Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN - TUẦN XXIV / C

 

Từ thứ hai ngày  12/9 – thứ bảy ngày 17/9 :  Lc 7 , 1–10  đến  Lc 8 ,4 -15

 

Thứ hai ngày 12 / 9  : Lc 7 , 1 – 10

Nội dung Tin Mừng :

  • Tại Ca-phar-na-um , viên đại đội trưởng Roma yêu cầu mấy kỳ mục Do Thái  đến xin Chúa Giê-su chữa lành người giúp việc của mình ,

  • Chúa lên đường đến nhà viên sĩ quan Roma ấy ,

  • Cách tuyên xưng của viên sĩ quan ngoại đạo tin vào quyền lực của Chúa Giê-su ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Thưa Ngài , không  dám phiền Ngài quá như vậy , vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi . Cũng vì thế , tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài . Nhưng xin Ngài cứ nói một lời , thì đầy tờ của tôi được khỏi bệnh . ( c .  6b & c . 7)

Một vài suy nghĩ  :

Phụng Vụ  - khi  Linh Mục Chủ Tế giới thiệu Mình Thánh Chúa Giê-su để cộng đoàn chuẩn bị đón rước Người – thì  đã đặt trên môi miệng của tín hữu lời tuyên xưng này , dĩ nhiên là với ước muốn  linh hồn được lành sạch ... Điều đó cho thấy  - cũng như Chúa Giê-su xưa – Giáo Hội trân trọng một lời tuyên xưng tận đáy lòng và lời tuyên xưng ấy là từ môi miệng của một người ngoại đạo  ...

Đây là một ông quan tốt ... Việc ông cậy dựa người đến với Chúa Giê-su để xin chữa bệnh cho một người giúp việc trong nhà mình chứng tỏ ông có lòng và hết lòng với những người trong nhà , dù họ chỉ là một người giúp việc , và – thời ấy – ông chủ có toàn quyền sinh sát trên nô lệ của mình , cũng như nô lệ vốn được coi là vật sở hữu của chủ chứ không là một con người !

Ông quan ngoại đạo trở thành một suy nghĩ cho người có đạo , nhất là mỗi lần họ mượn lời của ông để chuẩn bị tâm hồn  đón nhận  Minh Thánh Chúa ...

Ghi lại một sự kiện

Sự kiện đã qua , nhưng gương sáng vẫn còn đó trong Đức Ky-tô hôm qua – hôm nay – và mãi mải ...

Vào lúc 5g chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh – 23 / 4 / 2016 , ĐTC Phan-xi-cô đã cử hành Thánh Lễ kỷ niêm việc Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể và rửa chân cho 12 người trẻ tỵ nạn ... Họ thuộc cộng đồng gần 900 ngưởi tỵ nạn đang trú ngụ tại Trung Tâm Tiếp Đón ở làng Castelnuovo di Porto , cách Roma khoảng 30 cây số về hướng Bắc ... Cả làng có khoảng 9.000 cư dân ... Trong số 12 người trẻ được ĐTC quỳ gối rửa chân và hôn chân bao gồm : 4 người Công Giáo Nigeria ,  3 phụ nữ người Eritrea thuộc Chính Thống Copte , 3 người Hồi Giáo thuộc các quốc tịch khác nhau và 1 người Ấn Độ giáo ...

Trước khi làm Nghi Thức Rửa Chân , ĐTC đã ứng khẩu : Cách đây 3 ngày  , một hành động chiến tranh đã xảy ra ( cuộc khủng bố tại Bruxelles) gây thảm kịch tại một thành phố ở Châu Âu : hành động của những người không muốn sống trong an bình ... Nhưng đàng sau hành động ấy , cũng như xưa kia đàng sau Giu-đa ,  có những người khác nữa ... Đàng sau Giu-đa có những người đã cho tiền để Giu-đa nộp Chúa Giê-su , đàng sau hành động chiến tranh , có những người đã bỏ tiền ra để buôn bán vũ khí : họ muốn đổ máu chứ không muốn hòa bình , họ muốn chiến tranh chứ không muốn tình huynh đệ ...

Hai hành động – hành động Chúa Giê-su rửa chân và Giu-đa bán Chúa 30 đồng – thì chỉ có cử chỉ đầu là để diễn tả tình huynh đệ ... Anh chị em , chúng ta tất cả – dù thuộc nhiều tôn giáo và văn hóa khác nhau – nhưng đều là con cùng một Cha , và là anh em với nhau ...Nơi kia , những kẻ mua vũ khí để phá hủy tình huynh đệ thì ở đây , tôi sắp lập lại hành vi rửa chân của Chúa Giê-su để khẳng định tình huynh đệ giữa chúng ta ...

Hãy cầu xin Chúa để tình huynh đệ này lan rộng khắp thế giới , để đừng có tình trạng – vì 30 đồng bạc – mà giết anh em mình ...

 

Thứ ba  ngày  13 / 9 : Lê thánh Gioan Kim Khẩu , Giám Mục , Tiến Sĩ Hội Thánh :  Lc  7 , 11 – 17

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa đến Naim và chứng kiến việc người ta đưa một thanh niên đến nghĩa trang ,

  • Chúa chạnh lòng thương bà mẹ đang khóc con ,

  • Chúa cho cậu thanh niên sống lại ,

  • Mọi người sửng sốt về sự kiện và loan truyền danh Người khắp nơi ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Trông thấy bà , Chúa chạnh lòng thương và nói : “ Bà đừng khóc nữa !”  ( c . 13)

  • “ Này người thanh niên , tôi bảo anh : Hãy trỗi dậy !” ( c . 14)

  • Mọi người đều kính sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng : “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta , và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người .”  ( c . 16)

Chuyện của thánh Gioan Kim Khẩu

Sinh vào năm 334 tại Antiokia – Thổ Nhĩ Kỳ ...

Thừa hưởng nơi mẹ ngài một nền giáo dục tốt , đầy lòng nhân ái , đức tin sắt đá và sẵn sàng hy sinh ...

Có biệt danh là Kim Khẩu vì có tài hùng biện , hoạt bát  và có sức  thuyết phục giúp đưa rất nhiều người trở về với Chúa ...

Người ta muốn đưa ngài lên chức Giám Mục , nhưng ngài từ chối và ưa thích ẩn mình , ăn chay , cầu nguyện ...

Tuy nhiên Chúa có chương trình của Người : ngài bị đau dạ dày nặng buộc phải trở lại Antiokia và năm 386 , ngài chịu chức Linh mục ...

Suốt 12 năm làm Linh Mục , thánh nhân hăng hái đả phá những hủ tục mê tín , cuộc sống xa hoa , phóng túng của những người giàu và kêu gọi quan tâm đến người nghèo ...

Năm 397 , ngài được bầu làm Giám Mục thành Constantinople ... Ngài kịch liệt chống lại bè rối Ariô và Novatio ...

Năm 403 , ngài bị nữ hoàng Eudoxie kết án lưu đày vì dám đứng lên phản đối việc bà ta chiếm đoạt tài sản của một bà góa ở Callitrope ...

Thánh nhân qua đời ngày 14 / 7 / 407 ...

Ở một góc cạnh nào đó – qua sự việc can thiệp vào chuyện tài sản của một bà góa – Gioan Kim Khẩu đã sống bài học “ chạnh lòng thương”  của Chúa Giê-su ngày nào , và sẵn sàng đón nhận tất cả miễn là hành xử được như Chúa ...

Nó buộc chúng ta nhớ lại giáo huấn của ĐTC Phan-xi-cô  :  Tôi ước muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo ...

 

Thứ tư  ngày 14 / 9  : Lễ Suy Tôn Thánh Giá  :   Gio 3 , 13  - 17

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su nhắc lại  với Ni-cô-đê-mô sự việc Môi-sen – trong sa mạc – được lệnh treo con rắn đồng lên cao để tất cả những ai bị rắn cắn , khi nhìn lên rắn đồng  , thì được khỏi ...

  • Qua hình ảnh con rắn đồng được giương cao và chữa lành ấy , Chúa Giê-su nói về cái chết cứu chuộc của Người ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một , để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết , nhưng được sống muốn đời ( c . 16)

Một vài suy nghĩ  :

Hôm nay là ngày kết thúc Olympic Rio de Janeiro – 2016 ... Vốn không  mặn mà lắm với những huy chương vàng , bạc ...nên cũng ít ghé qua  các chương trình thể thao tại Olympic ... Thế  nhưng , ở một buổi tình cờ nào đó , chợt dừng lại trận đấu bóng đá nữ giữa đội chủ nhà Brasil và đội Úc ngay ở những lượt đá luân lưu , nghĩa là cả hai bên đã  vần nhau suốt thời gian thi đấu chính thức mà cũng chưa phân thắng bại ... Trận ấy , đội chủ nhà Brasil thắng ... Trong những lượt đá luân lưu thì thấy có ba bốn  cầu thủ nữ Brasil , sau khi  đưa  được bóng vào khung thành , đã lặng lẽ ghi dấu thánh giá trên mình trước lúc giơ cao nắm tay nói lên ý chí quyết thắng của mình ... Các cầu thủ Úc không có ai làm dấu thánh giá cả ... Dĩ nhiên chuyện các cầu thủ ghi dấu thánh giá đã là chuyện thấy nhiều trên sân cỏ rồi ... Điều gợi nên một suy nghĩ : ấy là  - với họ - dấu thánh giá khi ấy có ý nghĩa gì ?  Chắc là có rất nhiều ý nghĩa và cũng chẳng ai trả lời được ngoài chính họ ... Tuy nhiên , trong cùng một đức tin vào Thiên Chúa , chúng ta cũng có thể hiểu :

  • Ghi dấu thánh giá để cám ơn Chúa về bàn thắng họ vừa có ... Nhưng những người không ghi dấu thì họ vẫn thắng ? ... Đúng vậy , nhưng những người tin  Chúa thì hiểu rằng : công sức , khả năng , sự điêu luyện nơi họ là những ân sủng của Chúa , nên họ cám ơn Chúa ...

  • Ghi dấu thánh giá để xin Chúa chúc lành cho niềm vui họ đạt được ... Mỗi trận đấu , mỗi thành công ... đều  mang lại những niềm vui ... Ai ai cũng vui hết : người tin và người không tin ... Nhưng người tin muốn niềm vui của họ được Chúa chúc lành để họ vui theo cách của người tin Chúa ... Cái cách này nó khác lắm giữa người tin và người không tin , đồng thời nó cũng đưa đến những biểu lộ khác nhau và những tận hưởng khác nhau về thành công của mình ...

Có lẽ chúng ta dừng lại ở hai điểm ấy thôi   và – cùng với dấu thánh giá trước mặt mọi người trên thế giới của các vận động viên , các cầu thủ - chúng ta ghi dấu thánh giá  trên mình mỗi ngày khi ở nơi cộng cộng cũng như lúc riêng rẽ một mính cách có ý thức hơn , bởi vì chúng ta thuộc về Đức Ky-tô ...

Một vài chứng tích

Thế kỷ VI , giặc giã nổi lên , vua Ba Tư  Khosroes I  ( 531 – 579) đem quân đến  Cận Đông và đánh thắng đế quốc Roma ở Phương Đông , chiếm và tàn phá  Thánh Địa , đồng thời cướp luôn cả Thánh Giá thật ở Giê-ru-sa-lem ... Lúc ấy , ông Heraclius ( 375 – 641) , một vị tướng tài giỏi  mới 35 tuổi , con của tổng trấn thành Carthage ,  lật đổ bạo chúa Phocas và lên nắm quyền ở Constantinopoli ngày 3 . 10 . 610 , đồng thời  làm hoàng đế Byzantin , lấy hiệu là Heraclius I ( 610 – 641) ... Ông đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng lần đầu ngày 12 . 12 . 627 ... Ông tiếp tục truy rượt Khrosroes I đến Ctesiphon , và – tại đây – con trai của Khosroes là Sices Shiva đã giết cha , trao nộp Thánh Giá lại cho Heraclius I

Năm 629 , Thánh Giá được kiệu về Constantino , rồi từ đó khải hoàn về Giê-ru-sa-lem ... Vua Herclius I muốn tự mình vác Thánh Giá vào Đền Thờ Giê-ru-sa-lem ... Nhà vua mang vương phục , đầu đội mũ hoàng đế kê vai nhận Thánh Giá , nhưng Thánh Giá trở nên quá nặng , ông không thể vác được ... Đức Zacharias – giáo chủ Giê-ru-sa-lem – liền thưa nhà vua : “  Xin hoàng đế thận trọng vì – với mũ miện và y phục vương quyền mà ngài đang mặc – ngài không hợp với Thánh Giá giống như thân phận khó nghèo , khiêm tốn của Chúa Giê-su Ky-tô”  Nhà vua nghe lời  cởi bỏ vương miện và vương phục ... Thánh Giá trở nên nhẹ nhàng ...

Từ đó tại Giê-ru-sa-lem , Đức Giám Mục đã cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 . 9 . 629 ...

 

Thứ  năm  ngày 15 / 9  : Lễ Đức Mẹ Sầu Bi – Ngày Trung Thu  :  Gio  19 , 25 – 27

Nội dung Tin Mừng :

  • Đức Maria , thân mẫu Chúa Giê-su , và một ít người khác  dưới chân Thánh Giá Chúa ,

  • Chúa gửi gắm Đức Maria cho Tông Đồ Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “ Thưa Bà , đây là con của Bà !” ( c . 26)

  • Rồi Người nói với môn đệ : “ Đây là mẹ của anh !”  ( c . 27)

Một vài suy nghĩ :

Ngày 14 /9 hằng năm , Phụng Vụ của Giáo Hội tôn vinh Thánh Giá Chúa Giê-su – công cụ cứu chuộc nhân loại của Người ,

Ngày 15 / 9 hằng năm , Phụng Vụ của Giáo Hội tôn vinh cuộc “ đồng công cứu chuộc”  của Đức Maria bằng cách suy gẫm về Bảy Sự Thương Khó của Đức Mẹ ...

Tiên vàn là ý nghĩa viên mãn của con số 7 trong Kinh Thánh : Bảy có nghĩa là Trọn Vẹn Cuộc Thương Khó Mẹ trải qua trong suốt đời mình để hiệpthông  với cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giê-su , con Mẹ , hầu mang lại cho nhân loại ơn cứu chuộc ... Suốt cuộc đời thương khó ấy được nhấn mạnh ở bảy điêm :

1 . Khi nghe Si-mê-on nói tiên tri lúc đưa Chúa Giê-su lên Đền Thờ theo tục lệ của Dân Chúa    (Lc 2 , 34 – 35) ,

2 . Khi đưa Hài Nhi Giê-su trốn sang Ai Cập  ( Lc  2 , 13 – 21)

3 . Khi bị lạc mất Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem trong ba ngày  ( Lc  2 , 41 – 50)

4 . Khi Đức Mẹ gặp Đức Giê-su trên đường lên Đỉnh Sọ ,

5 . Khi Đức Giê-su bị đóng đinh vào Thánh Giá ,

6 . Khi xác Đức Giê-su được tháo xuống khỏi Thánh Giá và trao cho Đức Mẹ ,

7 . Khi an táng Đức Giê-su trong mồ đá .

Nghĩa là từ biến cố Truyền Tin ở Nazareth đến biến cố đỉnh Sọ , Mẹ âm thầm chịu đựng những khổ đau bên Chúa Giê-su Cứu Thế ... Sự khổ đau đương nhiên của tình mẹ / con và sự khổ đau thăng hoa trong nhiệm cục cứu chuộc của Thiên Chúa khi chọn Mẹ làm mẹ của Đấng Cứu Thế ...

Một sáng tác ngắn  :

Náo động vô cùng trong cái khoảng sân mênh mông của Dinh Tổng Trấn  buổi sáng hôm ấy ...

Ba-ra-ba , kẻ tội đồ , đã được tha ... còn Đức Giê-su thì mọi người gào lên : Đóng đinh nó vào thập giá !!!

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô có lần đã nói  : Đôi khi có thể chúng ta giống như Phi-la-tô , là người không có can đảm để đi ngược lại với trào lưu để cứu mạng của Chúa Giê-su , nhưng thay vào đó là rửa sạch bàn tay của mình ...

Vậy là đám người gào thét hả hê rinh cây gỗ thập tự đặt lên vai Người và lũ lượt kéo nhau đi theo ...

Đức Thánh Cha cũng nói :  Chúa Giê-su , với Thánh Giá của Ngài , cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta , những vấn đề của chúng ta , và những đau khổ của chúng ta , ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đớn đau nhất ...

Ngay trong hành trình Thương Khó ấy , Đức Maria đã xông ra , diện đối diện với con mình trong im lặng , và chỉ để nói với Đức Giê-su  : Mẹ còn đau hơn nhiều ...

Đức Thánh Cha khuyến dụ : Cha muốn mọi người ra đi ! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố ! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian , là định lập , là thoải mái , là giáo sĩ trị , là khép kín vào chính mình ...

Đứng dưới chân thánh giá Chúa Giê-su có  thân mẫu của Người , và người môn đệ người yêu là Tông Đồ Gioan ... Người thưa với thân mẫu : “ Thưa Bà , đây là con bà !” ... Và Người nói với Gioan : “ Đây là mẹ anh !”

Đức Thánh Cha suy gẫm : Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giê-su mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giệ-su vào cuộc sống riêng của mình ...

 

Thứ sáu ngày 16 / 9 : Lễ thánh Cor-nê-li-ô , Giáo Hoàng Tử Đạo và thánh Cy-pri-a-nô , Giám Mục Tử Đạo : Lc  8 , 1 – 3

Nội dung Tin Mừng  :

  • Nhóm Mười Hai và những phụ nữ cùng đi với Chúa trong hành trình rao giảng  là các  bà Maria  Mác-đa-la , bà Gio-an-na , bà Su-za-na và nhiều bà khác nữa ...

Một vài suy nghĩ

Các bà cùng đi truyền giáo với Chúa Giê-su và Nhóm Mười Hai ... Dĩ nhiên – với đặc sủng Thiên Chúa ban – các bà  chắc chắn sẽ đóng góp nhiều cho công cuộc rao giảng : điều đó chúng ta thấy rõ ở mọi thời và trên khắp hoàn cầu  ... Ngày 4 / 9  , việc Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nâng Mẹ Tê-rê-xa thành Calcutta lên hàng hiển thánh càng cho thấy Giáo Hội vô cùng trân trọng sự đóng góp của nữ giới trong các hoạt động đặc thù của Giáo Hội , nhất là những hoạt động cần đến sự tỷ mỷ , dịu dàng , nhẹ nhàng , kiên nhẫn thiên phú  nơi họ ... Ước mong sao nữ giới luôn được đón nhận , hướng dẫn và ủy trao những nhiệm vụ phù hợp để giúp ích cho Giáo Hội và xã hội ...

Câu chuyện của  thánh Cor-nê-li-ô , Giáo Hoàng và thánh Cy-pri-a-nô , Giám Mục

Thánh Cor-nê-li-ô , Giáo Hoàng , Tử Đạo

Ngài sinh trưởng tại Roma  và nổi tiếng có lòng hiền hậu và tinh thần tiết độ ...

Năm 251 , Ngài được bầu lên ngôi Giáo Hoàng kế vị Đức Fa-bi-a-nô vào thời điểm Giáo Hội chao đảo vì cuộc bách hại của hoàng đế Gal-lô và Vô-lu-si-a-nô ... Bên cạnh đó , ngài còn phải lo chuyện đương đầu với ly giáo Nô-va-ti-a-nô ... Ngài viết rất nhiều sách nói về những người bội giáo ...

Trung thành với Chúa Ky-tô , ngài bị đày ở Ci-vi-ta Vec-chi-a và chịu tử đạo tại đó vào cuối tháng 6 năm 253 .

Thánh Cy-pri-a-nô , Giám Mục , Tử Đạo

Ngài sinh năm 200 tại Phi Châu trong một gia đình quý phái ngoại đạo ...

Trở lại đạo , ngài phân phát hết của cải cho người nghèo và nhiệt thành lo cho công việc truyền giáo ...

Ngài được phong chức Linh Mục và sau đó được tấn phong Giám Mục thành Car-tha-gô ...

Thời điểm này , bạo vương Đê-ci-ô ra tay tàn sát người Công Giáo ... Ngài rút lui vào ở ẩn và điều hành giáo phận bằng những bức thư luân lưu giúp giữ gìn đức tin và khuyến khích ky-tô hữu can đảm vì Chúa... Cuộc bách hại lắng xuống , ngài lo chuyện vật chất để giải cứu cho hàng trăm người bị bắt làm nô lệ ...

Năm 257 , Va-lê-ri-a-nô ban hàng sắc lệnh bách hại người Công Giáo lần nữa ... Ngài bị bắt và đày ra đảo Cu-ru-bi ...Người ta buộc ngài phải dâng hương tế thần , ngài cương quyết từ chối ... Và ngày 14 . 2 . 258, ngài được phúc tử đạo .

Hôm nay cũng là ngày giỗ thứ 14 của Người Tôi Tớ Thiên Chúa – Đức Cố Hồng Y Phan-xi-cô  Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận

Ngài sinh ngày 17 . 4 . 1928 tại Phủ Cam , Huế .

Ngày 11 . 6 . 1953 : thụ phong Linh Mục với sự đặt tay của ĐGM Urrutia .

Ngày 24 . 6 . 1967  ; tấn phong Giám Mục do Đức  Khâm Sứ Tòa Thánh Angelo Palma chủ phong .

Ngày 10 . 7 . Giám Mục Việt Nam tiên khởi của Giáo Phận Nha Trang với khẩu hiệu “ Vui Mừng & Hy Vọng”

Ngày 21 . 2 . 2001 : nhận mũ Hồng Y do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan – Phaolo  II

18g  ngày 16 . 9 . 2002  : ngài qua đời tại Roma .

 

Thứ bảy ngày  17 / 9  :  Lc  8 , 4 – 15

Nội dung Tin Mừng  :

  • Chúa  Giê-su dạy dụ ngôn người gieo giống và giải thích dụ ngôn ấy .

Lời  đáng  ghi nhớ :

  • “ Ai có tai nghe thì nghe !” ( c . 8)

Một vài suy nghĩ

Hạt giống Lời Chúa vẫn được gieo khắp nơi , khắp chốn và bằng mọi phương cách ... Những rao giảng trong Phụng Vụ ... Những trang Suy Niệm đây đó trên các mặt  báo Công Giáo hay các trang báo điện tử...Thậm chí ngay tại các trang mạng cá nhân  cũng  không ít những thiện tâm thiện chí muốn gieo hạt giống Lời ... Đồng thời Lời Chúa cũng được khai thác ở mọi góc cạnh : chuyên nghiệp , phổ thông , bác học , dân dã ... Tuy nhiên vấn đề cốt lõi vẫn là  tình trạng của những mảnh đất đón nhận hạt giống Lời ... Và – nếu xét cho kỹ - thì có lẽ không phong nhiêu lắm những thành quả đạt được ... Chứng cứ ư ? Cứ nhìn vào cuộc sống bình thường của người dân trong xã hội thì thấy rõ : một xã hội bình yên và tình người là dấu chì có những cố gắng để hạt giống Lời sinh hoa trái ...Cho nên thiết tưởng không khi nào là thừa để nói về những mảnh đất lòng đón nhận hạt giống Lời :

  • “ Những kẻ bên vệ đường là những kẻ  ĐÃ  NGHE nhưng rồi quỷ đến cất Lởi khỏi lòng họ , kẻo họ tin  mà được cứu độ ,

  • Những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì VUI VẺ TIẾP NHẬN LỜI  , nhưng họ KHÔNG CÓ RỄ : Họ tin nhất thời , và khi gặp thử thách , họ bỏ cuộc .

  • Hạt rơi vào bụi gai : đó là những kẻ  ĐÃ  NGHE  , nhưng dọc đường bị NHỮNG NỖI LO LẮNGVINH HOA PHÚ QUÝ cùng những KHOÁI  LẠC  CUỘc  ĐỜI làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành .

  • Hạt rơi vào  ĐẤT TỐT : đó là những kẻ NGHE LỜI với tấm lòng cao thượng và quảng đại , rồi NẮM  GIỮ và nhờ  KIÊN  TRÌ mà sinh hoa kết quả “  ( Lc 8 , 11 – 15)

Một vài tư tưởng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô

1 . Nếu lấy  “ ta ” ra khỏi  trung tâm cuộc đời và đặt “ Chúa Ki-tô”   vào đó , ta sẽ được an toàn . mạnh mẽ và hy vọng . Nhìn bề ngoài , không  gì  có vẻ thay đổi cả , nhưng tận đáy lòng con người chúng ta , tất cả mọi sự đều thay đổi .

2 . Cánh đồng đức tin đích thực  chính là tâm hồn mỗi người chúng ta , là cuộc sống chúng ta mà Chúa Giê-su yêu cầu để cho Lời Ngài đi  vào để có thể nảy mầm và tăng trưởng .

3 . Khi tôi hỏi Mẹ Tê-rê-xa thành Calcutta xem phải làm gì để thay đổi trong Giáo Hội  , Mẹ trả lời  : chính cha và con !

4 . Ngày hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình : chúng ta có mở lòng ra cho “ những bất ngờ của Thiên Chúa”  không ? Hay chúng ta đóng kín và sợ hãi trước những mới mẻ của Chúa Thánh Thần ? Chúng ta có can đảm bước đi trên những nẻo đường mới và sự mới mẻ của Thiên Chúa đặt ra trước mắt chúng ta không ? Hay chúng ta lại phản kháng , bị ngăn trở bởi những cơ chế phù du , đã mất khả năng mở ra cho những điều mới mẻ ?

5 . Một người không thể là ky-tô hữu bán thời gian , nhưng là ky-tô hữu trong mọi giây phút ! Một cách toàn diện !


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!