Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
“TÔI CHỈ LÀM NHỮNG GÌ BỐ MẸ TÔI ĐÃ DẠY TÔI KHI CÒN NHỎ”

  

Toàn bộ câu nói là như thế này : “ Tôi chỉ làm những gì bố mẹ tôi đã dạy tôi khi còn nhỏ . Tôi dừng lại , bước ra khỏi xe , nghiêm chào cảnh sát hộ tống và nghiêm chào đoàn xe tang đi qua . Khi đó , mọi việc diễn ra tự nhiên và tôi không suy nghĩ gì nhiều . Gia đình họ đang bị tổn thương ...Đó là một ngày tồi tệ đối với họ ... Cơn mưa làm cho nó tệ hơn...Tôi nghĩ : tôi có thể giúp gì đó .”

Người lính có câu nói trên đây  - và là nhân vật gây bão mạng ngày 6 / 7 trên đường đến Fort Knox, Kentucky khi ông đứng giữa trời mưa tầm tã để chào đoàn xe tang  đi qua – lại thấy đấy là chuyện đơn giản thôi : ông hơi bất ngờ và thấy khó hiểu khi mà “ một việc giản dị như vậy lại khiến nhiều người quan tâm đến thế .” Lý do là vì – sau khi bức ảnh được đăng tải trên Facebook - thì đã được chia sẻ 130 nghìn lần và được hơn 195 nghìn người thích...

Người lính ấy là đại tá Jack L. Usrey – cố vấn quân sự cấp cao thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Tennessee có trụ sở ở Nashville ...Ông đã từng tham chiến tại Afghanistan và Iraq...

Người viết chỉ muốn thêm đôi ba chi tiết về “ con người  gây  bão mạng ngày 6 / 7” ấy cho rõ chút ít thôi...chứ hoàn toàn không muốn đề cập đến cấp bậc cũng như chức danh của ông làm gì , vì điều đáng trân trọng trong sự kiện là chuyện “ ông đứng giữa trời mưa tầm tã để nghiêm chào đoàn xe tang đi qua” cũng như những chia sẻ rất bình dị của ông về nền giáo dục ông nhận được...từ gia đình của mình...

Điều “ tự nhiên và không cần suy nghĩ gì nhiều” ấy bỗng nhiên lại trở thành cơn bão trên mạng là bởi vì nó đã trở thành một “ điều lạ và hiếm “ đối với nhiều người – xin lỗi các bạn trẻ nhé – nhất là trong giới trẻ ...

Ngày xưa – khi còn mài đũng trên ghế nhà trường – học sinh các cấp đều được cô thầy dạy là : khi gặp đám tang đi qua thì phài dừng chân nhường đường , đứng nghiêm , ngả mũ chào người quá cố...Để làm gì ? Để trân trọng con người đã trải qua những năm tháng trần gian trong nhiều hoàn cảnh , với nhiều cam go , nhiều thử thách , nhiều vui buồn...và con người ấy đã hoàn tất sứ vụ làm người của mình , họ đang đi vào Vĩnh Hằng ...

Khi sự kiện xảy ra và được đưa lên mạng , người viết có dịp lướt qua một ít  “ chia sẻ”  của cộng đồng mạng...Tựu chung là ai ai cũng thấy đấy là một hình ảnh đẹp...Nhưng cái lối của cư dân mạng là thế : phải moi , phải móc cho ra chuyện để mà nói...nên hầu như người viết không thấy người ta chia sẻ với nhau về những lý do phải đứng lại , ngả mũ chào...mà chỉ nói đến những “ hoàn cảnh” không thể thực hiện được như vị đại tá nọ : chẳng hạn như vấn đề giao thông , chuyện ngồi trên xe buýt ...làm cho người ta không thể đứng chào khi có đám tang ngang qua ...

Thật ra thì không bắt buộc người lính phải ra khỏi xe đội mưa để đứng nghiêm chào đoàn xe tang- mà mục đích là để tỏ lòng trân trọng con người nằm trong quan tài ... Ông ta chỉ cần dừng xe thôi cũng được...Nhưng như ông đã chia sẻ : Khi đó , mọi việc diễn ra tự nhiên và tôi không suy nghĩ gì nhiều . Gia đình họ đang bị tổn thương...Đó là một ngày tồi tệ đối với họ...Cơn mưa làm cho nó tệ hơn...Tôi nghĩ : tôi có thể giúp gì đó ...Nghĩa là ông muốn nói lên sự chia sớt nỗi đau buồn với gia đình người quá cố nên ông bước ra khỏi xe và đứng giữa mưa để chào doàn xe tang...Vừa trân trọng người quá cố , vừa chia sẻ nỗi đau buồn với những người còn sống...Vả lại quang cảnh trong tấm hình cho thấy đoạn đường xảy ra sự kiện cũng không đông xe cộ lắm...Cho nên chuyện “ đứng lại , nghiêm chào” nó cũng tùy cơ , tùy cảnh...Giữa một luồng xe ào ào không dứt mà chúng ta chạy ra giữa đường để chào...thì là chuyện không thể...Cũng như ngồi trên xe buýt mà bước xuống chào thì cũng là chuyện không thể ...

Bản thân người viết , có nhiêu buổi sáng , chỉ trong vòng không đầy một tiếng đồng hồ vùng vẫy trên biển , đã  chứng kiến có khi hai , có khi ba đám tang ngang qua , vì con đường dẫn tới một nghĩa trang và một lò thiêu cách khoảng mươi cây số...Nếu cứ trần trùi trụi chạy lên lề đường mà đứng chào ...thì quả thật là khó ...

Điều quan trọng là chúng ta có thói quen – cũng như tập cho con cái chúng ta có thói quen – trân trọng người quá cố , và – khi có thể - thì biểu lộ sự trân trọng ấy ra bên ngoài để chia sớt nỗi đau với những người còn sống...

Vậy thì  tại sao phải đứng lại , nhường đường , giở mũ và nghiêm chào người quá cố đi ngang ? Bởi vì :

--- ông ta là một con người , là đồng loại thân thương của chúng ta , là cư dân trong nơi chúng ta đang sống , là môt thành viên đã từng sinh hoạt giữa chúng ta và đã có những đóng góp mặt này , mặt khác cho cộng đồng này...

---ông ta đã hoàn thành sứ vụ một con người trong hoàn cảnh tư riêng của mình , với những thăng trầm của riêng mình giữa những thăng trầm của bà con quanh mình , đã từng chung chia mọi vui buồn , sướng khổ ... và là dấu chỉ của một hướng đời giữa bao nhiêu hướng đời khác...

---ông đang đi vào Vĩnh Hằng , ông đang đi vào Mầu Nhiệm : không mang theo mình gì hết ngoài sự trần trụi của phận người ...Ông đi – một mình một ngựa – để diện đối diện với Quyền Năng Vĩnh Cửu...mặc dù quanh ông vẩn có những vành khăn trắng , vẩn có những giòng lệ tuôn...nhưng ông thì “ đơn thương độc mã ” trong hành trình này ...

Tất cả những điều đó làm cho chúng ta trân trọng ông , nhường đường cho ông đi , đứng lại ngả mũ chào ông...bởi vì đây là lần cuối...chúng ta gặp được ông trên trần thế này...

Dĩ nhiên với những người có cùng một niềm tin tôn giáo thì còn nhiều nhiều những lý do khác , chẳng hạn như ông cũng là con Chúa , là người từng hành đạo , từng sinh hoạt đức tin , từng xây dựng Giáo Hội với chúng ta và giữa chúng ta ...

Ở những “ chia sẻ”  về sự kiện , người  viết cũng gặp một vài than vãn về tình trạng đôi ba đám tang tổ chức trong ngõ ngách ở những vùng nhà trọ tại các thành phố mà phần lớn cư dân vốn là dân lao động : đám tang quá ồn ào những loại nhạc chát chúa hay do những người hát nhão nhoẹt...làm cho xóm giềng không thể ngủ...Thậm chí có những người đành phải tìm khách sạn để qua vài ba đêm...cho đến khi đám tang xong ...

Rồi ở đôi ba “ youtube”  được tung lên – không biết mục đích để làm gì – nhưng quay lại cảnh múa bụng , trình diễn thời trang ... trong đám tang...

Có một ý kiến nói về phong tục phương Nam – hình như trích từ nhà văn Sơn Nam -  bảo rằng : trong các đám tang ở vùng quê nam bộ , thường hay tổ chức đàn ca tài tử nhằm giúp cho những người canh xác có sự tỉnh táo ...Tuy nhiên người viết nghĩ rằng : cả trong trường hợp này thì có lẽ vẫn là sự nhẹ nhàng , giới hạn nhằm mục đích đốt thời gian – như đôi khi người ta tổ chức đánh bài chẳng hạn – chứ không là những biểu diễn lố lăng hay thét gào ... vừa xúc phạm người quá cô , vừa bất công với xóm giềng cần giấc ngủ để có sức làm việc mỗi ngày ...

Rồi cũng trên trang mạng cộng đồng đã đưa lên một tấm ảnh chụp một quân nhân Mỹ - trong cơn bão Harvey – đã bồng hai mẹ con người Mỹ gốc Việt bì bõm lội trong nước lũ ... Điểm nhấn là cậu bé vẫn ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ ẵm ...Và người ta cũng đưa lên mạng một tấm hình một quân nhân Mỹ bồng một bà cụ người Việt đi qua vùng lửa đạn...Chưa thấy có thêm chi tiết gì về hai con người làm công việc nhân ái ấy với nạn nhân của nhân tai lẫn thiên tai , nhưng người ta đoán – qua khuôn mặt có vẻ giông giống – đấy là hai cha con ...với cùng một cử chỉ dễ thương...và ở khoảng cách 45 năm trước và bây giờ ...Nêu đấy là hai cha con ... thì đương nhiên người ta nghĩ đến một truyền thống gia đình tốt...Nếu không phải ... thì người ta cũng nghĩ đến một nền giáo dục đẹp...Đàng nào cũng được , nhưng đàng nào cũng minh chứng những con người ấy có một tấm lòng và tấm lòng này rộng mở dần qua giáo dục để trở thành một thói quen biết nghĩ đến người khác – nhất là trong những hoàn cảnh người khác cần đến mình ...

Bản thân người viết – khoảng cuối năm 1999 – có dịp đi thăm bà con bên đất Huê Kỳ...Chuyến đi được tính toán và chuẩn bị để giữ vé trước nửa năm...Anh bạn đi mua vé bảo rằng : mình cho cậu một giờ để làm thủ tục nhập cảnh ở phi trường Los...và đổi máy bay đi Pennsylvania...Cho nên xuống máy bay là cậu phải chạy...nếu không thì sẽ trễ chuyến ...Đã chạy ... nhưng bước chân của anh chàng mấp mé thước mốt...làm sao kịp được với bước chân công nghiệp của mấy tên cao bồi miền viễn tây...Cộng với cái nhập nhằng rất chi tiết của anh nhân viên hải quan với câu hỏi : ông có phải là Linh Mục Công Giáo La Mã không ? Trả lời :  Vâng , tôi là Linh Mục ...Linh Mục Công Giáo La Mã ? – Phải , tôi là Linh Mục Công Giáo ...Công Giáo La Mã ? Đúng , tôi là Linh Mục Công Giáo La Mã ...Khi xong cuộc thẩm vấn , đến trình vé ... thì người ta cho biết là đã trễ: mày báy đóng cửa mất rồi ...Thấy vẻ tần ngần của mình , anh nhân viên soát vé an ủi : tôi viết mấy chữ  cho ông qua bên hãng bên kia xem họ còn chỗ cho ông không ...Nhận được mấy chữ vàng ngọc ấy , vừa quay lưng vừa hỏi : hãng kia ở đâu ? Anh ta vỏn vẹn một câu : ở tòa nhà bên cạnh...Cái “ bên cạnh”  của dân Mỹ đi cũng rã rời đôi chân...Đến khi vào , thấy có cái bàn với một ông khách đang làm thủ tục...Với thói quen ở Việt Nam , người viết vội kéo túi hành trang đến ngay sau lưng người khách...Anh nhân viên mỉm cười chỉnh ngay : Xin ông vui lòng lui ra sau vạch vàng và đợi...Hình như ông đến Mỹ lần đầu tiên ? Nghe đắng đót quá sức ... mặc dù đã giải thích và được anh ta xuề xòa :  Ở đây chúng tôi vẫn có thói quen xếp hàng ... sau đường vạch mảu vàng ...trong khi chờ tới lượt mình !!! Lại cũng là thói quen ...và đương nhiên là thói quen hình thành từ một nền giáo dục mà một vị nào đó trong ngành giáo dục ở Việt Nam đã nói đến ba cột trụ  : gia đình – nhà trường – xã hội ...Tiếc một điều là cả ba cột trụ này đều đang trên đà rệu rã ... đến độ ... khi một quan chức ngành giáo dục được chất vấn : Sao làm giáo dục nước nhà mà lại cho con du học ở ngoài ... thì cũng chỉ có thể trả lời : Vì giáo dục ở ngoài có chất lượng hơn  - dĩ nhiên cả về mặt kiến thức lẫn nhân cách ...

Giữa cơn lốc của trăm ngàn chuyện xảy ra mỗi ngày , phải thẳng thắn mà nói : công việc của các mục tử hôm nay quá sức đa dạng , quá sức nặng nề , quá sức đòi hỏi ...Ở một tâm thức tầm tầm – nghĩa là nhiệt huyết vừa vừa , kiến thức vừa vừa , lòng đạo đức vừa vừa  - thì  quả thực là không dễ chút nào ...

Lý do đơn giản : có quá nhiều thói quen không đẹp vây bủa ... trong khi thói quen đạo đức và đạo hạnh ...lại bị xao nhãng hay không được chăm chút cho cân xứng ...


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!