màu xanh…để dành cho giây phút hội ngộ…Chiếc áo dài màu xanh mà nàng đã mặc cách đây 13 năm khi quyết định bỏ nhà trốn theo Moritz – chồng mình…Cả hai đều rất thích nó…Nàng đã mang nó suốt mấy tuần đầu của thời gian “trăng mật”…Trải qua những biến cố đời mình dựa trên những thăng trầm của giòng lịch sử giai đoạn ấy, nàng luôn luôn giữ thật kỹ chiếc áo dài màu xanh dễ thương…để quyết định mặc nó…khi người chồng trở lại…Và Moritz thấy vợ mình chẳng thay đổi gì bao nhiêu…Dĩ nhiên tóc nàng có bạc đi, da nàng nhiều vết nhăn hơn, nhưng trong chiếc áo dài màu xanh ấy, nàng vẫn như…“trong cuộc tình nồng thắm bên đồng cỏ làng Fantana khi họ còn son trẻ”

Đấy là “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm”…Và “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” trở thành thành ngữ của niềm hy vọng, của sự phục hồi những giá trị chân chính của con người khi vượt qua ranh giới 24 giờ ngày/đêm của cuộc sống trần ai – một sự vượt qua có thể là của hôm nay, của từng ngày…và cũng có thể là một lần cho miên viễn…

Người viết bỗng nghĩ ngay đến thành ngữ dễ thương này khi đọc tin ông Trần Thiện Khiêm nhận lãnh bí tích Rửa Tội vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá – 25 . 3. 2018 vừa qua - ở tuổi 96…với tên thánh Phao-lô…

Dĩ nhiên ông là người có danh phận và có chức phận…

 Nhưng người viết không muốn đề cập đến…và chắc chắn bản thân ông cũng không nghĩ đến cái danh phận , chức phận…khi quyết định đến với Chúa…

Đơn giản : ông chỉ là một người muốn trở thành con của Chúa…thế thôi…

Ông là người của “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm”…

Anh trộm lành cùng bị treo với Chúa Giê-su trên đỉnh Sọ cũng là người của “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm”…

Cái anh chàng cai tù viết thư cho Đấng Đáng Kính Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận thời điểm ngài còn trong trại giam:

Anh Thuận thân mến,

Tôi đã hứa với anh là sẽ cầu nguyện cho anh. Mỗi Chủ Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông Lavang, tôi lấy xe đạp vào trước Đền Thờ Đức Mẹ vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập Nhà Thờ rồi. Tôi cầu nguyện như thế này: Thưa Đức Mẹ, tôi không có Đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa cầu nguyện cho anh Thuận nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy.

Anh ta cũng là con người của “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm”…

Chắc chắn rồi mỗi chúng ta – muốn hay không muốn – chúng ta vẫn có “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” của mình…

Lần nào đó – lâu lắm rồi – có anh chàng cán bộ có vẻ khá hăng hái: ông có Đạo – tôi không có Đạo…Chúng ta trao đổi một chút về hữu thần – vô thần đi…

Người viết mỉm cười: Nếu đơn giản hiểu cách nôm na chuyện hữu thần là tin có thần minh và chuyện vô thần là không tin có thần minh…thì câu chuyện anh muốn trao đổi…là chuyện của hai cái đầu gối !!! Nhưng nếu thực lòng muốn hiểu…thì xin anh hãy nhìn những người tin Chúa sống như thế nào và những người không tin sống làm sao đã…rồi ta đi tiếp…cho đến khi tìm thấy…

Nói đến đây chợt nhớ tới trải nghiệm được Đấng Đáng Kính Phan-xi-cô Xa-vi-ê – thủa còn sinh thời – kể lại trong tập viết “Năm chiếc bánh và hai con cá”:

Điều khó hiểu nhất đối với chiến sĩ gác tù là thái độ tha thứ yêu thương địch thù của mình.Có hôm, mấy anh gác hỏi tôi:

-Ông có thương chúng tôi không ?

-Có chứ, tôi yêu thương các anh cách thành thực, không có gì là khách sáo đâu !

-Kể cả khi người ta giam ông, mất tự do, năm này sang năm khác ? Không xét xử gì cả ?

-Anh nghĩ lại bao nhiêu năm ở với nhau , tôi làm sao giấu được. Tôi thực sự yêu thương các anh.

-Chừng nào được tự do, ông có sai giáo dân của ông trả thù không ?

-Không ! Tôi vẫn tiếp tục yêu thương , dù các anh có muốn giết tôi.

-Nhưng tại sao lại yêu kẻ thù hại ông ?

-Vì Chúa Giê-su đã dạy tôi yêu thương…Nếu tôi không tuân giữ lời Người dạy, tôi không đáng gọi là Ky-tô hữu nữa…

Hẳn là những người trao đổi với Đấng Đáng Kính của chúng ta trên đây cũng có “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” của họ…Những “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” ấm áp và hoan lạc của sự “trở về”- vốn là niềm vui của thiên đàng cũng như trần thế - niềm vui tìm lại khung cửa gia đình mình, nơi bóng Người Cha luôn luôn ở trong tình trạng phóng tầm mắt ra xa để trông chờ, để ngóng đợi: Ông không đợi để đón chào ông nọ, bà kia…với chức danh và chức phận, nhưng là để “ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”( Lc 15, 20) một đứa con – đứa con của “Giờ Thứ Hai Mười Lăm”…

Tôi có “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” của tôi…

Bạn có “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” của bạn…

Điều chắc chắn chúng ta phải sống: đấy là làm cho “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” của mỗi chúng ta phải là giờ của Sum Họp và giờ của Hoan Lạc…

Alleluia ! Alleluia !

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!