Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN – TUẦN III / PS / A

 

Từ thứ hai ngày 1/5 đến thứ bảy  ngày 6 / 5 – 2017

 

Thứ hai ngày 1 / 5 – lễ thánh Giu-se Thợ - Gio 6 , 22 – 29

Nội dung Tin Mừng

  • Đức Giê-su giáo huấn con người về “ lương thực thường tồn” ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh , là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” ( c. 27)

Một vài suy nghĩ

Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Giu-se – con người lao công để nuôi sống gia đình Nazareth...Và nhân loại mừng ngày Quốc Tế Lao Động...Giáo Hội kêu gọi giới làm chủ, những ngưởi có trách nhiệm trong xã hội và các  tổ chức xã hội trân trọng công sức và phẩm giá của người lao động đồng thời Giáo Hội cũng kêu gọi con cái mình và toàn thể  nhân loại biết trân trọng giá trị của lao công nhằm nâng cao đời sống gia đình và đáp ứng những nhu cầu căn bản của đời sống con người ... Thế nhưng - ở một phương diện nào đó – cả đôi bên hình như vẫn “mũ ni che tai”... để giới chủ nhân dễ bề khuynh loát lao công của giới công nhân và giới công nhân thì “ngậm bồ hòn”  để sống phung phí công sức lao động của mình mỗi ngày...

Chúa mời gọi : “ Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh.” ...

Ngày Quốc Tế Lao Động

Dĩ nhiên người ta sẽ có những hoạt động để kỷ niệm...

Năm 1883, Đại Hội Liên Đoàn Lao Động Mỹ đã ra nghị quyết : “ Từ ngày 1/5/1886 , ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ .” Sở dĩ ngày 1 / 5 là bởi vì  đây là ngày bắt đầu một năm kế toán lại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ : ngày của những hợp đồng mới giữa chủ và thợ ...Giới chủ nhân tư bản lúc này đã có thể biết được những yêu cầu của giới công nhân nhưng họ làm ngơ...

Ngày 1/5/1886 , các cuộc đình công, bãi công và biểu tình nổ ra...nhằm yêu cầu giới chủ tư bản đáp ứng những mong muốn của  giới công nhân và giới lao động ...

Vậy là những lần đáp áp bằng mọi hình thức của giới chủ được thực hiện gây không ít những thương vong và thảm kịch – đặc biệt sự kiện Haymarket năm 1886 ở Chicago...

Ba năm sau đó...thì Quốc Tế Cộng Sản vào cuộc : tại cuộc nhóm họp của Quốc Tế Cộng Sản lần II tại Paris, họ đã lấy ngày 1 / 5 làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước ...

Trong bài viết của mình ở Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo , số 23 , Lm P.X. Nguyễn Văn Nhứt , O.P. đưa ra một nhân định như thế này :

“ Tổn hại do hai ý thức hệ cộng sản vô thần và tư bản hoang dã cộng lại đủ sức giật lên hồi chuông báo tử cho loài người .

Hội Thánh Công Giáo , qua vai trò thủ lãnh của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô , lên tiếng kêu gọi loài người một lần nữa cùng đứng lên làm một cuộc cách mạng để tự  cứu lấy mình , khởi đầu từ hành động khẩn cấp cứu lấy trái đất , ngôi nhà chung của muôn sinh vật . Tông Huấn “ Laudato Si” ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2015 có thể được coi như bản tuyên ngôn cuộc Cách Mạng Môi Trường đầu thế kỷ XXI .

Điều nổi bật , tương phản sắc nét của Thông Điệp “ Laudato Si” so với tuyên ngôn của hai cuộc cách mạng tư sản và vô sản trước đây, đó là : thay vì đập phá thì xây dựng, thay vì hủy diệt thì cứu sống, và thay vì tàn sát tha nhân như kẻ thù không đội chung trời thì thẳng tay tự xử chính mình trong một cuộc hoán cải toàn diện con người như khởi điểm của cuộc phục hồi và canh tân môi trường thiên nhiên, nhân văn và tâm linh toàn diện.”

Và thánh Giu-se – người lao công thầm lặng ở Nazareth – là gương mẫu giúp làm nên cuộc hoán cải :

  • Làm việc trong tinh thần phục vụ hết mình ...

  • Làm việc trong im lặng – nói ít nhưng làm với hết khả năng và với óc sáng tạo ...

  • Làm việc với đức tin và lòng yêu mến...

  • Làm việc để Chúa được vinh danh, bản thân hoàn thành sứ mệnh, và tha nhân được hưởng nhờ công sức công việc mình làm ...

 

Thứ ba ngày 2 / 5 – lễ thánh Athanasiô, Giám Mục , Tiến Sĩ Hội Thánh – Gio 6 , 30 – 35

Nội dung Tin Mừng

  • Đặt để cuộc trao đổi giữa Chúa Giê-su và dân chúng về  chủ đề “ bánh bởi trời” vào những ngày sau Phục Sinh, Lời Chúa muốn nói với chúng ta rằng : mỗi ngày chúng ta đón nhận “ bánh bởi trời”  là Mình và Máu Chúa Giê-su..

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Đức Giê-su bảo họ : “ Chính tôi là bánh trường sinh . Ai đến với tôi , không hề phải đói ; ai tin vào tôi , chẳng khát bao giờ !” ( c. 35)

Một vài suy nghĩ

Chúng ta – những người tin trong hôm nay – chúng ta hiểu rõ lắm về “ bánh bởi trời” – Mình và Máu Chúa Giê-su ...Hiểu như vậy...nhưng chúng ta hoặc do biếng trễ hoặc vì bận rộn mà nhiều khi lơ là việc đến với Chúa để đón nhận “ bánh bởi trởi” làm lương thực cho mỗi ngày sống của mình , đơn giản vì chúng ta thấy sự lơ là ấy không ảnh hưởng gì đến công việc của mình mỗi ngày...Thực tế - thiếu lương thực “ bánh bởi trời” – tuy không ảnh hưởng gì đến mưu sinh của mình, nhưng lại làm mất đi sức mạnh giúp chúng ta mưu sinh với lương tâm người Công Giáo để làm và ăn theo ý Chúa muốn...

Thánh Athanasiô

Năm 311 , khi cơn bắt Đạo vừa lắng xuống thì Giáo Hội lại phải đương đầu với bè rối Arius tại Alexandria đã chủ trương chối bỏ thiên tính của Đức Giê-su...Arius đã làm lung lạc nhiều người , tạo nên một trào lưu mê hoặc khiến người ta không biết đâu là bến, là bờ, là chân lý...Vào năm 325 , Giáo Hội triệu tập Công Đồng Nicêa và xác quyết : “Đức Giê-su là Thiên Chúa,được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha.” Arius và giáo thuyêt lạc đạo của ông đã kéo dài suốt 50 năm và Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội rất nhiều những vị đứng ra để bênh vực Giáo Hội với đầy Thánh Thần và khôn ngoan...Trong đó có thánh Athanasiô...

Suốt thời gian hoạt động mục vụ từ năm 328 đến năm 373 , thánh nhân năm lần bị tù đày...Ngài hiên ngang và anh dũng để bảo vệ giáo lý chân chính của Chúa Ky-tô...

Ngài được Giáo Hội tôn vinh và đặt làm tiến sĩ Hội Thánh...

 

Thứ tư ngày 3 / 5  -  lễ thánh Philipphê và thánh Giacôbê Tông Đồ - Gio 14 , 6 - 14

Nội dung Tin Mừng

  • Philliphê xin Chúa nói với các môn đệ về Chúa Cha...

  • Chúa Giê-su chiều lòng các ông và cho các ông biết về Chúa Cha...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “Đức Giê-su trả lời : “ Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipph-ê , anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha . Sao anh lại nói : “ Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha.” ( c. 8)

Một vài suy nghĩ

Hành trình Đức Tin của các môn đệ quả thật là gai góc : cùng ăn, cùng ở  và hằng ngày chứng kiến những việc lạ lùng Chúa làm, tận tai nghe những lời giảng dạy của Chúa, nhưng có thể nói là gần như các ông không hiểu gì mãi cho đến khi Người sống lại...Chúa cũng nhận biết như thế, nhưng Người không hề nản chí : Người tận tâm tận lực huấn luyện các ông kể cả ở thời gian ít ỏi sau Sống Lại...

Ngày nay thì chúng ta hạnh phúc hơn các Tông Đồ vì chúng ta có thể nói là đã nắm bắt được mọi sự - nhất là tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Giê-su cũng như sứ mệnh Chúa Cha muốn Chúa Giê-su thực hiện...Hạnh phúc như vậy đó, nhưng sống và chia sẻ hạnh phúc của mình như thế nào để anh chị em chúng ta được lôi cuốn là cả một vấn đề...

Thánh Philiphê và thánh Giacôbê Tông Đồ

Thánh Philiphê quê ở Bêtsaiđê – nghĩa là đồng hương với thánh Phêrô và Anrê – một làng quê trên bờ biển Tibêriát...Ngài đã từng là môn đệ của ông Gioan Tiền Hô và sau này thì đi theo Chúa Giê-su...Philiphê là người đã báo cho Nathan biết về Đấng Cứu Thế và đưa ông đến gặp Người...Ông cũng là người đã xin với Chúa trong bữa Tiệc Ly : “ Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha và như thế là chúng con mãn nguyện rồi”...Sau khi Chúa Giê-su về trời, thánh Philiphê đã đi loan báo Tin Mừng và giới thiệu Chúa Giê-su cho dân thành Sitti...Rồi Người đi rao giảng cho dân Hiêrapoli, xứ Rigie...và – cũng như Thầy mình – ngài được phúc tử đạo và bị đóng đinh vì danh Chúa Ky-tô.

Thánh Giacôbê hậu là anh em bà con với Chúa Giê-su.Gọi ngài là Giacôbê hậu để phân biệt với thánh Giacôbê con ông Alphê...Thánh nhân là vị Giám Mục tiên khởi của Giê-ru-sa-lem và ngài cũng lưu lại một lá thư mục vụ trong Tân Ước.Vì ghen tương, đố kỵ, người biệt phái và một số dân cứng lòng, ngạo mạn đã tố cáo và kết án thánh nhân. Họ bắt ngài, đem lên nóc Đền Thờ và xô xuống rồi ném đá cho đến chết...Noi gương Chúa Giê-su , trước khi tắt thở , ngài đã quỳ gối xin Chúa tha thứ cho những kẻ hãm hại mình.

 

Thứ  năm ngày 4 / 4  -  Gio 6 , 44 - 51

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su cho biết chính Chúa Cha đã đưa người ta đến với Người...

  • Người công bố : Người là bánh trường sinh mang lại cho những ai đón nhận sự sống đời đời...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Khi ấy , Chúa Giê-su nói với dân chúng rằng : “ Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy; và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” ( c. 44)

  • “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây , để cho thế gian được sống.” ( c.51)

Một vài suy nghĩ

Phụng vụ sau Sống Lại mời gọi tín hữu nghe và suy gẫm lại về diễn từ  Bánh Hằng Sống cũng như tương quan giữa Chúa Giê-su – Đấng Sống Lại – với Chúa Cha là để cho chúng ta xác tín vào vai trò cứu thế của Chúa Giê-su – Đấng đã vâng lời Chúa Cha để mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta – đồng thời cũng là để chúng ta sốt sắng hơn trong việc dọn lòng đón nhận Mình Máu Thánh Chúa mỗi ngày...Đây quả thực là một thử thách với rất nhiều người Công Giáo trong nhịp sống hằng ngày khi mà bản thân lao vào vòng xoáy của quyền lợi vật chất...Chúng ta thường tìm những lý do để biện minh cho tình trạng bê trễ của mình và những lý do ấy cũng làm cho những người phục vụ đời sống tinh thần cho chúng ta thấy khó xử...Xin hãy thật lòng với Chúa và hãy thật lòng với chính mình : những lý do nêu ra không hẳn là chính đáng...và – vì thế - chính mình phải tự điều chỉnh để - như ở khá nhiều lời nguyện hiệp lễ - chúng ta sống “ xứng với danh xưng ky-tô hữu của mình” ...

Câu chuyện của bảy dặm đường...

Ra khỏi cửa hàng, tôi trở lại xe của mình và nhận ra rằng: tôi đã bỏ quên cả chìa khóa xe lẫn điện thoại của mình trong xe...

Thấy tôi vò đầu bứt tóc, một thiếu niên đi xe đạp trờ tới:

--Chú ơi ! Có chuyện gì vậy ?

Tôi cho em biết tình trạng của mình lúc này và thú thật là nếu có gọi cho vợ tôi thì cô ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho tôi, vì cả hai chúng tôi chỉ có một chiếc xe...

Cậu ta đưa điện thoại cho tôi và nói:

--Chú gọi cho cô đi và nói với cô là cháu sẽ đến lấy chìa khóa...

--Nhưng nhà tôi ở cách đây những bảy dặm đường lận...

--Chú đừng lo...

Một giờ sau cậu đem chìa khóa đến cho tôi...Tôi muốn gửi cậu ít tiền để cám ơn, nhưng  cậu từ chối:

--Xin hãy coi như cháu cần tập thể dục chút xíu...thôi mà ...

Nói rồi cậu mỉm cười vút đi...như mấy anh chàng cao bồi trong những bộ phim viễn tây : cậu ta lướt đi trong ánh hoàng hôn...

 

Thứ sáu ngày 5 / 4  -  Gio  6 , 52 – 69

Nội dung Tin Mừng

  • Câu chuyện người Do Thái tranh luận với nhau về việc ăn thịt và uống máu Chúa...

  • Chúa Giê-su khẳng định : phải ăn thịt và uống máu Người mới có sự sống đời đời...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • Đức Giê-su nói với họ : “ Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người , các ông không có sự sống nơi mình.” ( c. 53)

  • “ Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi , thì được sống muôn đời , và tôi sẽ người ấy sống lại vào ngày sau hết.” ( cc. 54 & 55)

Một vài suy nghĩ

Dĩ nhiên là những người  nghe Chúa Giê-su nói lúc đó chưa hiểu gì và – dù họ chưa hiểu gì – nhưng Chúa vẫn cứ nói – nói cho họ thì ít – mà nói cho chúng ta trong hôm nay thì nhiều...Ăn thịt và uống máu người – trong một ít bộ tộc hoang dã – là chuyện truyền thống của bộ tộc...Những người văn mình – nghĩa là đã có một nhận thức của một đời sống phát triển và có văn hóa – thì chuyện ăn thịt người là chuyện chẳng đặng đừng trong một vài hoàn cảnh “ thập tử nhất sinh”...Vì sự sống còn mà đành phải như vậy, nhưng sẽ để lại trong tâm hồn họ những ray rứt khôn nguôi...

Thế nhưng – với Chúa – thì việc ăn thịt và uống máu Người lại là nguồn đem lại sự sống...

Ngày nay chúng ta đã hiểu nên chúng ta không cảm thấy  ghê rợn...

Tuy nhiên chúng ta lại rơi vào một thái cực khác : hình bánh và hình rượu làm giảm nhẹ đi tầm mức quan trọng tối cần của Mình và Máu trong đời sống là người Công Giáo để rồi chúng ta trở thành nguội lạnh và mất hướng trong đời sống tin , cậy và mến của mình...

Một mẩu chuyện

Một công tước Ý gặp một người thợ đang chú tâm vào công việc của mình...Ông hỏi :

--Những cái bình anh đang chế tạo đó...dùng để làm gì ?

--Để trồng bông , thưa ngài ...

--Thế là nó sẽ đựng đầy bùn đất chứ gì ? Đâu cần mất qúa nhiều công sức để  tạo những nét hoàn hảo cho thứ vật dụng như thế ?

--Thế nhưng tôi lại yêu thích sự hoàn hảo , thưa ngài ...

--Thật là phí công ! Chẳng ai quan tâm đến sự hoàn hảo của nó đâu...Một bình hoa không cần sự hoàn hảo như thế ...

--Nhưng lòng tôi lại muốn vậy, thưa ngài...Ngài không biết sao : anh thợ làng Nazareth lúc nào cũng có những công việc thật hoàn hảo – dù chỉ là một cái chân bàn, chân ghế cũ mèm ...

--Này anh , anh có biết ta là ai không vậy ? Anh đang phạm thượng đấy nhé...Anh sẽ bị trừng phạt...Anh tên gì ?

--Sứ thần Micae , thưa ngài...

 

Thứ bày ngày 6 / 5  -  Gio 6 , 61 – 69

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su tiếp tục nói về đề tài bánh hằng sống ở hội đường  Capharnaum...

  • Nhiều môn đệ không chấp nhận nổi những gì Người nói...

  • Chúa Giê-su đặt câu hỏi tình nghĩa với Nhóm Mười Hai : Cả anh emk nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : “ Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” ( c. 67)

  • “Ông Simon Phê-rô liền đáp : “ Thưa Thầy , bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” ( c. 68)

Một vài suy nghĩ

Câu hỏi đau đáu ấy – không còn là câu hỏi dành cho Nhóm Mười Hai ngày ấy nữa – mà là câu hỏi dành cho mỗi chúng ta...Từng ngày là một cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa thiện và ác , lành và dữ , đẹp và xấu...trong mỗi hành vi , mỗi lời nói của mỗi con người...để rồi hình thành những việc người ta thấy, những lời người ta nghe...và đưa người ta đến với Chúa hay làm cho người ta xa rời Chúa ...

Chuyện của con cáo...

Nó là một con cáo nâu...Hắn nhảy vào một bụi rậm tìm mồi và vướng chiếc đuôi dài mượt mà vào một cái bẫy kẹp...Hắn rú lên khiếp sợ và vùng vẫy tìm cách thoát thân...Hắn ra khỏi bẫy nhưng lại bị đứt mất  khúc đuôi...

Một nỗi lo lắng khác : bọn cáo sẽ nhìn thấy mình không có đuôi và chúng sẽ nghĩ gì ???

Vậy là anh chàng cáo nâu tìm cách để che đậy khuyết tật của mình...

Anh chàng triệu tập một cuộc họp của giống nòi cáo và thuyết trình : Đuôi có ích lợi gì cho chúng ta ? Chúng ta không thể ve vẩy đuôi như chó , không thể đuổi  ruồi  muỗi bằng đuôi như bò, như ngựa ...Cho nên – với giống cáo chúng ta – đuôi quả thật là vô ích và vướng bận, nhất là khi vướng vào bẫy...có thể sẽ mất mạng sống như chơi...Nên tôi nghĩ : chúng ta hãy cải tiến bằng cách cắt bỏ phần đuôi của mình đi...thì hơn ...

Đám cáo được mời ệch mặt ra nghe...Nhưng một lão cáo già tiến đến bên cáo cụt đuôi để quan sát ... Lão ta lật đật tuyên bố : Xin các bạn hãy khôn ngoan ... Anh bạn này đã vướng bẫy , mất đuôi ...và – giờ đây – anh ta muốn chúng ta cũng mang những chiếc đuôi cụt như anh ta đấy...

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!