Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
“NGƯỜI ĐỨNG TRONG GIÓ”

 

Đấy là bộ phim Việt Nam của đạo diễn Bùi Nam Yên…

Thú thật là người viết thỉnh thoảng mới có dịp bấm coi những cuốn phim trên truyền hình…và thường thì thích những cuốn phim ngoại hơn vì nó ngắn , sinh động và kỹ thuật điện ảnh cũng cao hơn …

Tình cờ có dịp theo dõi khúc này khúc nọ trong bộ phim “Người Đứng Trong Gió” của đạo diễn Bùi Nam Yên đang được trình chiếu trên VTV4…

Không là “ đệ tử ” của làng phim ảnh nên chẳng có chi để nói nhiều , tuy nhiên mới mấy ngày nay nhìn thấy một chi tiết cũng gây suy nghĩ : đấy là sự kiện cô con gái Ngọc Ái của ông chủ trang trại ngựa  thấy mình có một dáng vóc quá khổ…nên nghĩ rằng : vì cái dáng vóc quá khổ này mà mình không có được tình yêu…nên cô đã đột ngột vắng mặt một thời gian…để “ hành xác” bằng những kỹ thuật do bàn tay con người…biến cô thành một người con gái gọn gàng , “mignonne”…Trớ trêu là cả người yêu lẫn ông bố của cô đều thấy  ngỡ ngàng khi cô trở về…Đặc biệt là ông bố : ông đã khóc và khi tâm tình với cô con gái đầu về người em gái quá khổ…thì ông cho rằng Ngọc Ái không còn nữa !!!

Chỉ xin có một vài suy nghĩ về những giọt nước mắt của “ con người đứng trong gió” sau khi giáp mặt “ đứa con thay hình đổi dạng”  của mình…chứ không dám nói gì về bộ phim , nhưng cũng cảm thấy rằng bộ phim chuyển tải quá nhiều sứ điệp , mang chở quá nhiều vấn đề…làm cho bản thân người viết – đây là ý nghĩ cá nhân thôi – hơi thấy mình bị ngộp…Tìm kiếm trên mạng xem đây đó có những ý kiến gì hay hay về bộ phim không …và thấy rất nhiều những ý kiến bày tỏ sự tiếc thương cho Mạnh Trường – vai Khánh …Có lẽ vì trước đây diễn viên này ở những vai “ đẹp” hơn vai anh chàng tâm thần trong “ Người Đứng Trong Gió” …Không có nhiều những ý kiến đánh giá về bộ phim và cũng không nhiều những luận bàn về các chủ đề bộ phim muốn đề cập đến…

Tại sao ông Đạt đã khóc một mình sau khi gặp lại “ Ngọc Ái thay hình đổi dạng” …và  - trong một lúc xuất thần – ông nhìn thấy lại hình ảnh cô con gái đầy đặn ngày nào với chiếc xe đạp xẹp lốp…mà ông nói đùa : tội nghiệp con và tội nghiệp cả cái xe đạp nữa?

Tại vì bản thân ông – và các bậc làm cha làm mẹ khác – đều muốn con mình biết đón nhận “ cái hình dạng cha sinh mẹ đẻ”…chứ ít muốn thấy sự “ biến hình đổi dạng” cách quá “bạo tàn” trên thân xác mình “đứt ruột”  khi cho con chào đời…Khi đã để cho những kỹ thuật dao kéo can thiệp nhằm một mục đích đạt được những gì không ý nghĩa là bao…thì người ta thấy tiếc…Tiếc cái “ nguyên bản” hình thành từ tình yêu của cha , của mẹ…

Ông Đạt khóc lặng thầm cho cái “ nguyên bản Ngọc Ái”  của mình không còn nữa và ông thẳng thắn nói lên ý nghĩ đó của mình – nhất là khi con mình quyết định “ thay hình đổi dạng” chỉ vì mặc cảm và để có được tình yêu …Không theo dõi từ đầu bộ phim , nhưng hình như Ngọc Ái bỏ nhà đi ở riêng cũng vì cái mặc cảm này…

Con cái – đương nhiên là có tự do của mình – nhưng đừng bao giờ quên rằng mình mang nơi chính mình xương thịt và máu huyết của cha , của mẹ - hằn lên nơi những nét mà người ngoài nhìn vào thấy ngay là của ông kia , bà nọ…

Điều ấy đưa người viết đi đến một suy nghĩ mang tính tâm linh  - bởi vì “ thác là thể phách , còn là tinh anh” – Kiều…Cái thân xác do Đấng Tạo Hóa – đương nhiên rồi – nhưng Đấng Tạo Hóa – cũng như từng lo lắng cho thai nhi một cung lòng cưu mang an toàn - thì cũng lo có một gia đình cho hài nhi , thiếu nhi , thiều niên , thanh niên – tùy từng giai đoạn đời – được chăm sóc , yêu thương và hướng dẫn …Bởi vì phần “ thể phách” là vỏ bọc cho phần “ tinh anh” – thứ gia tài vô giá Đấng Tạo Hóa trao cho mỗi cá nhân con người … để họ là người …

Ông Đạt khóc là khóc cho cái phần “ thể phách” mà con gái yêu của mình đã tự hủy nó đi để biến nó thành thứ “ thể phách” khác không có nét nào của ông cũng như của bà…Nó biểu trưng cho cái phần “ tinh anh”…cũng không còn tinh anh nữa…Mặc dù chưa đi đến đoạn kết bộ phim , nhưng hình như cuối cùng thì  cái phần “ thể phách” này của cô bé Ngọc Ái rơi vào tình trạng nghiện ngập và cô ta đã kết thúc đời mình bằng việc nhảy xuống nước tự tử…Thế nhưng chỉ là phần “thể phách” ngừng thở…Còn phần “ tinh anh” nữa chứ …

Giáo Hội đang ở những ngày cuối năm Phụng Vụ và chuẩn bị vào Mùa Vọng mới – Mùa Vọng của chu kỳ Lời Chúa năm B…

Với Thiên Chúa – không bao giờ có sự kết thúc…mà luôn luôn là một cánh cửa mở…Cánh cửa mở trong hôm nay – từng ngày – để mỗi con người tìm lấy cho mình những nẻo đường đi tới – rộng hay hẹp là tùy từng con người…

Đường đi khó , không khó vì ngăn sống cách núi , mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Nguyễn Bá Học

Những cánh cửa cuộc đời cứ mở mãi…cho đến khi đến trước cánh cửa Vĩnh Cửu…

Ông Đạt khóc…Thiên Chúa cũng khóc …

Bởi vì :

Cầm vàng mà lội qua sông ,

Vàng rơi không tiếc , tiếc công cầm vàng  - Ca Dao

Như đã nói : bộ phim “ Người Đứng Trong Gió” ôm đồm khá nhiều những vấn đề và là những vấn đề nổi cộm của xã hội chúng ta hôm nay – tham vọng , trộm cướp , cưỡng bức , ma túy , phẫu thuật thẩm mỹ , ngoại tình , ly hôn …Tất cả xoay quanh con người cột trụ : ông chủ trang trại ngựa…Phải nói ông là “ người đứng trong bão”…chứ không phải chỉ trong gió…Gió không có những xoay quần và sức giật…Bão mới có…” Con Voi”  vừa qua ở Khánh Hòa đã cho người viết cảm nhận này…Những gì xảy ra trong cuộc đời một con người không bao giờ chỉ là gió mà là giông bão…Những vấn đề nổi cộm được nêu lên…và hầu như chưa có một giải pháp nào cả…Đơn giản thôi : giải pháp không nằm trong quyền hạn của những người làm phim…mà ở nơi những người có trách nhiệm trong xã hội và từng cá nhân con người…Những người làm phim – và cả trong các lãnh vực nghệ thuật khác nữa – họ chỉ nêu lên những “hiện tượng”…

Dù sao hình ảnh “ con người dứng trong gió”  cũng nhắc nhở một câu ca dao vẫn thường được nhắc tới :

Con không cha như nhà không nóc…

Người cha trần gian và Người Cha thiên quốc…

Thiết tưởng cũng nên chia sẻ một cách “xem phim” mà người viết – khi còn mài đũng trên ghế nhà trường – từng được hướng dẫn :

  • Đọc trước nội dung cuốn phim và câu chuyện trong phim,

  • Nắm bắt những thông điệp , sứ điệp mà cuốn phim muốn chuyển tải,

  • Có những nhận xét về các thông điệp , sứ điệp ấy ,

  • Một vài cái nhìn về kỹ thuật ảnh , điện ảnh , góc nhìn ,

  • Bài học cho chính bản thân mình qua cuốn phim đã xem…

Với  cái cách “ xem phim” có chút suy nghĩ như thế…có lẽ sẽ làm cho những người làm phim , diễn viên…vui vì – dù sao – công sức của họ cũng không phải chỉ là chuyện kể , những thương vay khóc mướn, thậm chí cả tiền bạc nữa…mà là những giá trị để đời của người làm nghệ thuật …

Không biết gia đình ông Đạt trong phim có phải là một gia đình Công Giáo không, nhưng cô con gái đầu thì thấy có ghi dấu Thánh Giá và có một lần thốt ra “ Lạy Chúa tôi” …khi thoáng thấy cha của Khánh ( diễn viên Mạnh Trường) rình rình mò mò ở khu vực chuẩn bị cho cuộc đua ngựa…Thú thực là cả việc ghi dấu Thánh Giá lẫn lời thốt ấy…đều không được “ nhuyễn” cho lắm – nghĩa là hoặc do một người ngoài Công Giáo tập làm , hoặc do một người Công Giáo nhưng không “ siêng” làm…

Riêng về diễn viên Mạnh Trường , anh đã thành công khi làm cho khán giả thương cảm hoàn cảnh “ tâm thần” của anh…Nhưng vì anh đã từng vào vai những nhân vật “đẹp”…nên sự thương cảm ấy lại chỉ vì anh…chứ không nhấn mạnh đủ đến cái “hậu quả của sự Ác”…Nó cũng giúp cho những nhà làm nghệ thuật lưu tâm hơn nếu muốn chuyển tải những sứ điệp , những thông điệp…


 

Lm Giuse  Ngố Mạnh Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!