Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN II / TN / A

 

Từ thứ hai ngày 16/1 đến thứ  bảy ngày 21/ 1

 

Thứ  hai  ngày  16  /  1  -   Mc   2  , 18  -  22

Nội dung Tin Mừng

  • Vào thời điểm chay tịnh của môn đồ Gioan và của người Pha-ri-siêu , người ta đặt vấn đề với Chúa Giê-su khi thấy các môn đệ của Người không giữ chay ...

  • Chúa Giê-su cho thấy thời của Hoan Lạc thì người ta không chay tịnh : tự ví mình như lang quân của nhân loại đang có mặt giữa thế giới con người và đấy là thời của Tiệc Cưới , của Hoan Lạc ... nên  không thể có chuyện ăn chay trong lúc này ...

  • Sẽ đến thời chàng rể bị đem đi , sẽ đến lúc Tình Yêu bị treo ... và người ta sẽ chay tịnh ...

  • Cần phải biết tùy thời , tùy giai đoạn để hành xử cho hợp lý ... Nếu không mọi sự sẽ chỉ mang đến đổ vỡ ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Đức  Giê-su trả lời : “ Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay , khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ , họ không thể ăn chay được . Nhưng khi  tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ , bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó .”  ( cc . 19 & 20)

  • “ Chẳng ai lấy vải mới vá áo cũ , vì như vậy , miếng vá mới sẽ kéo vải cũ , khiến chỗ rách lại càng rách thêm .” ( c . 21)

  • “ Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ , vì như vậy , rượu sẽ làm nứt bầu , thế là rượu cũng mất mà bầu da cũng hư . Nhưng rượu mới , bầu da cũng phải mới !” ( cc 21 & 22 )

Một vài suy nghĩ

Ăn chay ở  đây đương nhiên là nói đến chuyện chay tịnh phần xác diễn tả  và thể hiện việc khổ chế  nhằm làm nhẹ tâm hồn , làm thanh thản tinh thần ... Nó không là trào lưu “ chay trường” chỉ nhằm mục đích giảm cân và tạo dáng ... Nói một cách khác – với những người tin Chúa – chay tịnh giúp người ta không chế bản năng và gần gũi với Chúa hơn ... Hay cụ thể  là - trong chay tịnh  - con người thấy hoan lạc vì có Chúa ở với mình , có Chúa là niềm vui của mình ... nên mình không còn thấy cần gì khác hơn...Chính vì vậy , khi để mất Chúa – nghĩa là mất niềm Hoan Lạc -  thì phải “ chay tịnh”  để tìm lại ...

Về một thế giới đổ vỡ - Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói đến trong sứ điệp Hòa Bình 1 . 1 . 2017

“ Trong hai thế kỷ vừa qua đã phải chứng kiến cảnh tàn phá của hai cuộc Thế Chiến đầy chết chóc , mối đe dọa chiến tranh hạt nhân và rất nhiều cuộc xung đột khác , thì hôm nay , đáng buồn thay , chúng ta lại đang thấy chính chúng ta vướng mắc vào một cuộc thế chiến rất ghê sợ cứ tấn công từng phần . Không dễ gì biết được liệu thế giới chúng ta ngày nay có bạo lực nhiều hơn hay ít hơn ngày xưa , hoặc biết được liệu những  phương tiện thông tin hiện đại và tính cơ động lớn hơn đã làm cho chúng ta ý thức hơn về bạo lực , hay – trái lại – làm cho chúng ta ngày càng quen với nó .

Dù sao ta cũng biết rằng thứ bạo lực  “ từng phần”  này , thuộc những thứ loại và mức độ khác nhau , đều gây ra những đau khổ lớn lao : chiến tranh trong các quốc gia và châu lục , khủng bố , tội ác có tổ chức , và những hành vi bạo lực bất ngờ , những sự lạm dụng và xâm hại mà di dân và các nạn nhân tệ nạn buôn người phải hứng chịu , sự tàn phá hủy diệt môi sinh . Điều này dẫn tới đâu ? Bạo lực có thể đạt được mục tiêu có giá trị lậu dài nào không ? Hay là nó chỉ dẫn tới sự trả thù và một loạt những xung đột chết người chỉ có lợi cho một số ít kẻ “ quân phiệt”   ?

Bạo lực không phải là phép chữa trị cho thế giới đổ vỡ của chúng ta . Chống lại bạo lực bằng bạo lực may mắn lắm là dẫn tới những cuộc cưỡng bách di cư với biết bao nỗi khốn khổ ,  bởi vì biết bao tài nguyên khổng lồ đã bị chuyển hướng sang mục đích quân sự và vượt  ra khỏi mục đích thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của những người trẻ , các gia đình gặp cảnh vất vả cơ cực , những người già yếu , những kẻ tàn tật, và đại đa số dân chúng trên thế giới . Nếu xảy ra điều  tệ hại nhất , bạo lực có thể dẫn đến chết chóc , về thể lý cũng như về tinh thần , cho nhiều người , nếu không phải là cho tất cả .”

 

Thứ ba  ngày  17 / 1  -  Lễ thánh An-tôn viện phụ  -  Mc 2 , 23 – 28

Nội dung Tin Mừng

  • Nhóm Pha-ri-siêu chỉ trích việc các môn đệ bứt lúa khi đi ngang đồng lúa  trong ngày sabbat...

  • Chúa Giêsu bênh vực các môn đệ và nêu lên trường hợp của David  và các  cận vệ được thượng tế Abiatha cho ăn bánh tiến – bánh dành riêng cho tư tế  ...

  • Tuyên bố của Chúa Giê-su về ngày sabbat :  “ Ngày sabbat được tạo ra cho loài người chứ không phải loài người cho ngày sabbat . Bởi đó , Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat .”

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “  Người đáp : “ Các ông chưa bao giờ độc trong Sách sao ? Ông David đã làm gì  khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng ? Dưới thời thượng tế Abiatha , ông vào nhà  Thiên Chúa, ăn bánh tiến , rồi cho cả thuộc hạ cùng ăn nữa . Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế .” ( cc 25 & 26)

  • “ Người nói tiếp : “ Ngày sabbat được tạo ra cho loài người chứ không phải loài người cho ngày sabbat . Bởi đó , Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat  .” ( cc 27 & 28)

Một vài suy nghĩ

Năm Phụng Vụ  2017  - ở những ngày trong tuần Thường Niên – Giáo Hội muốn chúng ta sống giáo huấn và chứng kiến các việc Chúa làm qua Tin Mừng thánh sử Marcô ...Hôm nay là câu chuyện về việc giữ ngày sabbat – ngày dành cho Thiên Chúa ... Đương nhiên là chúng ta không câu nệ  theo kiểu những người Pha-ri-siêu , nhưng  Chúa  dạy chúng ta phải trân trọng Ngày của Chúa – ngày Chúa Nhật ... Sự trân trọng này một phần nhỏ dành cho Chúa , nhưng phần lớn là vì chúng ta ... Nghĩa là sao ? Nghĩa là chúng ta dừng công việc của thường nhật để có chút thời gian gặp gỡ và thờ phượng Chúa , đồng thời nhiều giờ hơn cho  những gặp gỡ , trao đổi trong gia đình và cận lân ...Chính trong bối cảnh như thế mà Lời  Chúa dạy được đón nhận và có thể phát huy thành hiện thực của từng ngày sống ...

Thánh An-tôn viện phụ mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay cho chúng ta một gương sáng ...

Ngài sinh tại Cosma bên Ai Cập trong một gia đình quý phái ... Cha mẹ mất sớm và ngài phải lo cho cô em gái ... Một buồi sáng – vào năm 270 – ngài nghe Chúa nói với mình qua câu Lời Chúa trong Tin Mừng thánh sử Mattheu 19 , 21 : “  Nếu con muốn  trở nên trọn lành , hãy về bán hết gia tài , phân phát cho người nghèo khó .” Thánh nhân thục hiện ước muốn ấy của Chúa , chia ruộng đất cha mẹ để lại cho các người nghèo , gửi em gái của mình vào một cộng đồng nữ tu và xin dựng lều của mình gần một vị khổ tu để cùng thực hiện các nhân đức với vị ẩn tu này ... Năm 305 , ngài rời bỏ đời sống ẩn tu và thiết lập các tu viện ... Ngài nổi tiếng đạo đức , hướng dẫn nhiều người , trừ quỷ và chữa lành ...

Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 50 nói về Tin Mừng của Chúa  về phi bạo lực ...

Đức Thánh Cha nói :

“ Chính Chúa Giê-su đã từng sống trong những thời đầy bạo lực .Tuy nhiên ,  Ngài lại dạy rằng  : chiến trường thực sự - ở đó bạo lực và hòa bình gặp nhau – là chính con người , vì “ từ bên trong , từ lòng con người phát xuất những ý định xấu “ ( Mc 7 , 21) . Sứ điệp của Đức Ky-tô – về phương diện này -  dạy chúng ta một cách tiếp cận triệt để tích cực . Ngài luôn giảng dạy tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa , vốn hằng đón nhận và tha thứ . Ngài dạy các môn đệ phải yêu thương kẻ thù (x . Mt 5 , 44) và đưa  cả má bên kia  ra nữa . ( x . Mt 5 , 39) . Khi Ngài khiến những kẻ buộc tội không  dám  ném đá  người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình ( x . Gio 8 , 1 – 11) , và khi , vào đêm trước khi chịu chết ,  Ngài bảo ông Phê-rô xỏ gươm vào vỏ ( x . Mt 26 , 52) . Chúa Giê-su đã vạch ra con đường phi bạo lực . Ngài đã đi con đường đó cho đến tận cùng , cho tới tận thập giá ...Nhờ đó , Ngài  đã trở nên sự bình an cho chúng ta , và kết thúc sự hận thù ( x . Ep 2 , 14 – 16) . Bất cứ ai đón nhận Tin mừng của Chúa Giê-su đều có thể nhìn nhận có bạo lực nơi mình và được chữa lành bởi lòng thương xót của Thiên Chúa , và – đến lượt mình – mình lại phải trở nên một dụng cụ cho sự hòa giải . Theo lời thánh Phan-xi-cô Assisi : “ Khi môi miệng bạn loan báo sự bình an thì hãy bảo đảm rằng bạn đang có sự bình an lớn hơn trong tâm hồn bạn .”

 

Thứ tư ngày 18 / 1 – bắt đầu tuần lễ cầu cho các ky-tô hữu hợp nhất  -  Mc 3 , 1 – 6

Nội dung Tin Mừng

  • Người ta rình chờ để lên án Chúa vi phạm  ngày  sabbat ...

  • Chúa quyết định chữa lành  người bại tay ...

  • Nhóm Pha-ri-siêu và Nhóm Hê-rô-đê bàn cách để loại trừ Chúa ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Đức Giê-su bảo người bại tay : “  Anh đứng dậy , ra giữa đây .”  ( c . 3)

  • “ Rồi Người nói với họ : “ Ngày sabbat , được phép làm điều lành hay điều dữ , cứu mạng người hay giết người ?”  ( c . 4)

  • “ Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ , buồn bực vì lòng họ chai đá . Người bảo anh bại tay : “ Anh giơ tay ra !”  Người ấy giơ ra và tay liền trở lại bình thường . “  (  c . 5)

Một vài suy nghĩ

Bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hợp nhất của các ky-tô hữu – nghĩa là cho tất cả những người tin vào Đức Ky-tô ...

Họ có mặt trên khắp thế giới , cùng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa , cùng tin nhận Đức Ky-tô , nhưng không có hoặc thiếu sự hợp nhất với nhau : và đấy là một gương xấu !!!

Người ta rình chờ để lên án Chúa – nhiều nhất là  về những việc tốt Người thực hiện trong ngày sabbat – và mục đích của việc lên án không phải nhằm vãn hồi những giá trị nâng cao mà chỉ nhằm để triệt hạ ...

Hợp nhất vẫn chưa có nên mỗi thành viên trong gia đình của Chúa – dù họ ở bất cứ  Hội Thánh nào – thì vẫn phải kiếm tìm và cầu nguyện cho có được hợp nhất : kiếm tìm để nhận ra cần phải  làm gì , cần phải tránh gì để có thể đi đến hợp nhất và cầu nguyện để xin Chúa thực hiện điều mà con người thấy khó hoặc không thể ...

Mạnh mẽ hơn bạo lực  là điều Đức Thánh Cha nói tới trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình 2017 :

“ Phi bạo lực đôi khi bị hiểu như là đầu hàng , là thiếu dấn thân  , và là sự thụ động , nhưng đây thì không phải như vậy . Khi Mẹ Tê-rê-xa nhận lãnh Giải Nobel Hòa Bình năm 1979 , Mẹ đã tuyên bố rõ ràng thông điệp về phi bạo lực mang tính tích cực của mình : “ Trong gia đình chúng ta , chúng ta đâu cần đến bom đạn và súng ống để hủy diệt hầu có được sự bình an đâu – mà chỉ cần hợp nhau lại , yêu thương nhau ...Và chúng ta có thể vượt thắng tất cả mọi sự dữ trên đời .”  Vì sức mạnh của cánh tay làm cho chúng ta bị lầm lẫn .  Trong khi những kẻ buôn vũ khí làm công việc của họ , thì lại có những người kiến tạo hòa bình rất tội nghiệp cống hiến sinh mạng của mình để cứu giúp một người , rồi một người khác , và một người khác  , một người khác nữa .  Đối với những người kiến tạo hòa bình này , Mẹ Tê-rê-xa chính là một biểu tượng , một hình tượng cho thời đại thời đại chúng ta . Tháng chín vừa qua , tôi được niềm vui lớn lao là được tôn phong Mẹ Tê-rê-xa lên hàng Hiển Thánh . Tôi ca ngợi Mẹ đã luôn luôn sẵn sàng phục vụ hết mọi người “ bằng cách đón nhận và bảo vệ sinh mạng của con người  , những sinh mạng còn chưa chào đời cũng như những sinh mạng bị bỏ rơi và loại trừ ...Mẹ đã cúi xuống trước những thân phận sức cùng lực kiệt , bị bỏ mặc chờ chết bên vệ đường ... Mẹ nhìn thấy nơi họ phẩm giá được Thiên Chúa ân ban . Mẹ lên tiếng trước những cường quốc của thế giới để họ có thể nhận thức được trách nhiệm của họ về các tội ác - phải  , những tội ác ! -  của nạn nghèo khó họ gây nên . Để đáp ứng lại, sứ mệnh của Mẹ - và Mẹ đại diện cho hàng ngàn , thậm chí hàng triệu người – là phải vươn tới những khổ đau , với lòng tận tụy quảng đại , để chạm đến và băng bó từng thân xác bị thương tích , chữa lành từng mảnh đời tan vỡ ...

Sự thực thì dứt khoát và kiên trì  đường lối phi bạo lực đã đem đến những kết quả đầy ấn tượng . Những thành công của Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn Độ , của tiến sĩ Martin Luther King Jr trong công cuộc chiến đấu chống lại nạn kỳ thị chủng tộc sẽ không bao giờ bị quên lãng . Đặc biệt các chị em phụ nữ thường là những người lãnh đạo theo đường lối phi bạo lực , chẳng hạn như Leymah Gbowee và hàng ngàn phụ nữ ở Liberia , những người từng tổ chức các cuộc cầu nguyện và phản kháng một cách phi bạo lực  , đã dẫn tới những cuộc hòa đàm cấp cao để kết thúc cuộc nội chiến thứ hai ở Lberia .

Chúng ta không thể nào quên được thập niên đầy những sự kiện đáng ghi nhớ đã kết thúc bằng sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Âu châu . Các cộng đoàn Ky-tô giáo đã góp phần bằng sự cầu nguyện miệt mài và hành động dũng cảm của họ . Đặc biệt nhất là sứ vụ và giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II . Khi suy nghĩ về những biến cố của năm 1989 , vị tiền nhiệm của tôi – trong Thông Điệp Một Trăm Năm -  đã nêu bật sự kiện là sự biến đổi rất quan trọng trong đời sống mọi người , các dân tộc và các quốc gia đã xảy ra “ do sự phản đối ôn hòa , chỉ sử dụng vũ khí của sự thật và công lý .” Sự chuyển tiếp chính trị trong hòa bình đã thành khả thể một phần là  “ nhờ quyết tâm phi bạo lực của những người – vốn luôn luôn không chịu nhượng bộ sức mạnh của quyền lực – đã thắng lợi hết lần này đến lần khác bằng cách tìm những phương cách  hữu hiệu làm chứng cho sự thật .” Đức Gioan Phaolo II cứ nói mãi : “ Cầu mong cho con người biết tranh đấu cho công lý mà không cần đến bạo lực , từ  bỏ đấu tranh giai cấp trong các tranh chấp nội bộ của họ , và khước từ chiến tranh trong các tranh chấp quốc tế.”

 

Thứ năm  ngày 19 / 1  -  Mc 3 , 7 – 12

Nội dung Tin Mừng

  • Người ta lũ lượt kéo nhau đến để nghe Chúa giảng và được Người chữa lành ...

  • Ma quỷ cũng tuyên xưng Người , nhưng Người cấm chúng không được tiết lộ gì về Người...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Còn các thần ô uế , hễ thấy Đức Giê-su , thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên : “ Ông là Con Thiên Chúa !” ( c .  11)

Một vài suy nghĩ

Giáo Hội vẫn ở trong tuần cầu nguyện cho sự hợp nhất ...

Cái  “ tội ”  của thần ô uế  - hay ma quỷ - là ở chỗ vẫn nhận biết “ Ông là Con Thiên Chúa “ , nhưng lại không chịu và không thể tin vào điều mình tuyên xưng ấy ... Tình trạng xảy ra ngay từ thủa đời đời và triền miên  mãi cho đến thủa đời đời ... Điều tội nghiệp là con người chúng ta bị ma quỷ lợi dụng và biết mình bị lợi dụng nhưng vẫn không chịu và không thể vượt ra khỏi sự ràng buộc muôn mặt của Thần Xấu...

Phải , bao lâu còn tự mình loay hoay tìm cách thì không thể , nhưng nếu biết chạy đến với Chúa : mọi sự đều có thể ...

Đức Thánh Cha suy nghĩ về Gia Đình : gốc rễ của một chính sách phi bạo lực ...

“  Nếu bạo lực bắt nguồn từ lòng dạ con người , thì cơ bản mà nói ,  phi bạo lực phải được thực hành trước hết ở trong các gia đình . Đây chính là một phần niềm vui mà tôi đã mô tả trong tháng ba vừa qua trong Tông Huấn Niềm Vui Tình Yêu , sau hai năm suy nghĩ cùng Hội Thánh về hôn nhân và gia đình . Gia đình là nơi thử nghiệm khắc nghiệt tối cần thiết trong đó vợ chồng , cha mẹ , con cái , anh chị em học biết thông đạt và bày tỏ mối quan tâm quảng đại về nhau , và chính ở đó , những sự cọ xát , và thậm chí những xung đột , phải được giải quyết không phải bằng vũ lực , nhưng bằng sự đối thoại , sự tôn trọng và sự quan tâm đến ích lợi của người khác , lòng thương xót và sự tha thứ . Từ bên trong các gia đình , niềm vui của tình yêu tràn lan  ra khắp thế giới và chiếu tỏa cho toàn thể xã hội . Một đạo đức học về tình huynh đệ và sống chung hòa bình giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không thể cậy dựa trên lôgich của sự sợ hãi , bạo lực và tinh thần khép kín , nhưng phải dựa trên tinh thần trách nhiệm , sự tôn trọng và sự đối  thoại chân thành . Từ đó , tôi bênh vực việc giải trừ vũ khí và viêc cấm chỉ cũng như hủy bỏ vũ khí hạt nhân  . Sự răn đe hạt nhân và sự đe dọa  hủy diệt lẫn nhau không thể được dùng làm nền tảng cho một đạo đức học như thế . Tôi bênh vực –  cũng với sự khẩn trương như vậy  -  việc chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình cũng như nạn  lạm  dụng và xâm hại phụ nữ và trẻ em .

Năm Thánh Lòng Thương Xót kết thúc vào tháng mười một khuyến khích mỗi người chúng ta nhìn sâu vào nội tâm và để cho lòng thương xót của Thiên Chúa tuôn đổ xuống . Năm Thánh dạy cho ta hiểu ra rằng còn không biết bao nhiêu là cá nhân và tập thể xã hội rất đa dạng vẫn đang là nạn nhân của hờ hững , của dửng dưng , và cũng là nạn nhân của bất công , của bạo lực . Họ cũng là  phần tử  trong “Gia Đình” chúng ta . Họ cũng là anh chị em của chúng ta . Chính sách phi bạo lực phải khởi sự từ ngay trong gia đình  chúng ta , và từ đó lan tỏa ra toàn thể gia đình nhân loại .

Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su mời gọi chúng ta đi theo con đường nhỏ của tình yêu , đừng bỏ mất một lời tử tế , một nụ cười hay một cử chỉ nhỏ bé nào có thể gieo vãi bình an và tình thân ái . Một khoa sinh thái học toàn diện được tạo nên  từ những cử chỉ đơn sơ hằng ngày có khả năng phá vỡ cái lôgich của bạo lực , thói bóc lột và tính ích kỷ .”

 

Thứ sáu  ngày  29  / 1  -   Mc  3  , 13  -  19

Nội dung Tin Mừng

  • Chúa Giê-su lên núi và gọi những  kẻ Người muốn , lập Nhóm Mười Hai để các ông ở với Người và để Người sai các  ông đi  rao giảng , với quyền trừ quỷ ...

Những Lời đáng ghi nhớ

  • “ Người lập Nhóm Mười  Hai , để các ông ở với Người , và để Người sai các ông đ rao giảng , với quyền trừ quỷ .”  ( cc  14 & 15)

Một vài suy nghĩ

Giáo Hội vẫn đang ở trong tuần lể cầu nguyện cho sự hợp nhất

Sáng nay tình cờ  được  đọc một lá thư gửi một vị  tăng của một cư sĩ ... Lá thư gói ghém tâm tình và ước mơ được nhìn thấy những vị chân tu trong Phật Giáo ... Tâm tình và những ước mơ ấy là của mọi người đối với tất cả các vị có trách nhiệm trong mọi tôn giáo ... Dĩ nhiên nó cũng là tâm tình và ước mơ của các Vị sáng lập Đạo ... Với người Công Giáo , nó là ước mơ của Vị Thiên Chúa được sai đến để giải cứu ... Người đã chọn những ai Người muốn , thiết lập Nhóm Mười Hai để họ với Người , để Người SAI họ đi rao giảng , với quyền trừ quỷ ...

Và Giáo Hội tồn tại với những con người được gọi , nhưng với điều kiện chịu  Ở  với Chúa và để Người SAI đi ...

Lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế  Giới ...

“ Kiến tạo hòa bình bằng đường lối chủ động phi bạo lực là phần bổ sung tự nhiên và thiết yếu cho những nỗ lực liên tục của Hội Thánh nhằm giới hạn việc sử dụng vũ lực bằng việc áp dụng những chuẩn mực luân lý . Hội Thánh hành động như thế bằng cách tham dự vào hoạt động của các định chế quốc tế và bằng  sự đóng góp tích cực của rất nhiều ky-tô hữu vào công cuộc dự thảo luật pháp ở mọi cấp độ . Chính Chúa Giê-su đã cho chúng ta một “ sách giáo khoa” về chiến lược kiến tạo  hòa bình này trong Bài Giảng Trên Núi . Tám Mối   Phúc ( x. Mt  5 , 3 – 10) cho  ta một bức chân dung của con người có phúc , tôt lành và chân thực . “ Phúc cho những ai hiền lành , “ – Chúa Giê-su nói với ta  - “ những ao biết xót thương , những ai kiến tạo hòa bình , những ai có tâm hồn thanh khiết , và những ai đói khát sự công chính .”

Đây cũng là một chương trình và một thách đố cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị , các vị đứng đầu các định chế quốc tế , các nhà quản trị các doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông  :  áp dụng Tám Mối Phúc vào việc thực hiện các trách nhiệm của mình . Đó là một thách đố xây dựng xã hội , cộng đồng và doanh nghiệp bằng cách hành xử như những người kiến tạo hòa bình . Đó là biểu lộ lòng nhân từ bằng cách từ  khước sa thải nhân sự ,  từ chối những  gì tác hại  đến môi trường  hoặc tìm cách  để đạt thắng lợi với bất cứ giá nào . Để làm được như  vậy đòi hỏi phải  “ biết sẵn sàng đối diện với điều mâu thuẫn trước phía trước , giải quyết  điều đó và biến nó thành mối liên kết trong chuỗi của một tiến trình mới .” Hành  động theo cung cách này có nghĩa là chọn lựa tình liên đới  như một đường lối kiến tạo lịch sử và xây dựng tình bằng hữu trong xã hội . Phi bạo lực chủ động là một cách biểu lộ rằng đoàn kết thì thực sự mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn xung đột .  Mọi sự trong thế  giới này đều liên hệ với nhau. Chắc chắn những điều khác biệt đều có thể gây ra những va chạm , cọ xát . Nhưng chúng ta hãy đối phó với chúng một cách xây dựng và phi bạo lực , để “ những căng thẳng và chống đối” có thể thực hiện một sự hợp nhất đa văn hóa và đem lại sức sống , bảo tồn được “ những gì có giá trị và hữu ích về cả hai phía.”

Tôi cam đoan rằng Hội Thánh sẽ trợ giúp mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình bằng đường lối phi bạo lực một cách chủ động và sáng tạo . Vào ngày 1 tháng giêng năm 2017 này , Bô  “ Thăng  Tiến Sự Phát Triển con người toàn diện “  sẽ khởi sự những hoạt động của mình . Bộ này sẽ giúp Hội Thánh tiến hành theo một đường lối hiệu quả hơn bao giờ hết “ những lợi ích vô giá của công lý , hòa bình , và công tác chăm sóc thụ tạo” và sự quan tâm đối với “ những người di cư , những người nghèo khổ , những người đau yếu , những người bị loại trừ và sống ngoài lề xã hội  , những người bị tù đày và những người thất nghiệp , cũng như những nạn nhân của những cuộc xung đột vũ trang , của thiên tai , và của mọi hình thức nô lệ hóa và hành hạ con người” . Mỗi một sự đáp ứng trên đây – dù khiêm tốn đến đâu – cũng góp phần kiến tạo một thế giới phi bạo lực , bước đầu dẫn tới công lý và hòa bình .”

 

Thứ bảy  ngày  21  / 1  -  Lễ thánh Anê , Trinh Nữ , Tử Đạo  -  Mc 3 , 20 – 21

Nội ndung Tin Mừng

  • Quá say sưa với sứ vụ , Đức Giê-su bị coi là mất trí …

Một vài suy nghĩ

Cái nhìn của  của lòng nhiệt thành đối với sứ vụ nơi Đức Giê-su  - cũng như nơi những người theo Chúa – dễ làm cho người bình thường khó hiểu ... Họ coi là mất trí theo cái logich của con người , nhưng đấy mới là  điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta để xây dựng Nước Thiên Chúa ...Cuộc đời của thánh nữ Anê Giáo Hội  kính nhớ hôm nay là một mình chứng :  mới chỉ 13 tuổi nhưng đã can đảm chấp nhận cái chết để làm vinh danh Chúa ... Ngay từ khi mới 12 tuổi , thánh nữ đã  anh dũng rao giảng Đức Ky-tô là Thiên Chúa ... Thánh nhân muốn dâng hiến trọn vẹn cho Đức Ky-tô nên được Thiên Chúa giữ gìn dù người ta muốn làm hoen ố đời ngài ... Ngài chỉ tâm niệm một điều : “ Tôi tin một Đức Ky-tô , Đấng tôi hằng yêu mến .”

Chúa đã cho ngài  được  hưởng phúc tử đạo .

Kết luận sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế  Giới  năm 2017 của Đức Thánh Cha

“ Theo truyền thống , tôi sẽ ký  Sứ Điệp này vào ngày 8 tháng 12 – Lễ  kính trọng thể Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm , là Nữ Vương Hòa Bình . Khi Chúa Con giáng sinh làm người , các thiên thần đã ca ngợi vinh danh Thiên Chúa trên trời và chúc bình an dưới thế cho người thiện tâm ( x . Lc 2 , 14) . Chúng ta hãy cầu xin được sự dẫn dắt của Đức Maria .

Tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình . Nhiều người hằng kiến tạo hòa bình hết ngày này qua ngày khác khởi từ những cử chỉ  và hành động nhỏ bé . Nhiều người đang chịu đau khổ , tuy nhiên , họ vẫn bền đỗ , kiên nhẫn trong nỗ lực của mình để làm những người kiến tạo hòa bình . Trong năm 2017 , ước chi chúng ta có thể tận  hiến bản thân chúng ta một cách sốt sắng và chủ động cho việc loại trừ bạo lực khỏi tâm hồn chúng ta , khỏi lời nói và hành động của chúng ta , và cho  việc chúng ta trở nên những người phi bạo lực và kiến tạo những cộng đồng phi bạo lực biết chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta . Không có gì là không thể nếu chúng ta hướng lên Thiên Chúa mà cầu xin . Mỗi người đều có thể là một người thợ kiến tạo hòa bình . “  Điện Vatican ngày 8 / 12 /  2016 – Phanxicô


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!