Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
“ÔNG PARK, HÃY BỊT TAI LẠI…”

 

 

Trong mục “Mỗi Tuần Một Chuyện” của tờ Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 21.1.2018, nhà báo có 20 năm viết bình luận thể thao đã chạy “tít” như vậy…để có lời khuyên dành cho HLV Park Hang Seo về những lời tung hô dành cho ông sau chiến thắng của Việt Nam trước tuyển Úc tại vòng chung kết U.23 châu Á…

 

Và nhà báo Thảo Nguyên bảo rằng: ông có lời khuyên ấy…là vì “người Việt chỉ thích thắng, từ giải bé đến giải to, bất chấp tình trạng nền bóng đá đỉnh cao của nước nhà – thể hiện qua thước đo V-League đang có nhiều “bệnh tật”.

 

Người viết không phải là một “tín đồ” của túc cầu giáo…và nhất định không là một “fan” cuồng…vì ngày xưa – khi còn mài đũng trên ghế trung học – cũng giày, cũng áo…với các bạn đồng môn…để chạy theo bóng…ở những trận đấu giữa trường này, trường kia vậy…”Nghề của chàng” là hậu vệ - nghĩa là chủ yếu lấy cái thân cục mịch để “ẩy” đối thủ…hầu giúp thủ môn nhà “nhặt” bóng cho dễ…

 

Lúc này thì đã U.80 rồi…nên không thấy hứng mấy với chuyện “chạy theo bóng” ấy nữa, nhưng mấy vị U.80 – 80 – và trên ngưỡng 80 một xí…ở trong Nhà Nghỉ Dưỡng…thì vẫn còn “sung” lắm – dĩ nhiên là bằng mồm thôi…Ngày ba bữa – sáng, trưa, chiều – toàn thấy chuyện bóng đá ở bàn nhà cơm…làm người viết cũng không thể cứ ngồi câm như hến hoài…bèn quyết định “theo dõi”…

 

Và – quả đúng như vậy – U.23 Việt Nam đã có những trận thắng “thuyết phục” , nghĩa là khẩu phục và tâm phục…vì có những “pha” cắt bóng, những đường chuyền bóng…và những “pha” xử lý bóng…có kỹ thuật…có chiến lược …và có chiến thuật…

 

Trước trận chung kết với Uzbekistan, ông bạn già Giám Đốc Nhà Nghỉ Dưỡng có đùa : “cược” chứ ? Người viết cười cười: mấy thùng ? Lão kia lắc đầu: miệng thôi ! Là bởi vì “lão” thuộc hàng vị vọng, kiêng rượu thịt…và chay trường !!! Lão buột miệng: chắc là 3/1 quá ! Người viết bảo rằng: 2/1 thôi…Đâu mà tệ thế… Và đúng là 2/1-phần thắng thuộc về Uzbekistan…Thế nhưng hình như khi “cược” thì chỉ tính hai trận chính thức thôi…Trận phụ không tính…Như vậy là một đều…Không anh nào được gì…vì – khi cược – cũng chẳng có thùng nào hết…

 

Anh bạn phóng viên chuyên viết bình luận bóng đá ấy - khi so sánh với đội tuyển Uzbekistan – bảo rằng: Đặt lên bàn cân, dĩ nhiên các chàng trai Việt vẫn kém thế. Nhưng họ có một vũ khí mà ai cũng sợ, đó là sự hưng phấn – một thứ vũ khí mà trong thể thao không phải cứ có tiền là mua được, không phải cứ to khỏe, có truyền thống là có sẵn trong túi.

 

Thứ vũ khí này đương nhiên là từ tầng tầng lớp lớp những cổ động viên tại sân đấu cũng như trong các gia đình trên khắp mọi miền đất nước…Buổi chiều ngày trước trận chung kết, hai vợ chồng đứa cháu dắt nhau đến thăm, nói chuyện bóng đá, thấy chúng hỏi nhau xem đứa nào thì coi ở quán nào…Thì ra mỗi đứa đều thuộc một nhóm “fan” khác nhau…và sự hưng phấn của các nhóm “fan” ấy tạo nên hưng phấn cho đội tuyển, bởi vì “fanatique” có nghĩa là hưng phấn  mà…Xét về mặt bày tỏ hưng phấn…thì “fan” Việt thuộc ngoại hạng về mọi mặt…

 

Trong mục “người hâm mộ” của Tự Điển Bách Khoa trên Google đã có một cái nhìn thoáng qua về “ fan cuồng” ở đôi ba nước…và về Việt Nam thì người viết thấy có những dẫn chứng như thế này:

 

- fan cuồng đối với các ca sĩ , diễn viên ngoại quốc hay trong nước…đến độ bỏ học, bỏ thời gian, công sức…và thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm…để có tiền, rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên mà không cần nhận được bất cứ gì…Đặc biệt còn có trường hợp đưa thần tượng lên bàn thờ, thường xuyên thắp nhang đèn cho thần tượng…

 

- fan cuồng tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí dọa tự tử để có thể có vé hoặc ra sân bay chầu chực hầu có thể được tận mắt nhìn thấy thần tượng…Lắm bạn đợi chờ, chấp nhận đói khát…để nhìn thấy thần tượng…rồi bật khóc, ngất xỉu…

 

- có những chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên ngoại quốc ( nhất là Hàn Quốc)…thì “fan cuồng”…bất chấp nắng mưa, nhịn đói nhịn khát, bất chấp những chê trách quanh mình…miễn sao có dịp biểu lộ cảm xúc…với thần tượng…Có những cô gái trẻ chạy theo xe thần tượng, bám tay vào cửa kính vật vã khóc…để tỏ lòng ngưỡng mộ…

 

- có những “fan cuồng” ở Hà Nội – đất Tràng An thanh lịch – đã xúm nhau hôn lên chiếc ghế thần tượng đã ngồi…và coi đây như một hành động không nơi nào có trên khắp cả thế giới…

 

Không lạ gì mà các diễn viên, ca sĩ ngoại quốc rất thích đến Việt Nam…và các diễn viên, ca sĩ trong nước – nhiều người cũng đầy những ảo tưởng…

 

Các cầu thủ tuyển U.23 của chúng ta – những ngày qua – được sống trong bầu không khí như vậy…Thôi thì các bạn cứ tận hưởng sự cuồng si ấy đi, bởi vì đâu dễ…Đã lâu lắm rồi mà…trong lãnh vực thể thao…

 

Tuy nhiên người viết thấy sao sao ấy…những dồn dập, tới tấp các khoản thưởng từ các công ty, các đại gia… được xướng lên: nó mênh mang chút chút đắng cay…Những phần thưởng và khích lệ của Nhà Nước là chuyện đương nhiên…Nhưng giả như các khoản thưởng khác được trao kín đáo hơn…có lẽ  có chút trân trọng đối với các tuyển thủ của chúng ta…Và như vậy thì lại không đáp ứng được tiêu chí “rating – tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một chương trình qua số lượng các quảng cáo”…

 

Hôm nay là ngày 2/2…và còn 7 ngày nữa là đến Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 tại Pyongchang – Hàn Quốc…Dịp Thế Vận Hội này, hai miền Triều Tiên đã có dịp ngồi lại với nhau để có được những “chung lưng đấu cật” hiếm hoi mang tính “thống nhất” vô cùng quý giá cho người dân của cả hai miền…Nghĩa là không ít thì nhiều, thể dục thể thao cũng là lãnh vực mang chở những vui buồn của “địa – chính trị”…

 

Thử điểm lại dăm bảy sự kiện :

 

- Thế vận hội Olympic Berlin năm 1936…Năm 1931, Ủy Ban Olympic Thế Giới đã bỏ phiếu thuận cho Đức quyền đăng cai Olympic 1936, nhưng là thời điểm trước khi Đức quốc xã nắm quyền điều hành nước Đức…Khi tổ chức…thì Đức quốc xã muốn lợi dụng thể thao để biến Thế vận hội thành sự kiện quảng cáo cho chủ nghĩa phát-xít…Tiêu biểu là chuyện các vận động viên Đức gốc Do Thái không được thi đấu !!! Mỹ tẩy chay vì thấy vi phạm hiến chương Olympic…Ủy Ban Olympic phải ra mặt dàn xếp…

 

- Word Cup 1942 và 1946 bị hủy bỏ…do ảnh hưởng của thế chiến thư II…

 

- Các nước châu Phi tẩy chay Olympic: Ở Olympic 1956, các nước Ai cập, Liban, Iraq tẩy chay Thế Vận Hội để phản đối sự xâm lăng của đế quốc Anh, Pháp trên đất nước họ…Olympic 1976, 25 nước châu Phi kêu gọi đuổi New Zealand khỏi Thế vận hội vì nước này đã chơi xấu trong giải thi đấu bóng bầu dục…IOC không chấp nhận, vì bóng bầu dục không có trong chương trình thi đấu của Olympic…25 nước châu Phi gọi đội tuyển của mình về nước…

 

- Rắc rối Đông và Tây Đức…Khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tranh cãi với Ủy Ban Olympic về việc có nên xem Đông Đức là quốc gia độc lập để tham dự Olympic hay không…Rắc rối tạm thời được giải quyết khi Đông và Tây Đức bằng lòng gộp chung thành một đội tuyển để tham dự hai kỳ Olympic mùa Đông và mùa Hè năm 1956…

 

- Thảm sát đẫm máu tại Thế vận hội Olympic Munich năm 1972…Trong khi Olympic đang diễn ra thì ngày 5.9.1972, nhóm khủng bố Black September đã đột nhập làng Olympic và bắt cóc 11 vận động viên Israel làm con tin để đòi chuộc lại 234 tù nhân Palestine…Yêu cầu không được chấp nhận, bọn khủng bố đã giết 2 con tin, giữa lại 9 con tin để tẩu thoát…Cảnh sát Đức bao vây…9 con tin còn lại bị giết…5 tên khủng bố bị hạ…

 

- Word Cup 2010 ở Nam Phi: cầu thủ Triều Tiên bị trừng phạt vì đã để thua cả ba trận, trong đó trận cuối thua 0 – 7 trước Bồ Đào Nha…Trở về nước, toàn bộ cầu thủ bị phạt đứng trên Cung Văn Hóa nhân dân tại Bình Nhưỡng để các quan chức có liên quan luận tội, bị đưa đi lao động khổ sai một năm và bị trục xuất khỏi Đảng Lao Động Triều Tiên…

 

Và tận dụng những rộn ràng của thể dục, thể thao…để khỏa lấp chuyện này, chuyện khác trong xã hội…là chiêu trò phổ thông nhất của những người làm chính trị ở mọi quốc gia trên thế giới…

 

Anh bạn viết bình luận thể thao đã nhìn vào một loạt những HLV trước từ ông Miura, ông Henrique Calisto, Alfred Rield,  Edson Tavares đến ông Colin Murphy…để nhắn nhủ : ông Park, hãy bịt tai lại…Tuy nhiên các vận động viên U.23 là những chàng trai sinh ra vào khoảng thập niên 90, nghĩa là thời điểm sữa sèo và thực phẩm hằng ngày tương đối cũng đã dồi dào và có lẽ là có chất lượng…hơn hôm nay – khi mà người ta đã quá ư kinh nghiệm trong lãnh vực hàng giả, hàng nhái…Nghĩa là – nếu có sợ - thì lại phải sợ từ thời điểm này…

 

Tuy không là “tín đồ”, nhưng khi dùng cơm, anh em quanh mình có những chia sẻ này khác về U.23 và những diễn biến to nhỏ…thì cũng lắng nghe…

 

Có anh bạn góp một hình ảnh: hình ảnh ông Park gắp một món ăn đưa vào miệng một cầu thủ…rồi cười cười rút lại… cho vào miệng mình…Thú vị đấy chứ…Thầy là thầy…Trò là trò…Nhưng thân tình để có sự đùa giỡn vui vẻ với nhau…là chuyện không dễ ở Việt Nam đâu…Ông Thầy Giê-su của chúng tôi cũng có những giây phút thật đẹp để học trò của mình có thể tựa đầu vào ngực…
 

Cũng có anh ghi lại một câu nói: khi ông Park chia sẻ là ông lo từng khẩu phần cho cầu thủ và rất vui thấy BTC thuận theo yêu cầu của ông…Rồi ông chêm: nhưng cầu thủ Việt Nam ăn xong là đứng lên, không chung tay giúp dọn dẹp chén dĩa cho ban hậu cần…

 

Đấy là những chia sẻ nho nhỏ những anh em chung bàn đưa ra thôi…nhưng thật là quý giá…Ông Park, hãy bịt tai với những lời có cánh…và cũng hãy thân tình để giúp các cầu thủ của chúng tôi có nhân cách hơn…Họ sẽ hay cả trong chiến lược, chiến thuật…và cương vị làm người…

 

Đương nhiên là không ai có thể quên rằng: ở phút thứ 119 của trận đấu, Uzbekistan đã thắng…Bàn thắng do cầu thủ cao nghều mới được đưa vào sân: anh chàng Andrey Sodorov…

 

Cá cược…thì người viết và ông bạn Giám Đốc Nhà Nghỉ Dưỡng không ai thắng, chẳng ai thua…

 

Với chức vô địch bóng đá châu Á 2018 này thì Uzbekistan đã đạt…

 

Nghĩa là ở chiến lược, chiến thuật…thì ngang ngửa…

 

Nhưng những người tin thì lại có thêm một sức mạnh nữa…còn mãnh liệt hơn cả cái sức mạnh của hưng phấn: ấy là Ơn Trên…

 

“Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” – ngạn ngữ rất quen thuộc với người Việt Nam…

 

“Kẻ khù khờ”  hôm ấy là anh chàng Andrey Sidorov này, vì – trước khi vào sân – anh đã sốt sắng ghi hình thánh giá trên mình anh…


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!