Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
MẦU NHIỆM PHỤC SINH TRONG CÁI NHÌN VỀ THẾ HỆ ( Y )...

 

Các nhà xã hội học tk XX đã phân chia  và đặt tên cho các thế hệ như sau:

G.I Generation – Greatest Generation : khoảng thời gian từ năm 1901 – 1924 và bao gồm những con người sống trong thời kỳ thế chiến II

Thế hệ im lặng : khoảng thời gian từ 1925 -  1942 – được gọi là  Traditionalist và bao gồm thế hệ của những con người sống trong thời kỳ  hậu khủng hoảng kinh tế 1929.

Thế hệ Baby Boomer:  khoảng thời gian từ 1943 – 1960 và bao gồm những con người sinh ra trong thời kỳ hậu chiến với  hoàn cảnh xã hội có nhiều chuyển biến và tỷ lệ sinh gia tăng...Đây là thời điểm mà lớp người của thế hệ này luôn cố gắng  tìm cách để tái định nghĩa lại giá trị xã hội cổ truyền đồng thời chối bỏ các giá trị cũ...Những con người này vốn sinh ra trong thế chiến II ( 1943 – 1960)...Họ bước vào thế giới trong một thời kỳ tương đối khó khăn, nhưng nhờ giáo dục, trợ cấp của các chính phủ cùng với tiến bộ kỹ thuật, nhiều người đã thành công và giàu có...Những khuôn mặt tiêu biểu : Steve Jobs, Bill Gates, Sylvester Stallone, Bill Clinton, Donald Trump, George Bush...Một thế hệ được coi là thành công...Đặc điểm của thế hệ này là : có ý chí vươn lên, có nhận thức mạnh mẽ về lẽ phải, quan tâm nhiều đến chuyện sức khỏe và ốm đau, thường nghĩ đến chuyện nghỉ hưu...

Thế hệ X : khoảng thời gian từ 1961 – 1981 – thế hệ 13 – Baby Buters : ở thế hệ này, các quyền lợi xã hội kể là bị thiệt thòi so với thế hệ Baby Boomer...Thuật ngữ thế hệ X được dùng để chỉ những con người sinh ra trong giai đoạn từ 1961 – 1981 – giai đoạn thế giới phục hồi sau thế chiến II...Một số khuôn mặt tiêu biểu: GS Ngô Bảo Châu , Barack Obama ,  Joan Kathleen Rowling , Adam Khoo...Đặc điểm của thế hệ X này là : trình độ học vấn cao, trưởng thành và phát triển trong nền giáo dục tốt, đã có gia đình và quan niệm sống thực dụng cũng như thận trọng hơn thế hệ cha mẹ của họ...Thế hệ này khá độc lập trong cuộc sống của mình, vì từ khi sinh ra ( thập niên 60 & 70) cho đến khi lớn lên ( thập niên 80 & 90) họ ở trong một môi trường mà những người lớn còn bận rộn nhiều về vấn đề chiến tranh...nên phải tự mình xoay sở...Tuy vậy, khi đã làm cha làm mẹ, họ lại quan tâm đặc biệt đến con cái mình...

Thế hệ Y : khoảng thời gian từ 1982 -  2000 – thế hệ Millenium – GeNext : đây là thế hệ hậu duệ của thế hệ Baby Boomer...Họ sinh ra vào khoảng những năm 80 và đâu năm 90 của tk XX...Kinh tế vào thời kỳ này đã đạt đỉnh cao và có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các nghành khoa học... cho nên trẻ em ở thế hệ này được giáo dục và có sức khỏe tốt...Tuy nhiên đến tuổi trưởng thành thì họ lại  vấp đụng nhiều vấn đề là  hậu quả của sự phát triển không bền vững cũng như môi trường...Đặc điểm của thế hệ này là : có ý thức xã hội cao, có điều kiện học tập thuận lợi và có những suy nghĩ về công ăn việc làm, về lối sống rất thực tế...Nhưng họ lại là những con người thích tạo phong cách riêng và  coi  lợi ích cá nhân là quan trọng nhất...

Thiết tưởng thế hệ ( Y )...cũng là đối tượng của công việc mục vụ trong những năm tháng sắp tới của Giáo Hội nói chung và đặc thù là Giáo Hội Việt Nam...nên có lẽ - cùng với các nhà nghiên cứu – chúng ta đừng lại để nhìn vào nó kỹ hơn một chút...Các nhà nghiên cứu bảo rằng:

--- Với internet trong tay, người lao động thế hệ Y có thể tìm thông tin về việc làm ở bất cứ đâu và đòi hỏi được phản hồi thông tin về tiền lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, văn hóa doanh nghiệp...

--- Thế hệ Y thực dụng và có xu hướng muốn nhận được lời khen kịp thời...

--- Cái “ tôi”  của thế hệ Y cũng rất cao...cho nên người lãnh đạo cần gạt bỏ suy nghĩ “ tôi là lãnh đạo nên họ phải nể phục tôi, vì đó là nghĩa vụ của họ”...Với chúng ta thì quan niệm “ cha là Chúa” và “ Bề Trên là tất cả”...cũng phải được suy nghĩ và đặt vấn đề...Thực ra – về mặt này – trong môi trường giáo dục Đạo – chưa có gì cộm lắm, nhưng đấy không phải là mặt chìm của tảng băng...

Thế hệ Z : là những người sinh sau năm 2000 ... Họ được gọi là thế hệ của Internet ... và các nhà nghiên cứu thì cho rằng đây là  tân thế hệ trầm lặng để so với thế hệ trầm lặng đầu tk 20...Đặc điểm của thế hệ này là :

---Tiếp cận công nghệ rất nhanh...Nghiên cứu 66 % trẻ em tuổi từ  6 – 11 cho biết : các em đã dành tới 41 % thời gian ngoài trường học cho điện thoại  và máy tính...Chúng thích được “ share” hay “  like” trên Facebook, muốn “ follow” hoặc “ reweet” trên Twitter...

---Lạc quan về tương lai ...

--- Ảnh hưởng đến chi tiêu trong gia đình khá nhiều : học phí, học thêm, đồ chơi, đồ công nghệ, ăn uống, thời trang...

Nhóm nghiên cứu có những cái nhìn riêng cho thế hệ Z ở Việt Nam :

--- Thiếu kiên nhẫn , muốn có kết quả ngay...

--- Thích sử dụng điện thoại di động và cảm thấy thiếu sót nếu không có iPod, iPad...

--- Cá nhân chủ nghĩa , ít tinh thần gia đình, không tin vào giá trị chung của xã hội, ...

--- Thế hệ Z ít nghe lời người khác , không chú ý đến người khác,  thích sống trong thế giới ảo,...

Trên đây là những nghiên cứu của Nhóm Kết Nối Đam Mê của Trường Đại Học Lao Động và Xã Hội ( HRS. ULSA) mà người viết chỉ xin phép ghi lại...để có một suy nghĩ nào đó về mầu nhiệm Phục Sinh trong cái nhìn về thế hệ ( Y ) ....mà  hiện tại người ta đã nói đến – dù chưa phải là nhiều ...

Nhóm nghiên cứu cũng đề cập đến quyển Generation của tác giả William Strauss và Neil Hove  - dựa trên những chuyển biến  xã hội của dân tộc Anglo-American trong 500 năm – để cho rằng các thế hệ vận chuyển theo từng  chu kỳ mà các ông gọi là saeculum...Mỗi saeculum dài chứng 90 năm gồm bốn thế hệ và mỗi thế hệ chừng 22 năm ...

Nghĩa là – cách này hay cách khác – con người vẫn nhận ra được một trật tự nào đó trong chuyển động của nhân loại...Khi mặc lấy xác phàm và trở thành một con người lang thang trên mặt đất trần gian, Ngôi Lời Con Thiên Chúa đương nhiên cũng hòa nhập vào giòng chuyển động này...Nhưng – trong Phục Sinh –Người hướng dẫn chuyển động này theo chiều kích tái phục hồi giá trị tạo dựng – qua Thương Khó và Tử Nạn – để tạo dựng lấy lại giá trị nguyên tuyền mà Thiên Chúa Tạo Hóa muốn nó có khi hình thành nên nó...Thủa ban đầu tạo dựng, tất cả mọi sự trở nên “ CÓ”  từ  “ KHÔNG” , nhưng - ở thời của phục hồi – thì những gì là “ CHÂN – THIỆN – MỸ “ lại hình thành từ những trui rèn của từng cá nhân con người – từng cá thể - theo chiều hướng đi lên của tạo dựng...cho đến thời của VIÊN MÃN...Và không ít những lạm dụng của những cá thể trong hành trình đi lên này – những lạm dụng vì không biết và những lạm dụng cố ý...

Thế hệ ( Y ) hiểu là thế hệ của những câu hỏi “ Tại sao ?” và “ Vì sao?” ...để tìm ra cho mình một phong cách, một kiểu lối với những điều kiện thuận lợi nhờ sự phát  triển của công nghệ...Người Mỹ gọi thế hệ này là  Generation Me – thế hệ “ Tôi” : thế hệ của từng cá nhân cố gắng để chứng tỏ mình với chung quanh – không chỉ bằng ngôn ngữ - mà còn bằng hình ảnh: video clip chẳng hạn , tức là những trích đoạn và tác phẩm ”made by me” ( theo tác giả Nam Lâm)...Và  chắc hẳn là chúng ta không lạ lùng gì với mặt trái của “ clip” mà xã hội – trong hôm nay – đang phải chịu đựng cũng như vất vả để điều chỉnh: những lệch lạc của và ở cái “ Tôi”...mà thế hệ này đề cao....

Điều mà chúng ta muốn nói với nhau là : cả trong vũ trụ - cả  trong thiên nhiên – và cả trong giòng chuyển động của nhân loại...vẫn tồn tại một trật tự - vô hình nhưng mặc nhiên – mà – với mầu nhiệm Phục Sinh – trật tự ấy đương nhiên là theo một qui luật: qui luật của hướng thiện – dù ai đó vẫn ngả vẫn nghiêng...Sự ngả nghiêng này chẳng ảnh hưởng gì đến chung cục...

Mục vụ của Giáo Hội là điều chỉnh những ngả, những nghiêng này để - trong giòng chảy của các thế hệ - trật tự - dù có bị xáo trộn mặt này mặt khác – nhưng vẫn ở trong qui luật của hướng thiện mà Tin Mừng là cẩm nang...Muốn như vậy thì người làm mục vụ - theo thiển ý – phải cố để có được hai điều:

  • Rành rẽ về công nghệ cao và nắm chắc được những lợi thế cũng như những bất cập trong sử dụng công nghệ để bản thân không lệ thuộc và cũng giúp đối tượng mục vụ làm chủ công nghệ...cũng như việc sử dụng công nghệ...

  • Tận dụng công nghệ cao để trình bày về Chúa và làm cho người ta nhận ra rằng: Chúa là tác giả...và công nghệ là phương tiện để tiếp cận siêu nhiên...

VTV . vn cho biết : ước tính trong vòng ba năm tới , thế hệ Y sẽ là thành phần lớn nhất, chiếm khoảng 43% lực lượng lao động...

Đồng thời VTV . vn cũng tóm gọn về thế hệ Y :

  • Nhạy bén, giỏi công nghệ và biết cách ứng dụng công nghệ: lợi thế này lại càng được phát huy trong kỷ nguyên công nghệ số...

  • Tuy nhiên – theo một số chuyên gia – điểm yếu của thế hệ này là : thiếu kiên nhẫn , tính toán công việc theo hướng “ được ăn cả,ngã về không” , non nớt so với các thế hệ khác, bốc đồng, hay đòi hỏi và sức chịu đựng khó khăn kém...

Đấy là môi trường của mục vụ...Đấy là cục đá lăn lấp mộ phải được vần qua một bên để mọi người nhin thấy mộ trống và đi tìm gặp Đấng Sống Lại trong hôm nay,  giữa cảnh đời này...

Thiên Chúa vẫn luôn phục hồi tạo dựng của Người trong Đức Ky-tô sống lại nơi mọi giòng chảy con người cho đến khi Hoàn Tất...Mộ trống là dấu chỉ  Đức Ky-tô sống và vẫn sống trong tất cả và trong mọi sự...

Chính vì thế , hằng năm , cùng với Giáo Hội , chúng ta  hoan hỉ tung hô :  Chúa đã sống lại  ! Allelluia !


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp – Phục Sinh 2017

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!