Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XXXII /C

 

Từ thứ hai ngày 7/11 đến thứ bảy ngày 12 /11 - Luca 17,1-6  đến Lc 18 ,1-8

 

Thứ hai ngày 7/11 - Lc 17 ,1 - 6

Nội dung Tin Mừng

-          Chúa Giê-su đề cập đến chuyện  cớ vấp ngã : đương nhiên là có chuyện cớ  gây vấp ngã trong cuộc sống con người , nhưng khốn cho kẻ nào tạo cớ để gây nên vấp ngã ...

-          Chúa kêu gọi chúng ta luôn biết đại lượng để tha thứ cho anh chị em mình ...

-          Chúa đòi hỏi chúng ta có đức tin vững mạnh .

Những Lời đáng ghi nhớ

-          Khi ấy , Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “ Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã ; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã ! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển , còn lợi cho nó hơn là để  nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã . Anh em hãy đề phòng !” ( c . 1 – 3a)

-          “ Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh , thì hãy khiển trách nó : nếu nó hối hận , thì hãy tha thứ cho nó . Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần , rồi bảy lần nó trở lại nói với anh : “  Tôi hối hận !” ... thì anh cũng phải tha cho nó .” ( c . 3 & 4)

-          Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng : “ Thưa Thầy , xin thêm lòng tin cho chúng con .” Chúa đáp : “ “ Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải , thì dù anh em có bảo cây dâu này : Hãy bật rễ lên , xuống dưới biển kia mà mọc , nó cũng sẽ vâng lới anh em .” ( c . 5 & 6)

Một vài suy nghĩ

Ngắn ngủi thôi   nhưng  Chúa Giê-su đề cập đến một lúc ba vấn đề quan trọng :

-          Tránh nên cớ gây vấp ngã – Nói cách khác là  đừng  bao giờnên gương xấu cho người khác...

-          Sẵn  sàng để  biết tha thứ ...

-          Phải có đức tin mạnh ...

Một thực tế : Chúa hiểu rằng giữa cuộc đời này đương nhiên là đầy dẫy gương xấu , nhiều cớ gây vấp phạm ... Nhưng Người xin với những người tin  rằng :  Đừng nên cớ vấp phạm cho ai ... Đừng làm gương xấu ...

Chúa biết rằng có những xúc phạm và có nhiều trong những tương quan giữa con người với con người , nhưng  Người xin với những người tin rằng  : luôn biết quảng đại tha thứ ...

Chúa biết là người ta có đức tin , nhưng đức tin ấy nhiều khi hời hợt và bị nhiễm ... Chúa muốn những người tin ở Chúa có đức tin vững vàng hơn : tin và biết chắc là được ...

Mẩu chuyện ngắn

Văn hào Nga  Lev Tolstoi có một câu chuyện ngụ ngôn về lòng tha thứ dễ thương :

Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí ... Một  đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn : đó là tất cả những gì  người ăn xin chờ đợi nơi ông nhà giàu ... Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin , người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ ... Đến một lúc không còn chịu nổi những lới van xin của người hành khất , thay vì bố thí , ông nhà giàu lấy một hòn đá ném vào người hành khất ...

Người hành khất lặng lẽ nhặt hòn đá lên , bỏ vào bị và tự nhủ : “ Ta sẽ mang hòn đá này cho đến khi nhà ngươi sa cơ thất thế ... Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi .”

Và từ đó  , đi đâu , người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy ... Tâm hồn ông lúc nào cũng tràn ngập ý tưởng báo thù ...

Năm tháng qua đi , ước nguyện của người hành khất thành sự thật : Vì biển lận , ông nhà giàu bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục ...Ngày hôm đó , người hành khất chứng kiến cảnh ngưởi ta áp giải người giàu có vào ngục ... Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông ... Ông đi theo đoàn người áp tải...Tay ông không rời hòn đá người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm ... Ông muốn ném hòn đá ấy vào người tù để rửa mối nhục hằng đeo đẳng bên ông ... Nhưng cuối cùng nhìn thấy gương mặt tiều tụy , đáng thương của kẻ đang bị cùm tay , người hành khất lặng lẽ thả nhẹ hòn đá xuống đất và tự nhủ : “ Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao năm qua ? Con người này , giờ đây , cũng chỉ là một người khốn khổ như ta !”

 

Thứ ba ngày   8 / 11  -  Lc  17 , 7 – 10

Nội dung Tin Mừng

-          Chúa đưa ra câu chuyện người đầy tớ phục vụ chủ theo nhiệm vụ của mình để giáo huấn các Tông Đồ ,

-          Giáo huấn ấy là : khi hoàn thành sứ vụ Tông Đồ của mình thì  hãy nhớ : đấy là bổn phận mình phải làm và vì thế không tự cao và cũng  không đòi hỏi ...

Những Lời đáng ghi nhớ

-          “ Đối với anh em cũng vậy : khi  đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm , thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng , chúng tôi đã chỉ làm việc bổn  phận đấy thôi .” ( c.10)

Một vài suy nghĩ

Dựa trên ấn bản mới nhất của Sách Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội  , Fides – nhân ngày  Thế Giới Truyền Giáo – đưa ra một thống kê khá rõ về những sinh hoạt cũng như nhân sự trong Giáo Hội tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 ... Ở đây , chúng ta nhìn chung chung thì thấy con số các Giám Mục là 3.992 vị ( + 47 vị) ; con số các Linh Mục giáo Phận là 281 . 297 vị ( + 765 vị ) nhưng con số các Linh mục Dòng là 134 . 495 vị ( - 321 vị) ; con số  Tu Sĩ nam là 54. 559 vị ( - 694 vị) ; con số Tu sĩ nữ là 682.729 vị ( - 10.846 vị) ; con số  Đại Chủng Sinh Giáo Phận là 70.301 ( - 1.236 CS) và con số Tiểu Chủng Sinh Giáo Phận là 78.489 em ( - 67 em) ... Như vậy có nghĩa là  con số các Linh Mục Dòng , các Tu Sĩ nam cũng như nữ và các Chủng Sinh đều giảm ... Hẳn là sự việc này cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến công cuộc Truyền Giáo trong Giáo Hội và nó cũng là một cảnh báo nào đó đối với Giáo Hội Việt Nam khi mà đời sống  xã hội ngày càng có quá nhiều những hấp dẫn đối với người trẻ trong mọi lãnh vực ... Nhất là lớp trẻ đã có một thời gian đầu đời mài đũng trong môi trường giáo dục của một xã hội chủ trương tôn vinh tiền bạc và hưởng thụ ... Giữa môi trường đó , nói như thánh  giáo hoàng Grê-gô-ri-ô Cả trong bài giảng của ngài về việc loan báo Tin Mừng :  Thế giới này đầy Linh Mục , nhưng trên cánh đồng truyền giáo , hiếm thấy người thợ đích thực của Thiên Chúa , vì chúng tôi lãnh chức Linh Mục , nhưng không chu toàn công việc của chức vụ đó .

Một vài chia sẻ

Trong khóa Thường Huấn Linh Mục Trẻ Liên Giáo Phận tổ chức tại Phan thiết ngày 17 – 19 / 4 / 2012 , Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo đã dựa vào  Redemptoris Missio để đề ra hai môi trường truyền giáo có thể nói là rất hôm nay của Giáo Hội Việt Nam  :

                1 . Dân chúng sống trong các tòa nhà cao ốc ở những thành phố lớn như Hà Nội , Sài gòn ...Phần lớn họ là lương dân và sống trong thế giới riêng biệt , với những công việc chuyên môn và một não trạng khá hài lòng về cuộc sống của mình  ... Làm sao để tới được với những môi trường này hầu có thể đem Tin Mừng Chúa đến cho họ ?

                2 . Hiện tượng di dân – xét về phương diện truyền giáo – thì là một cơ hội lớn , vì  chẳng phải  lao đao vất vả kiếm tìm ... nhưng bà con lương dân – trong  nhiều hoàn cảnh – đã tự động đến với  Giáo Hội ... Tuy nhiên có vẻ như Giáo Hội đang để lỡ cơ hội ...

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô – trong một bài giảng tại nguyện đường thánh Matta – đã  nhấn mạnh đến điều quan trọng trong công việc truyền giáo : đó là biết ngoan ngoãn vâng theo Chúa Thánh Thần ...

Rồi ngài ngỏ lời với các bạn trẻ :  “ Tôi muốn ngỏ lời với các bạn trẻ , nam cũng như nữ , đang cảm thấy không  hài lòng với cuộc sống hôm nay . Tôi đã nghe nhiều bạn nói rằng : “ Tôi không hạnh phúc với chủ nghĩa tiêu dùng và nền văn hóa tự tôn trong thế giới hôm nay .” Nếu bạn đang cảm thấy như thế , tôi mời gọi bạn hãy nhìn về phía chân trời : ở đó có những nhà truyền giáo ...

Chúng ta hãy cầu nguyện , xin Chúa Thánh Thần thúc  đẩy để các bạn trẻ dám bước đi , dám dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Chúa . Truyền giáo là một cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng là một cuộc sống thật đáng giá . Chúng ta cần phải sống một cách thức đúng đắn , biết dâng hiến để phục vụ , để rao giảng Tin Mừng . Rao giảng Tin Mừng sẽ đem lại cho chúng ta niềm hoan hỷ không gì có thể so sánh được .”

 

Thứ tư ngày 9 / 11 – Lễ Cung Hiến Thánh Đường  La-tê-ra-nô  -  Gio 2 , 13 – 22

Nội dung Tin Mừng

-          Chúa Giê-su hành động mãnh liệt để trả lại cho Đền Thờ giá trị đích thực : đó là nơi con ngưởi gặp gỡ Thiên Chúa ,

-          Người tận dụng cơ hội để nói về Đền Thờ là chính bản thân Người .

Những Lời đáng ghi nhớ

-          “ Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây , đừng biến Nhà Cha tôi thành nơi buôn bán !” (c.16)

-          “ Đức Giê-su bảo : “ Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi ; nột trong ba ngày , tôi sẽ xây dựng lại .” ( c . 19)

Một vài suy nghĩ

Có lẽ đây là lần duy nhất Chúa có những hành động mãnh liệt kiểu này với giới buôn bán chung quanh Đền Thờ Giê-ru-sa-lem ... Vấn đề cứ tưởng rằng chỉ có trong hôm qua , nhưng thật ra hôm nay vẫn là như thế , tuy có  thể ở những biến dạng khác đi , nhưng cốt lõi vẫn là thế và đòi hỏi những người có trách nhiệm phải mãnh liệt để trả lại cho Đạo giá trị vốn có của Đạo , của Đền Thờ , của nơi thờ phượng đích thực cho mọi người , cho muôn dân ... chứ không là của riêng ai , của một giới nào ...

Đền Thờ La-tê-ra-nô

Đền Thờ La-tê-ra-nô là Nhà Thờ Chánh Tòa của Đức Giáo Hoàng ...

Với tư cách là Giám Mục Roma , ngài cũng đặt ngai tòa của mình trong Nhà Thờ Chánh Tòa của Giáo Phận ...

Ngay khi vừa thoát khỏi thời kỳ cấm cách , bắt bớ , thì vào năm 320 , hoàng đế Cons-tan-ti-nô đã xây dựng ngôi Đền Thớ này để có nơi tụ tập kinh lễ và nhận các bí tích ... Ngôi Đền Thớ này cũng được cung hiến vào thời điểm ấy và là nơi đặt ngai tòa của Đức Giáo Hoàng trong tư cách là Giám Mục Roma ...

Tại đây , không biết bao nhiêu là thế hệ những con người được tái sinh và trở nên con cái Chúa ...

Ngày nay La-tê-ra-nô vẫn sừng sững và là biểu tượng  diễn tả sự vững chãi của đức tin Công Giáo trên khắp thế giới ...

 

Thứ năm ngày 10/11 - Lễ thánh  Lê-ô  Cả , Giáo Hoàng, tiến sĩ Hội Thánh - Lc 17, 20-25

Nội dung Tin Mừng

-          Để trả lời cho thắc mắc của người pha-ri-siêu về  thời điểm của Triều Đại Thiên Chúa , Chúa Giê-su khẳng định : “ Triều  Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông !” , bởi vì chính sự hiện diện của Người làm nên sự có mặt của Triều Đại Thiên Chúa trên mặt đất trần gian này ...

-          Người căn dặn các môn đệ đừng hời hợt quá trong đức tin để dễ bị những kẻ gian dối lừa gạt ...

-          Con Người sẽ đến trong sự không ngờ của mọi người ...

-          Tuy nhiên Người sẽ phải  đi vào cuộc Thương Khó khi đón nhận ý muốn của Chúa Cha ...

Những Lời đáng ghi nhớ

-          “ Và người ta sẽ không nói : “ Ở đây này !”  hay “ Ở kia kìa !” , vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông .”  (  c . 21)

-          “ Vì ánh chớp chói lòa chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào , thì Con Người cũng sẽ như vậy trong ngày của Người .”  ( c . 24 )

-          “ Nhưng trước đó , Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ .” ( c . 25)

Một vài suy nghĩ

Bàn tròn Nhà Cơm của mấy cụ già  vài ba ngày nay  cũng hơi nóng lên một chút khi  có ý kiến thử đánh cược về hai Ứng Cử Viên Tổng Thống nước Cờ  Hoa ... Nóng lên một chút cho vui thôi ... chứ các cụ già lúc này cũng chẳng còn nhiều những ước mơ để gửi gắm cho bất cứ ai ... Sáng nay , vài anh em có việc vào Sài-gòn , đến thăm một Linh Mục hưucủa Giáo Phận đang nằm tại chỗ vì bị nứt xương chậu ... Anh em hỏi đùa cụ : cụ mong ước gì nhất lúc này ?  Cụ trả lời thật đơn giản : mong Đức Giám Mục  Giáo Phận ghé thăm ... Đơn giản vậy thôi ... vì  - trong niềm tin của những kẻ đi theo Chúa suốt cuộc đời mình – thì Bề Trên là sự hiện diện của Chúa và là nguồn an ủi trong nỗi niềm mong chờ Ngày của Chúa ...

Thánh Lê-ô Cả , Giáo Hoàng , Tiến sĩ  Hội Thánh

Ngài là công dân Roma vào quãng thế kỷ thứ 5 và được bầu làm Giáo Hoàng kế vị đức Sixtô ...

Giáo Hội dưới thời của ngài gặp rất nhiều những khó khăn cả  bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội :

-          Bên trong thì có một số người hăng say rao truyền những học thuyết sai lạc ,

-          Bên ngoài là sự tấn công của giặc Hung Nô .

Để ngăn chặn sự lan tràn của các học thuyết sai lạc , ngài đã có rất nhiều bài viết nổi tiếng để bênh vực đức tin chân chính . Ngài cũng triệu tập một công đồng để lên án những giáo thuyết sai lạc ...Những ai không từ bỏ niềm tin nhảm nhí thì bị trục xuất khỏi Giáo Hội ...Những ai tỏ lòng sám hối thì được nhận lại ...

Khi quân Hung Nô hung hãn tấn công Roma , ngài đã cưỡi ngựa ra gặp Attila , lãnh đạo quân Hung Nô...Vũ khí duy nhất đức Lê-ô Cả mang theo là lòng tin mãnh liệt vào Thiên Chúa . Khi giáp mặt , một sự kỳ lạ đã xảy ra : Attila trân trọng ngài và cả hai đã ký kết một hiệp ước hòa bình ...Attila thú nhận là ông đã nhìn thấy hai hình tượng rất uy nghiêm đứng hai bên Đức Giáo Hoàng ...Người ta nghĩ đến thánh Phê-rô và Phao-lô ...

Đức Giáo Hoàng Lê-ô Cả qua đời ngày 10 tháng 11 năm 461 sau 21 năm làm Giáo Hoàng ...

 

Thứ sáu  ngày 11 / 11 – Lễ thánh Martinô , Giám Mục  -  Lc 17 , 26 – 37

Nội dung Tin Mừng

-          Chúa Giê-su nêu lên những sự kiện trong Kinh Thánh để giải thích về Ngày của Con Người,

-          Người  đưa ra quy luật  : “Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình , thì sẽ bảo tồn được mạng sống .”

Những Lời đáng ghi nhớ

-          “ Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình , thì sẽ bảo tồn được mạng sống .” ( c . 33 )

-          “ Người nói với các ông : “ Xác nằm đâu , diều hâu tụ đó .”  (  c . 37)

Một vài suy nghĩ

Những ngày cuối thu , đầu đông năm nay nhiều gió , nhiều mưa và bầu trời lúc nào cũng xám xịt ... Nó gợi nhiều suy nghĩ cho tuổi  già ... Nó mang tính “ khải huyền” cho những suy nghĩ và cảm nhận ...Nó buộc phải đụng đến nỗi buồn  của thân phận ... Mưa , lũ , đói , khát ... cùng với tuổi tác , bệnh hoạn ... Dằng dặc những khốn cùng của ngày sống , của đời sống ... Nhưng ở trạm chót cuộc đời ... thì lại thấy quá ư ngắn ngủi ...

Thánh Martinô , Giám Mục

“ Lạy Chúa , nếu dân Chúa còn cần đến con , con sẽ không chối  từ  bất cứ việc gì !”

Đấy là lời cầu nguyện thánh Martinô thường xuyên dâng lên Thiên Chúa ...

Ngài sinh vào khoảng thế kỷ thứ IV tại Sabaria , miền Pan-nô-nia , nay thuộc nước Hung Gia Lợi ...

Năm 20 tuổi , Martinô được gửi đi học tại Ý ...

Là người ngoại đạo , nhưng thường được nghe về một nhân vật có tên là Giê-su , Martinô tò mò nên bắt đầu tìm hiểu về con người lạ lùng này ...

Với Ơn của Chúa và sự thúc đẩy của Thánh Thần , ngài ra sức học hỏi để hiểu biết về Chúa Giê-su dù cha mẹ ngăn cấm , không muốn cho ngài đi theo Chúa ...

Ngài bị động viên và cuộc sống quân ngũ có nhiều ngăn trở , nhưng ngài vẫn ước muốn trở thành con Chúa ...Một lần kia , bên vệ đường , sau khi đã cắt một phần tư chiếc áo choàng của mình cho người nghèo , Ngài được gặp gỡ Chúa và quyết định xin rửa tội ...

Năm 350 , sau khi xuất ngũ , ngài xin làm đệ tử của thánh Hi-la-ri-ô , Giám Mục thành Poitiers ...

Nhận thấy ngài là một con người có đủ điều kiện  nên Giám Mục Hi-la-ri-ô  gọi ngài  lãnh nhận  các chức thánh ...

Năm 350 , Giám Mục Hi-la-ri-ô bị bè rối A-ri-ô bắt giam và Giám Mục Milan – bảo vệ cho bè rối A-ri-ô-đã trục xuất ngài khỏi Giáo Phận và buộc sống trên một hòn đảo với một Linh Mục khác ...

Đức Cha Hi-la-ri-ô được tha và Martinô đã trở lại Poachi và lập một dòng tu tại Liguyge’ ...

Ngài được bầu làm Giám Mục thành Tours năm 370 và được ca ngợi như một nhà truyền giáo bậc nhất ở thời kỳ này ...

Ngài qua đời năm 379 khi đến Cadet để hòa giải nỗi bất bình giữa một số Linh mục và Tu Sĩ  ...

 

Thứ bảy ngày 12 / 11 – Lễ thánh Josaphat , Giám Mục , Tử Đạo - Lc  18,1 – 8

Nội dung Tin Mừng

-          Chúa Giê-su giáo huấn các môn đệ kiên nhẫn trong việc cầu nguyện ...

Những Lời đáng ghi nhớ

-          “ Rồi Chúa nói : “ Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn , ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi ? ” (  c . 6 & 7 )

-          Thầy nói cho anh em biết : “ Người sẽ mau chóng minh xét cho họ . Nhưng khi Con Người đến , liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”  (  c . 8 )

Một vài suy nghĩ

Chúa minh xét theo cách của Chúa và vì lợi ích phần hồn , phần xác của mỗi người chúng ta ... Sự minh xét ấy nhiều khi không vừa lòng chúng ta , nhưng Chúa vẫn duy trì đường lối của Người vì Người phải làm cho chúng ta được hạnh phúc mãi mãi ... chứ không vì sự hài lòng nhất thời để rồi chúng ta phải hư đi ... Nghĩa là  chúng ta phải đi vào tầm nhìn vĩnh cửu như Chúa muốn để đón nhận thánh ý Chúa và kiên trì xin vâng trong mọi hoàn cảnh ...

Thánh Josaphat , Giám Mục , Tử Đạo

Ngài sinh ra tại Vladimir , nước Ba Lan , năm 1580 ...

Như bao gia đình khác , cha mẹ ngài  muốn con mình kết hôn để nối dõi tông đường nên khi 17 tuổi , xin cha mẹ đi tu ,  cha mẹ ngài không bằng lòng ...

Dần dà – với sư cương quyết – cha mẹ ngài cũng chiều và năm 20 tuổi , ngài gia nhập dòng thánh Ba-si-li-ô ở Vilna ...

Lúc đó có  bè rối nổi lên chống đối Giáo Hội , vị Bề Trên nhà cũng theo và buộc ngài phải theo bè rối ... Thánh nhân cầu nguyện và dứt khoát trung thành với Giáo Hội ...

Sau khi vị bề trên bị trục xuất , Đức Giám Mục cất nhắc ngài lên thay thế và trong hai năm , ngài được phong chức Linh Mục , rồi Giám Mục và năm 1617 , ngài được nâng lên chức Tổng Giám Mục thành Polotsk ...Rất mẫu mực , đầy nhân đức , luôn sốt sắng , ngài nhiệt tình vận động cho sự hiệp nhất giữa Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh ...Ngài làm cho nhiều người lạc giáo trở lại và trở thành đích nhắm của nhóm người lạc giáo ...

Nhóm lạc giáo quá khích đã đánh đập ngài tàn nhẫn và đâm một nhát thấu tim rồi quăng xác ngài xuống sông ... Năm đó , ngài tròn 43 tuổi đời ...

Năm 1867 , Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX đã nâng ngài lên hàng hiển thánh với tước hiệu “ Đấng bảo vệ sự thống nhất Giáo Hội” ...

 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!