Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
NGƯỜI “BIẾT” CHẾT…

  

“Biết”…chết…là chút cường điệu để thành “văn” thế thôi…


 

Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sài-gòn đã chính thức thông báo về cái chết của Đức cố Tổng Giám Mục Phao-lô…và – trên những trang báo mạng Công Giáo – cũng đã có những bài viết về Đức Tổng. Đặc biệt Đức Cha Già Gio-an Bao-ti-xi-ta Long Xuyên – khi biết tin – cũng có ngay một bài viết với lối viết đánh dấu từng đoạn nho nhỏ ngài vẫn thường dùng thời gian năm bảy năm sau này…
 

Ở đoạn thứ 8, Đức Cha Già thuật lại cuộc trao đổi ngắn với Đức Tổng trước khi Đức Tổng lên đường đi Roma:

 

8. Mấy ngày trước khi Đức Tổng đi Roma, tôi gọi điện thăm ngài. Tôi nói với ngài một lời thân mật: “Đức Tổng Bùi nên nhớ mình đứng đầu Giáo Tỉnh. Vì thế nên đi thăm anh em, trong đó có tôi là kẻ già yếu sắp chết rồi”. Ngài trả lời: “Chưa chết đâu, chúng ta còn gặp nhau.” Ai ngờ bây giờ tôi còn sống, mà ngài đã chết. Tuy sao, chúng tôi vẫn còn gặp nhau một cách thiêng liêng.

 

Bàn cơm Nhà Hưu Dưỡng mấy ngày này cũng thường có những câu hỏi “ở ngoài thẩm quyền” như : Đã đưa xác Đức Tổng về chưa nhỉ ? Bao giờ mai táng ? Nghi thức đón đưa như thế nào?...Thôi thì cũng cảm thông cho các cụ già…không có mấy chuyện để nói và cũng không cập nhật tin tức…nên tất cả chỉ dựa vào những gì có ở trên mạng…kiểu “bách khoa Google” vậy thôi…

 

Người viết nói về chuyện “biết” chết…

 

Tiên vàn “biết” chết…là biết mình sẽ chết…Cái “biết” này…ai ai cũng biết, vì nó là chung cho tất cả theo cái qui trình sinh – lão – bệnh – tử…mà đã sinh ra làm người thì chắc chắn sẽ chết – hoặc là do bệnh, hoặc là do già…Chết vì tai nạn hay tự tử…thì có lẽ cũng được xếp vào cái “chết” do bệnh – tâm thần hay trầm cảm…

 

Thế nhưng chết như thế nào và ra làm sao…thì không ai biết trước được…Chỉ khi nào cái chết đến…thì mới thấy…và là những người còn sống thấy chứ không phải những người đã chết…Nhà Hưu Dưỡng có “cụ”  lui tới bệnh viện một năm vài ba lần, lần nào cũng cấp cứu…và nằm trong phòng “tích cực”- nơi mà thần chết coi như nhà mình, vì ngày nào cũng có cảnh lặng lẽ cuốn “ra” khiêng đi, nhưng “cụ” nhà ta…vẫn oai hùng ra về sau một vài tuần “tích cực” hết thuốc này đến thuốc kia…Đức Cha Già Long Xuyên ở đoạn số 8 trên đây cũng phải thốt lên: Ai ngờ bây giờ tôi còn sống, mà chính ngài đã chết…

 

Thế nhưng Chúa Giê-su – trong thân xác phàm nhân – thì Người lại biết và biết rất rõ Người sẽ chết khi nào và ra làm sao , bởi vì – nơi Người – mọi sự đều là vâng theo ý Chúa Cha…và ý của Chúa Cha…thì có “giờ” của Người…Vả lại, ngay sau cái chết là sự Sống Lại…Cho nên những ai tin vào Chúa - ở một phương diện nào đó – cũng như thấy trước cái chết…để mà sống lại…của chính mình trong Đấng chết và sống lại…

 

Trong cuộc đời rao giảng của Chúa trên trần gian này, Người nhiều lần loan báo về cái chết của Người, cụ thể là :

 

Trong Tin Mừng Nhất Lãm: ba lần  : - Mt 16,21 – 23 (Mc 8,31-33; Lc 9,22) ; - Mt 17, 22-23 (Mc 9, 30 -32; Lc 9, 43b-45) ; - Mt 20, 17-19 ( Mc 10, 32-34; Lc 18,31-34)

 

Và trong Tin Mừng Gioan là chuyện Người loan báo về việc “Người sắp ra đi” ở Gio 18, 33-34…

 

Cho nên Người biết rất rõ Người sẽ chết như thế nào và mục đích để làm gì…vì tất cả nằm trong kế hoạch của Ơn Cứu Rỗi dành cho nhân loại và từng con người một ở trần gian này…

 

Những người tin Chúa – nhìn vào sự “biết” chết nơi Đức Giê-su tử nạn và phục sinh…để suy nghĩ và điều chỉnh cuộc sống hôm nay của mình dựa trên những huấn giới của Chúa được các tác giả Tin Mừng ghi lại và Giáo Hội hằng ngày vẫn lên tiếng hướng dẫn chúng ta…Nhờ đó, chúng ta sống sâu xa trải nghiệm của dân gian:

 

Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức Trời dành phước cho

 

Thế nhưng sự “biết” chết còn mang nhiều ý nghĩa tích cực khác nữa…

 

Thời gian còn làm mục vụ Giáo Xứ, thú thật là – tuy có nhiều dịp gần gũi với người hấp hối – nhưng bản thân người viết cũng không nghĩ nhiều về sự chết…Thậm chí có những lần – sau khi cử hành bí tích cuối cùng cho bệnh nhân – người viết đứng lại chứng kiến sự giã từ trần gian từ từ…và cảm nhận hơi lạnh thoát dần ra từ cái thân xác đôi chút co giật ấy…để ngấm dần vào thân xác của chính mình…Thế nhưng khi về Nhà Hưu Dưỡng…thì lại thấy rõ hơn đôi chút về cái “biết” chết…Chúa dành cho con người – mỗi người một khác – và tùy từng trường hợp – một cách khá là mầu nhiệm – Chúa như có một sự hối thúc nào đó…để người sắp được gọi về có thể giải quyết được những vướng mắc giúp cho đương sự thanh thản hơn trong cuộc vượt qua của mình…Điều ấy…người viết cảm nhận được nơi Đức cố Giám Mục Phao-lô – nguyên Giám Mục Giáo Phận Nha Trang…Ngài rất khổ sở về chuyện “ô nhiễm tiếng động” đo công trình xây dựng ngay bên cạnh Nhà Nghỉ Dưỡng…nên đã phải “di tản” qua Nhà Xứ Giáo Xứ Thanh Hải để tìm chút yên tĩnh…Những ngày cận tết năm Đinh Dậu, công nhân nghỉ tết…và bầu khí lặng tĩnh, ngài chào mọi người trong Nhà Xứ Giáo Xứ Thanh Hải để trở về Nhà Nghỉ Dưỡng…với những lời chào có tính cách chia tay lâu dài…Vài ba tuần còn lại ở Nhà Nghỉ Dưỡng, ngài sắp xếp những công việc tư riêng của mình khá là gọn gàng – kể cả chuyện chia ý lễ cho các cha Nhà Nghỉ Dưỡng…Và ngài được đưa đi bệnh viện…Lễ Giỗ của ngài vừa được Giáo Phận cử hành vào ngày 13.2.2018 – ngài mất ngày 14.2.2017…Thì ra khi cần, Chúa cũng cho chúng ta những thúc giục khá là rõ để chúng ta “biết” chết…Dĩ nhiên là chúng ta cũng phải tế nhị đủ để lắng nghe những thúc giục ấy…

 

Có một sự “biết” chết…mà – một cách phàm phu tục tử - người viết thoáng nghĩ tới…là “biết” chết…để có lợi cho anh em của mình…

 

Thánh Phao-lô – trong lá thứ gửi cho tín hữu thành Phi-li-phê – diễn tả sự “biết” chết ấy như thế này:

Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng : ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ky-tô, điều này tốt hơn bội phần ; nhưng ở lại đời này thì cần thiết hơn, vì anh em. Và tôi biết chắc rằng tôi sẽ ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em. ( 1, 23 -25 )

Vào giai đoạn ấy thì thánh Phao-lô đã “ở lại”…và - ở giai đoạn này – thì Đức Tổng Giám Mục Phao-lô đã “ra đi”…Đương nhiên là cả sự “ở lại” của người này và sự “ra đi” của người kia…đều là vì anh em của mình…Anh em trong nghĩa hẹp là giữa các Đấng các Bậc với nhau…và anh em trong nghĩa rộng là toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Việt nam này…

 

Sự “biết” chết cuối cùng mà người viết muốn suy nghĩ tới…là sự “biết” chết tại Roma, trong khi đi Ad limina…”Biết” chết “ngay trên quê hương” của mình, giữa những luyến lưu của sự sum họp huynh đệ…để rồi lại được chuyển về để “an nghỉ” tại nơi “chôn nhau cắt rốn”…”Biết” chết cách tuyệt vời…

 

Những ngày cận kề việc tưởng niệm cuộc Thương Khó – Tử Nạn – Phục Sinh  của Chúa Giê-su – Đấng Cứu Rỗi , việc Đức Tổng Phao-lô được Chúa gọi về trong một hoàn cảnh có thể nói là hiếm…thì dĩ nhiên là gợi nên nhiều nhiều những suy nghĩ…
 

Người viết suy nghĩ về việc ngài “biết” chết…

 

Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho linh hồn Đức Thầy Phao-lô được lên chốn nghỉ ngơi


 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!