Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
KỲ DIỆU TIẾNG KHÓC SƠ SINH…

 

VTV2 đang trình chiếu bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký …

Đồ Long Đao xuất hiện…

Người ta rỉ tai nhau: ai có được  Đồ Long Đao…sẽ trở thành “đệ nhất võ lâm”

Thiên Ưng giáo đã đoạt được thanh đao mang nhiều huyền thoại ấy và quyết định tổ chức hội Dương Đao Lập Uy trên Vương Bàn Sơn để khoe khoang tầm vóc của giáo phái mình…

Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn – con sư tử bờm vàng trong võ lâm – đã xuất hiện và đoạt thanh đao…đồng thời quyết định giết đi toàn bộ những người có mặt với “tiếng hống sư tử” – một tuyệt kỹ -  để họ trở nên điên điên khùng khùng và loại trừ lẫn nhau hầu “bịt đầu mối”sự kiện xảy ra này, trừ Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn…Sở dĩ ông tha cho hai người là vì họ đã thắng được ông trong một cuộc tỷ thí cao thấp…khi Trương Thúy Sơn lấy bút pháp lồng vào kiếm pháp  – một tuyệt kỹ do sư phụ Trương Tam Phong truyền thụ - để viết 24 chữ  vào vách núi thành một bài thơ vịnh Đồ Long Đao…Tạ Tốn chịu thua vì không viết được như vậy…Và – như đã giao ước với nhau – Tạ Tốn phải dắt hai người rời Vương Bàn Sơn…

Lênh đênh trên biển cả , Tạ Tốn tìm cách giết hai người nhưng không được…Sóng gió đầy đưa, bè của họ trôi dạt đến tận Bắc Cực và tấp vào một hoang đảo mà họ đặt tên Băng Hỏa Đảo vì có cả băng tuyết lẫn núi lửa…Khi tranh dành sự sống giữa vùng băng giá ấy , Ân Tố Tố đã dùng phi đao của mình đâm mù hai mắt Tạ Tốn…Ông trở thành điên loạn…và dần dần câu chuyện đời của ông được tỏ bày…Từ đó họ dựa vào nhau để tồn tại …

Võ Đang Ngũ Hiệp Trương Thúy Sơn và Thiên Ưng Tử Vi đường chủ Ân Tố Tố là một cặp đôi đặc biệt…Thiên Ưng giáo hành tẩu giang hồ với chủ trương là giết và giết…đến độ nhiều khi trở thành “ lạm sát”…Trương Thúy Sơn thì lại là đệ tử của phái Võ Đang – một danh môn chính phái…Cặp đôi này trở thành một hòa quyện giữa chính và tà, giữa tà và chính…Nơi họ không còn là chuyện chính hay tà…mà chỉ là tình yêu…và tình yêu làm nên những diệu kỳ… Ân Tố Tố đã nói với Trương Thúy Sơn: muội nhất định sẽ thay đổi…Và quả thật là như thế: từ một tay kiếm “lạm sát”, nàng đã trở thành người vợ hiền, người mẹ đảm đang và cả “người hàng xóm tốt bụng” với Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn lúc nào cũng hò hét điên loạn…

Thế rồi một đêm nọ, giữa bão tuyết vùng Băng Hỏa Đảo, giữa sự cuồng điên của “con sư tửbờm vàng” không thèm đếm xỉa gì đến những ưu ái của đôi vợ chồng trẻ Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn dành cho mình…thì vang vọng tiếng khóc của một trẻ sơ sinh…Tất cả như bất động: cả bão tuyết lẫn “con người không còn biết sợ bất cứ ai và không ngại làm bất cứ việc gì mình muốn làm” Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ấy... “Tiếng khóc trẻ thơ mới sinh ngày nào”…chợt vang lên trong thẳm sâu cõi lòng ông…Ông run rẩy buông cây đao Đồ Long và lê từng bước đến gần tiếng khóc…Bà mẹ Ân Tố Tố ôm chặt con mình như một quyết tâm bảo vệ…Tạ Tốn năn nỉ xin được ôm cậu bé…Trương Thúy Sơn đưa mắt nhìn vợ…rồi bồng cậu bé đặt vào vòng tay Tạ Tốn…Đôi mắt thất thần chợt ứa hai hàng lệ: Ôi ! Con ta ! Vô Kỵ…Ngay sau đó, họ kết nghĩa huynh đệ…và Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn trở thành nghĩa phụ của cậu bé vừa sinh…Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn xin người “ đại ca” kết nghĩa đặt tên cho con mình…Kim Mao Sư Vương đặt tên cho cậu bé là Vô Kỵ…Cả Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn đều không hiểu tại sao ông lại đặt tên cho con mình là Vô Kỵ…Và câu chuyện đời tội nghiệp của Kim Mao Sư Vương được thố lộ…

Vô Kỵ là tên đứa con sơ sinh của Tạ Tốn …

Gia đình ông gồm vợ và con đã bị chính sư phụ mà mình kính yêu – Nguyên Phích Lịch Thành Côn – hãm hiếp và giết chết nhằm phá hoại Minh Giáo…

Sau khi gây án, Thành Côn bỏ trốn và biệt tăm giang hồ…Không kềm nổi nỗi đau đè nặng trong lòng, Tạ Tốn liên tục “lạm sát”để buộc Thành Côn xuất hiện…Từ đó, ông trở thành kẻ thù của mọi người…

Và – với tiếng khóc sơ sinh của đứa bé con của Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn – Kim Mao Sư Vương chợt bừng tỉnh: con người “tính bản thiện”…trở lại với ông…Sau những năm tháng dạy dỗ cho nghĩa tử quý yêu của mình, ông quyết định thúc giục Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố phải đưa Vô Kỵ về Trung Thổ, bởi vì ông biết Trung Thổ - tuy là nơi vô vàn hiểm nguy, vô vàn gian trá – nhưng lại là chốn phải sống để Vô Kỵ trải nghiệm và được công nhận…Bản thân ông tình nguyện ở lại Băng Hỏa Đảo một mình để tiếp tục suy nghĩ về bí ẩn của thanh đao Đồ Long…Sau nhiều tháng năm ngẫm nghĩ, ông vẫn không sao hiểu được câu sấm trên Đồ Long Đao: Võ lâm chí tôn – Bảo đao Đồ Long – Hiệu lệnh thiên  hạ - Mặc cảm bất tòng – nên cho rằng những gì thiên hạ đồn đại về cây Đao này chẳng qua cũng chỉ là những chuyện nhằm tung hỏa mù…vậy thôi…

Ông trở lại Trung Nguyên và bị bắt giam trên Thiếu Lâm Tự…

Khi Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược giải thoát ông…thì – trong một cuộc hỗn chiến với quần hùng – ông nhận ra Thành Côn…nay đã thành hòa thượng Viên Chân…Giao đấu một trận kịch liệt, Tạ Tốn đâm thủng hai mắt Thành Côn, phế bỏ võ công và bức bách Thành Côn vào thế một sống hai chết…Giữa lúc đó, Tạ Tốn chợt nhớ lại tất cả những gì mình đã trải qua…và thấy rằng việc trả thù này của mình…thật là vô nghĩa…Nếu có giết chết Thành Côn…thì nỗi đau kia vẫn anh ách trong lòng…Vậy là ông quyết định “buông đao thành Phật”…Ông quy y, chấm dứt quãng đời đầy những cuồng nộ và sóng gió…

Tiếng khóc chào đời của hài nhi Vô Kỵ đã làm cho trái tim bá đạo và hận thù của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn lắng xuống, dịu lại và trở thành một người nghĩa phụ tốt, người anh cả dễ thương…để rồi cuối cùng –  bừng tỉnh về sự hư vô, trống rỗng của hận thù, chém giết – ông tự phế võ công, xuống tóc…đi tìm sự an nhiên tự tại, diện đối diện với Vô Cùng…

Dĩ nhiên – với những người chuyên môn – thì tiếng khóc sơ sinh chẳng qua chỉ là cách thế Tạo Hóa sắp sẵn để hài nhi – khi vừa ra đời luôn ở trong tình trạng thiếu oxy và khí CO 2 khá nhiều trong máu – nên bé –  với sự kích thích và hưng phấn của trung khu thần kinh hô hấp – sẽ hít vào từng ngụm không khí : bé sẽ khóc một trận thỏa thích…cho đến khi hoạt động hô hấp có nhịp bình thường…Thế nhưng đấy lại là một một thứ tiếng khóc “giả” - một thứ tiếng do tình trạng giây thanh đới ở yết hầu bị chất khí làm rung động và bật thành tiếng kêu – thứ tiếng khóc không nước mắt …

Thôi thì cứ để cho các nhà chuyên môn nghiên cứu công việc của họ, nhưng dù sao “tiếng khócsơ sinh” cũng gây cho các nhà tư tưởng những suy gẫm đầy linh hứng…và đưa ra những chia sẻ rất đẹp về tiếng khóc này…

Giả hay thật…không cần biết, nhưng “tiếng khóc sơ sinh” đã là khởi sự cho một sự phục hồi lương tâm của một tay cao thủ võ lâm lòng đầy thù hận… để rồi ngay khi có thể ra tay kết liễu cuộc đời của kẻ thù muôn kiếp của mình, tay đao tự nhiên chùn lại, tâm hồn tự nhiên mỏi mệt, và sự vị tha bùng lên…

Giả hay thật… không cần biết, nhưng như nhà thực vật học – Liberty Hyde Bailey( 1858-1954) – nói câu nói bất hủ nhằm nhắn nhủ một cách sống  : Khi bạn sinh ra, bạn khóc…còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao đó…cho – khi bạn qua đời – mọi người khóc còn bạn cười…

Giả hay thật,,,không cần biết, nhưng mượn tâm tình của nàng cung nữ mòn đời trong nghiệt ngã, cụ Ôn như Hầu Nguyễn Gia Thiều ( 1749 – 1789) cũng gẫm suy:

Thảo nào khi mới chôn nhau,

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

Ai bày trò bãi bể nương dâu?

Trắng răng đến thủa bạc đầu

Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần ?

Ấy thế đấy mà “tiếng khóc sơ sinh” trở thành nguồn cảm hứng…Ấy thế đấy mà “tiếng khóc sơsinh” trở thành một cảm nhận…Ấy thế đấy mà “tiêng khóc sơ sinh” gợi nên những đổi thay khôn lường…

Đêm đó – một đêm đông giá lạnh, trong một hang thú vật giữa đồng vùng Bê-lem  – vang vọng tiếng khóc của một trẻ sơ sinh: tiếng khóc mang lại sự hòa giải, mối giao duyên giữa đất / trời…

Và bởi vì là tiếng khóc hòa giải, tiếng khóc giao duyên giữa đất / trời…nên – trong tiếng khóc ấy – người ta như nghe thấy ngàn ngàn tiếng khóc sơ sinh, ngàn ngàn tiếng khóc vô tội của không biết bao nhiêu những đứa trẻ mới sinh khác…

Những tiếng khóc sơ sinh…trên những mảnh ghe, mảnh thuyền,cái bè, cái thúng của những di dân liều mình đi tìm đất sống và thoát cảnh bạo lực, khủng bố, chiến tranh…

Những tiếng khóc sơ sinh trong khỏi lửa mịt mù, đạn bom gầm rít…

Những tiếng khóc sơ sinh  đây đó trong những mái lều tạm cư hay ngay giữa sa mạc khô cằn… vì thiếu sữa, vì không đủ ấm…

Những tiếng khóc sơ sinh trong cơn lũ lụt, sạt lở đất…và ngay giữa lòng nước cuốn…

Những tiếng khóc sơ sinh ở đây đó, trong những bụi rậm, những thùng giấy…vì ra đời trong số phận nghiệt ngã: bị chính những người sinh ra mình chối từ…

Tiếng khóc sơ sinh của Hài Nhi Bê-lem bao gồm tất cả những tiếng khóc sơ sinh ấy để xoa dịu, để ủi an, để đồng cảm…và để mang lại sự sống, mang lại niềm vui, mang lại phẩm giá…

Đêm nay – đêm Giáng Sinh , đêm An Lành…

Phố thị sẽ đèn hoa rực rỡ…Người phố thị sẽ muôn vẻ áo quần…Giáng sinh sẻ trở thành ngày hội của muôn người…

Thế nhưng tiếng khóc sơ sinh – tiếng khóc bức tử,tiếng nấc hụt hơi – sẽ chẳng ai nghe thấy giữa những rộn ràng của phố thị, những hào nhoáng của “selfie”, của “Wefie” …

“Selfie” – dấu ấn của nguyên tội: người viết đã có lúc muốn tản mạn chuyện này…

“Selfie”…là chữ viết tắt của cụm từ “Self-Portrait Photo” …và là từ khóa của năm 2013 được Tự Điển Oxford công bố ngày 17 / 11 / 2013…Theo thống kê của Tự Điển Oxford thì từ “Selfie” đã được người sử dụng tăng hơn 17.000% trong 12 tháng…và được xem là kỷ lục trong ngôn ngữ tiếng Anh…Nghỉa là từ “selfie” đã và đang trên đà đi đến vai trò “thống trị” của nó…

“Selfie”…hiểu nôm na là một tấm hình do người dùng tự chụp cho chính mình, thường được chụp bằng điện thoại thông minh, webcam hay các sản phẩm công nghệ khác…rồi được đăng lên và chia sẻ ở các trang mạng xã hội

Và – nếu như thế - thì khi bạn đứng trước hang đá Bê-lem chẳng hạn – bạn “selfie”…và đương nhiên bạn muốn khoe bạn…Hài Nhi Giê-su chỉ là cái “bóng” để bạn “tôn” bạn lên mà thôi…

Hành vi “selfie” đâu có khác chi bàn tay “hái trái cấm” ở vườn Địa Đàng… thủa hồng hoang : “tôi”…và chỉ “tôi”…Những thứ khác là “nền”, là “bóng”…

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô – trong một bài giáo lý thứ tư mới đây – đã chia sẻ :

“Một điều bực mình đối với tôi khi cử hành Thánh Lễ ở công trường hoặc trong nhà thờ và đôi khi tôi thấy rất nhiều điện thoại di động lan truyền, không chỉ từ tín hữu, mà còn từ một số Linh Mục và Giám Mục…Xin vui lòng…Thánh Lễ không phải là nơi trình diễn…Đó là cuộc gặp gỡ và đi vào mầu nhiệm thương khó và phục sinh của Chúa…”

Nếu chỉ là “selfie” trước Hang Đá Bê-lem hay ngay cả trong Thánh Lễ mừng Chúa sinh ra, chúng ta sẽ chẳng nghe được gì trong lòng mình ngoài những tràng cười “đắc thắng vềmình”…vậy thôi…

Không ! Không ! Phải nghe cho bằng được tiếng khóc sơ sinh của “Vị Thiên-Chúa-làm-người-và-ở-giữa-chúng ta” …để mà cảm nhận, để mà gẫm suy, và để mà biến nó thành những hành vi, những hành động mang tính cứu chuộc, mang tính giải thoát…Sau khi sống lại và trước lúc về bên hữu Chúa Cha, Chúa Giê-su không nhắc nhở gì nhiều…Người chỉ xin có vậy…

Chỉ có vậy thôi, nhưng khó biết bao…Ở vai trò này, vai trò khác, con người miệt mài “selfie”, con người miệt mài “tự sướng”…

Ấy đấy…mà Đất Thánh không còn là Đất Thánh…nhưng trở thành vùng đất của chết chóc, của tranh dành, của máu chảy, của thịt rơi…ngay trong Đêm Giáng Sinh năm 2017 này – thời điểm của niềm kiêu hãnh công nghệ 4.0 – nhưng giữa nhau và bên cạnh nhau, con người vẫn vô cùng man rợ…

Đến bao giờ thì thiên hạ mới đồng loạt “ buông đao” để “ thành Phật” đây ???

Thấm thía biết bao tiếng hát của vô vàn thần sứ đêm Bê-lem :

            Vinh danh Thiên Chúa trên trời

            Bình an dưới thế cho người Chúa thương

Xin hãy lắng nghe tận đáy lòng mình “tiếng khóc sơ sinh” và nhận ra sự diệu kỳ

 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp – Giáng Sinh 2017

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!