Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
NHỊP SỐNG TRONG TUẦN TUẦN XXI / C

 

Từ thứ hai ngày 22 / 8  đến thứ bảy ngày  27 / 8 : Mt  23 , 13 – Mt  25 , 30

 

Thứ hai ngày 22 / 8 : Lễ  Đức Maria Nữ Vương – Lc 1 , 26 – 38

Nội dung Tin Mừng :

  • Thánh sử Luca tường thuật lại biến cố  sứ thần của Thiên Chúa truyền tin cho Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Mừng vui lên , hỡi Đấng đầy ân sủng , Đức Chúa ở cùng Bà ( c,  28)

  • Thưa Bà Maria , xin đừng sợ , vì Bà được đẹp lòng Chúa ( c. 30)

  • Vâng , tôi đây là nữ tỳ của Chúa , xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói (c.37)

Một vài suy nghĩ :

Đối với những người tin Chúa thì  biến cố Truyền Tin – khai mạc giai đoạn nhìn thấy Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa qua việc Đấng Cứu Thế mặc xác phàm -  đã rất quen thuộc ... Không nhiều thì ít , ai ai cũng có thể nhắm mắt để kể lại những điểm cốt lõi của sự kiện ... Đặc biệt hơn nữa , sự việc Truyền Tin này lại được Phụng Vụ đặt trong Thánh Lễ tôn vinh Đức Maria – Trinh Nữ Vương...Ý đồ rất rõ của Phụng Vụ là muốn chúng ta hiểu rằng : Đức Ky-tô , con Mẹ , được Thiên Chúa Cha tôn phong Vua Vũ Trụ , thì Mẹ là Mẹ của Người , Mẹ cũng chung chia vinh quang ấy với Người...Dĩ nhiên qua Phụng Vụ , Giáo Hội cũng muốn con cái mình tỏa sáng vinh quang cội gốc của mình ...

Một câu chuyện

Câu chuyện này chẳng ăn nhập gì với sự kiện tôn vinh Đức Maria – Trinh Nữ Vương , nhưng sở dĩ Mẹ được tôn vinh là vì Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế ... Và sứ mệnh của Đấng Cứu Thế là làm cho con người được hạnh phúc ... Chắc chắn Mẹ đã có một cuộc sống rất hạnh phúc nên được Chúa Cha tuyển chọn ... Câu chuyện có thật này là để diễn tả phần nào đó về hạnh phúc , đồng thời cũng gọi mời chúng ta sống và trao hạnh phúc :

Wintadcha xinh đẹp – người Thái Lan – nhưng lại sinh ra với đôi chân teo tóp , vô dụng ...

Wintadcha rất mặc cảm với khuyết tật này của bản thân ... Cô không bao giờ dám mơ ước một mái ấm gia đình và cũng đã từng có dịp chia sẻ trên Facebook  rắng : dù là người tàn tật nhưng cô vẫn muốn có một gia đình , giống như tất cả mọi người trên thế giới này . Cô muốn có con , muốn được làm mẹ ...

Thế rồi Wintadcha gặp Zatop Janjerkan – một chàng trai cao to , khỏe mạnh với vẻ bề ngoài của môt dân chơi , nhưng anh yêu thương Wintadcha thật tình , sẵn sàng chăm sóc , lo lắng và chia sẻ mọi vui buồn của người mình yêu ...

Họ đến với nhau bằng tình yêu thuần khiết , không toan tính và cũng chẳng lưu tâm đến vẻ đẹp bên ngoài ... Cái mà Zatop và Wintadcha có là điều mà ai ai cũng mong muốn : tình yêu chân thành và tràn đầy lạc quan ...

Họ kết hôn và có một cuộc sống thật đẹp , vô cùng hạnh phúc ...

Cuối cùng thì họ cũng đã có với nhau đứa con đầu lòng kháu khỉnh , dễ thương ...

Wintadcha đã có tất cả , chỉ trừ đôi chân , nhưng có vẻ như khiếm khuyết này không ảnh hưởng gì đến gia đình họ ... và không còn là nỗi ám ảnh đối với Wintadcha ...

Rất nhiều những tấm ảnh của gia đình cho thấy điều đó ...


 

Thứ ba ngảy 23 / 8 : Mt  23 , 23 – 26

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su lên án thái độ đạo đức giả của các kinh sư và pha-ri-iêu : - bên ngoài thì giữ thật kỹ việc nộp các loại thuế theo Luật , nhưng bên trong lại sống bất nhân và bất tín ; - bên ngoài thì giữ chuyện rủa chén rửa bát theo nghi thức , nhưng bên trong lại trác táng và mày mò kiếm chác ...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Hỡi những kẻ dẫn đường mù quáng , các ngươi lọc con muỗi , nhưng lại nuốt chửng con lạc đà ! ( c. 24)

  • Hỡi những người pha-ri-siêu mù quáng kia , hãy rửa bên trong chén dĩa cho sạch trước đã , để bên ngoài cũng được sạch ! ( c.26)

Một vài suy nghĩ :

Chuyện bên trong khác bên ngoài , bên ngoài khác bên trong ... là chuyện có thật và thường thấy trong thế giới con người từ bên trong Đạo đến bên ngoài xã hội , từ nơi con người đơn sơ dân dã đến những cấp bậc quyền cao chức trọng ... nếu người ta xem thường luân lý và đạo đức ... Mà xã hội Việt Nam hôm nay thì sự “ xem thường”  này đã trở thành một quốc nạn...Không nhiều thì ít – là người tin Chúa và cũng là một công dân trong xã hội – người Công Giáo , trong công ăn việc làm cũng như qua tác phong của mình , nhiều khi chúng ta có dáng vẻ bên ngoài , nhưng trong sâu xa , chúng ta đã để cho mình bị “ nhiễm độc” ... Và vì thế , Lời Chúa vẫn không đủ điều kiện để triển nở nơi mình và nơi mọi người ...

Dăm ba chia sẻ về chuyện Tích Đức  với lời của cổ nhân : có đức mặc sức mà ăn ...

  1. Tích đức từ lời nói :

  • Lời nói phải thể hiện sự khoan dung , độ lượng ...

  • Lời nói quá thẳng : hãy suy nghĩ để biết nói vòng , nói tránh , nói nhẹ hơn một chút...

  • Lời nói lạnh lẽo : hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói ...

  • Lời nói phê bình : trước khi nói , hãy cân nhắc đến lòng tự trọng của người nghe ...

  • Lời klhen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng ...

  1. Tích đức từ đôi tay :

  • Học cách ca ngợi , vỗ tay khen thưởng ... Đừng chờ phải “xin” mới vỗ tay...

  • Học cách bắt tay cho ấm áp , nồng nhiệt ...

  • Học cách trao tặng cho trân trọng , dễ thương ...

  1. Tích đức từ việc “ giữ thể diện”  cho người khác :

  • Ở một số tình huống , việc “ không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất ...

  • Đứng bao giờ làm tổn thương thể diện của bất cứ ai,vì hậu quả là khôn lường...

  1. Tích đức từ việc tạo thuận lợi cho người khác :

  • Người khác được lợi cũng có nghĩa là chính mình được lợi ...

  • Suy nghĩ cho người khác cũng là suy nghĩ cho chính mình ...

  1. Tích đức từ việc biết cám ơn người :

  • Cám ơn là một cách ca ngợi cuộc đời ...

  • Trong cuộc sống , lời cám ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn...

  • Cám ơn đối thủ  là một cách thể hiện của người có chí khí ...

  1. Tích đức từ việc mỉm cười với người khác :

  • Không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả ...

  • Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người ...

  • Dùng “ nụ cười”  để ứng phó với sự khiêu chiến của đối thủ mới là cao nhân ...


 

Thứ tư ngày 24 / 8 : Lễ Thánh  Bar-thô-lo-mê-ô , Tông Đồ - Gio 1 , 45 – 51

Nội dung của Tin Mừng :

  • Phi-li-phê giơi thiệu với Na-tha-na-el về Chúa Giê-su : “ Đấng mà sách Luật Môi-sen và các Ngôn Sứ nói tới , chúng tôi đã gặp : đó là Ông Giê-su , con ông Giu-se , người Na-za-reth .”

  • Thiên kiến của Na-tha-na-el : “ Từ Na-za-reth , làm sao có cái gì hay được ?”

  • Lời giới thiệu cụ thể của Phi-li-phê : “ Cứ đến mà xem !”

  • Lời chào Na-tha-na-el của Chúa Giê-su : “ Đây đích thực là một người Is-ra-el , lòng dạ không có gì gian dối !”

  • Trao đổi , nhận ra và tuyên xưng :  Làm sao Ngài lại biết tôi ? – Trước khi Phi-li-phê gọi anh , lúc anh đang ở dưới cây vả , tôi đã thấy anh rồi . – Thưa Thầy , chính Thầy là Con Thiên Chúa , Thầy là Vua Is-ra-el .

  • Mạc khải  :  Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả , nên anh đã tin ! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa !

  • Hứa hẹn : Thật , tôi bảo thật các anh , các anh sẽ thấy trời rộng mở , và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người .

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Đấng mà sách Luật Môi-sen và các Ngôn  Sứ nói tới , chúng tôi đã gặp : đó là Ông Giê-su , con ông Giu-se , người Na-za-reth ( c. 45)

  • Cứ đến mà xem ! ( c. 46)

  • Thưa Thầy , chính Thầy là Con Thiên Chúa , chính Thầy là Vua Is-ra-el ( c. 49)

  • Thật , tôi bảo thật các anh , các anh sẽ thấy trời rộng mở , và thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người ( c. 51)

Một vài suy nghĩ :

Những gì Tông Đồ Na-tha-na-el hay Bar-thô-lô-mê-ô đã thấy và đã sống mà Tin Mừng ghi lại thì – trong hôm nay – mỗi người chúng ta cũng phải thấy và phải sống ... Đôi khi cũng có người cắc cớ : sao Chúa không cho những người đang ở với Chúa quay lại trần gian với hào quang và triều thiên của mình , chắc người trần sẽ sớm tỉnh ngộ ... Đấy phải chăng cũng là một giấc mơ ảo đầy tham vọng ... Muôn đời câu trả lời của Tin Mừng trong dụ ngôn La-za-rô và người phú hộ có giá trị : “ Chúng đã có Môi-sen và các tiên tri , chúng hãy nghe các ngài !” ( Lc 16 , 29) ... Luật giao thông yêu cầu không uống rượu , không sử dụng điện thoại , phải dừng lại ở đèn đỏ ...  khi điều khiển phương tiện đi lại là những điều quá ư đúng , thế nhưng không ít người cố tình vi phạm ... Họ không nhìn thấy hậu quả ư ? Có chứ ! Những cái chết sờ sờ ra đấy ... Xem – gặp gỡ Chúa trong lời dạy của Ngài – đón nhận giáo huấn của Giáo Hội : đấy là con đường đã được vạch sẵn...

Một mẩu chuyện :

Đây là mẩu chuyện về George Whashington ( 1732 – 1799) ... có lẽ  không dính dáng gì đến Tông Đồ Bar-thô-lô-mê-ô ( hay Na-tha-na-el) , nhưng cũng là một chia sẻ để giúp một cách sống khi diện đối diện với giáo huấn của Đấng Phải Đến mà Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta ...

Có một lần nọ , vào buổi sáng , Whashington mang áo khoác dài lang thang ... Trên đường đi , không một binh sĩ nào nhận ra ông ... Đến một nơi , ông thấy một toán lính đang cố để xây lô-cốt dưới sự điều động của một hạ sĩ ... Ông hạ sĩ luôn miệng hô : Cố lên ! Cố lên ! Còn đám binh sĩ thì è vai vần một khối đá thật to đến đúng vị trí dự định ... Khối đá quá nặng nên cứ trượt lui , trượt tới ... Whashington chạy đến , dùng đôi vai  khỏe mạnh của mình chận khối đá lại và cùng với đám lính đưa nó vào đúng chỗ ... Đám lính vui mừng quay lại ôm vai Whashington cám ơn ... Ông nói với viên  hạ sĩ : “ Sao anh chỉ biết gào “ cố lên !” mà không chịu giúp họ một tay ?”  ... Viên hạ sĩ vênh mặt : “ Ông hỏi tôi đấy ư ? Ông không biết tôi là một hạ sĩ hay sao ?” ... Whashington  vừa nói vừa cởi áo khoác ra  : “ Đúng , anh là một hạ sĩ ! Còn tôi là một thượng tướng đây ! Nếu xét về quân phục thì tôi là cấp trên của anh . Lần sau nếu có cần một người khiêng vật nặng nào đó thì nhớ kêu tôi nhé !” ...


 

Thứ  năm ngày 25 / 8  : Mt  24 , 42 – 51

Nội dung Tin Mừng :

  • Kêu gọi tỉnh thức và sẵn sàng đón đợi Ngày và  Giờ của Chúa ,

  • Giải thích và minh họa về tình trạng tỉnh thức cũng như sẵn sàng qua vai trò người đầy tớ và ông chủ .

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Anh em hãy canh thức , vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến (c.42)

  • Anh em hãy sẵn sàng , vì chính giờ phút anh em không ngờ , thì Con Người sẽ đến

(c. 44)

Một vài suy nghĩ :

Tỉnh thức và sẵn sàng là chủ đề quen thuộc trong Tin Mừng và là chủ đề “ nóng ” dịp Mùa Chay... Tỉnh thức và sẵn sàng lại cũng là chuyện người ta “ bỏ ngoài tai ” , bởi vì hoặc là do cuộc sống đa đoan quá hoặc là do có quá nhiều trò vui khiến người ta không buồn nghĩ đến nữa ... Tuy nhiên không một phàm nhân nào thoát được cánh cửa của sự chết – nghĩa là bỏ lại sau lưng mình cảnh đời  “ vân cẩu ”  và những trò vui ... để bước vào thế giới của thưởng và phạt...Đã có một thời người ta nói đến chuyện “ đánh cược”  của Blaise Pascal ... Trong hôm nay , có lẽ người ta không mấy quan tâm đến  cuộc “ đánh cược”  ấy , nhưng thực tế là : chắc chắn có đời sau và đời sau ấy không thuộc quyền tùy tiện của con người mà nằm trong tay Tạo Hóa – Đấng thưởng và phạt , nhân lành và công bình ...

Một mẩu chuyện :

Đấy là mẩu chuyện của Đaminh Saviô ( 1842 – 1857) ...

Ngày kia , đang trong giờ chơi ... Saviô  say sưa cùng tham gia các môn thể thao với bạn bè...Cha Don Boscô cho gọi Saviô  tới :

  • Giả như mười lăm phút nữa Chúa sẽ gọi con về với Chúa ... thì bây giờ con sẽ làm gì , Saviô ?

  • Thưa cha , con vẫn tiếp tục chơi !

  • Sao ? Con không đi xưng tội hay cầu nguyện để dọn mình chết sao ?

  • Thưa cha , bây giờ là giờ chơi ... Mọi người có bổn phận chơi để thân thể được khỏe mạnh ... Vì thế , con nghĩ cứ chơi là đẹp ý Chúa nhất ... Dọn mình chết không gì tốt bằng làm điều đẹp lòng Chúa ... Vả lại , thưa cha , lúc nào tâm hồn con cũng sẵn sàng để trở về với Chúa ...

Xét về phương diện chơi thì con người hôm nay có quá nhiều trò chơi và cũng có quá nhiều những con người – nhất là giới trẻ -  say mê các thứ trò chơi mạng ... Pokemon Go đang ở cơn sốt ... Tuy nhiên cái kiểu “ chơi trong Chúa” của Saviô nó khác – rất khác – với lối chơi say mê của chúng ta hôm nay  ... “ Chơi trong  Chúa”  ... với một tâm hồn tốt lành đã sẵn để ý Chúa được thực hiện là một đòi hỏi sự tập luyện có ý thức của những người tin Chúa ...Đấu trường Pokemon Go không có được nét đẹp này ... nên những hậu quả của say mê sẽ chỉ là chuyện không đâu ...


 

Thứ sáu  ngày 26 / 8  : Mt  25 , 1 – 11

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su đưa ra câu chuyện dụ ngôn về mười cô trinh nữ được mời để đi đón chàng rể ,

  • Trong số mười cô ấy , có năm cô khôn ngoan mang theo đèn và có cả dầu để dự trữ phòng khi đèn hết dầu , năm cô kia mang đèn nhưng không nghĩ đến chuyện dự trữ dầu ...

  • Vậy là năm cô thiếu tính toán và không được khôn ngoan cho lắm ấy đã bị hụt mất cơ hội cùng chàng rể đi vào tiệc cưới...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Nhưng Người đáp : Tôi bảo thật các cô , tôi không biết các cô là ai cả ! (c. 12)

  • Vậy anh em hãy canh thức , vì anh em không biết ngày nào , giờ nào . ( c. 13)

Một vài suy nghĩ :

Vẫn là chuyện Tỉnh Thức và Sẵn Sàng được Chúa  Giê-su tiếp tục triển khai qua dụ ngôn mười người trinh nữ chuẩn bị để cùng cô dâu đón đợi chàng rể ... Trong thế giới làm ăn , con người tính toán rất kỹ và khá nhạy bén với những thời cơ này khác để có được những mối liên quan thuận lợi ... Tuy nhiên – dù là rất nhạy bén như thế đó – nhưng , trong thế giới ân sủng , không ít người cho thấy tình trạng dại khờ của mình ... Có lẽ vì họ không đủ thời gian nhận ra giới hạn cuối cùng của hành trình trần gian ... Cũng có lẽ vì họ thấy sợ về Ngày và Giờ không thuộc về mình nữa , nhưng là của Đấng Siêu Việt ... Dù sao câu chuyện Tin Mừng về mười cô phù dâu trên đây cũng gợi nên một suy nghĩ nào đó , nếu muốn suy nghĩ ...

Vài nét truyền thống của người Do Thái thời ấy và một mẩu chuyện để sống :

Dụ ngôn Chúa Giê-su đưa ra dựa trên  phong tục về hôn nhân của người Do Thái thời của Người...Khi đã bằng lòng một cô gái nào đó , chàng trai sẽ  cùng với gia đình đến nhà người con gái để xin lập hôn ước ...Nó cũng tương tự như chuyện đi dạm hỏi của người Việt Nam chúng ta vậy...Sau dạm hỏi thì chàng trai sẽ về lại nhà cha mình để chuẩn bị một chỗ ở cho người vợ tương lai ... Cô gái tiếp tục được cha mẹ - nhất là bà mẹ -  chỉ dạy những điều cần thiết cho đời sống hôn nhân ...Thời gian này kéo dài nhiều khi cả năm trời ...Đến ngày tháng nhất định , chàng trai thông báo ngày đón dâu ... Cô dâu và các bạn phù dâu chuẩn bị dầu đèn để đón chàng rể đến ...vì có lẽ tiệc đón dâu được tổ chức về đêm ... Dĩ nhiên các Đấng Bậc trong Giáo Hội thì có nhiều cách hiểu về câu chuyện các cô phù dâu , đèn và dầu trong dụ ngôn này , nhưng với chúng ta , thì chủ yếu Chúa muốn chúng ta biết tính toán và khôn ngoan để có thể diện đối diện với Đấng Nhân Lành trong Ngày và Giờ của Người ...

Tại Chùa Tô Châu có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo ...

Trên án thư , ngay trước chỗ ngồi của mình , nhà sư luôn để một cỗ quan tài nho nhỏ bằng gỗ bạch đàn với một cái nắp gác chênh chênh ...Khách đến thăm , thấy lạ , thường hay cười :

  • Ngài chế ra cái này dùng để làm gì ?

  • Người ta sống tất có cái chết ...Mà chết thì vào ngay cái này ... Tôi thật lấy làm lạ : người đời ai cũng chỉ lo chuyện phú quý , công danh , tài sắc , thị hiếu , buồn vui ... Vất vả suốt đời , chẳng có lấy đôi ba phút giây để nghĩ xem cái chết là gì ! Mỗi khi có chuyện không được vừa ý lắm , tôi cầm lấy cỗ quan này để ngắm ... và tự nhiên thấy bình an trong lòng mình ngay ...

Đấy là chuyện của người xưa ... Trong hôm nay cũng có những điều vui vui : anh bạn bị tai nạn và đã nghỉ hưu từ khá lâu ... Thuộc dạng lo xa , anh chuẩn bị cho mình một nơi chôn cất tại quê nhà tương đối là vừa ý ... Chẳng may lại có “ lệnh ” qui tập phần mộ của tất cả anh em cùng giới vào một nơi nhất định ... Thế là anh thấp thỏm đợi chờ có lúc may ra cái lệnh này  được xóa bỏ... Đúng là chuyện đời ... Anh bạn cũng tính toán và sẵn sàng đấy chứ , nhưng là cho cái “ xác đất vật hèn” ... Giờ đây , ở mỗi ngày , anh lại phải thêm một lời cầu nguyện cho bản quyền của cái “ lệnh” oái oăm này ...


 

Thưa bảy ngày 27 / 8 : Lễ thánh Mô-ni-ca  - Mt 25 , 14 – 30

Nội dung Tin Mừng :

  • Chúa Giê-su kể về dụ ngôn ông chủ đi xa và tùy khả năng của đầy tớ để trao phần tài sản cùng với yêu cầu họ phải sinh lời lãi ...

  • Quay trờ lại quê nhà , ông chủ tính toán với đầy tớ : người nhận năm yến hay hai yến đều tìm cách sinh lời ... Thế nhưng kẻ nhận một yến thì trả lại cũng chỉ một yến cùng với những lời biện hộ ...

  • Ông chủ phân xử tùy theo sự cố gắng để mang lại lời lãi của từng người : người làm lãi nhiều được ân thưởng nhiều , kẻ không làm được chi thì vốn liếng cũng bị thu hồi...

Những Lời đáng ghi nhớ :

  • Khá lắm , anh đúng là tôi tớ giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh . Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !(c.21)

  • Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác ! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo , thu nơi không vãi , thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng , để khi tôi đến , tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ ! ( c. 26 & c. 27)

  • Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến ! ( c.28)

  • Vì phàm ai đã có , thì được cho thêm và sẽ có dư thừa ; còn ai không có , thì ngay cái  đang có , cũng sẽ bị lấy đi ! ( c. 29)

Một vài suy nghĩ :

Hình ảnh yến bạc Chúa dùng trong dụ ngôn dễ làm cho con người – vốn đã sẵn lòng tham và khá say mê mùi tanh tưởi của bạc tiền – hiểu theo nghĩa đen của câu chuyện ... Bạc và tiền... là những thứ chỉ có giá trị ở cái thời mà chuyện “ toàn cầu hóa” đã bắt đầu chuyển mình , và người ta không thể bê sản phẩm thu hoạch đi quá xa để trao đổi ... Con người ta – ngay khi được Thiên Chúa cho sinh ra – thì cũng đã được Người trao gửi những khả năng , những điều kiện ... để - tùy thời cơ trong cuộc sống – mà sinh lợi , không phải những yến bạc , mà là những thành quả tốt đẹp , đạo hạnh nơi chính bản thân và cho những người quanh mình ... Ngày Giáng Lâm và cuộc phán xét cánh chung sẽ là giai đoạn để tính toán sổ sách ... Dĩ nhiên sẽ có những con người đem chôn cái “ nhân chi sơ tính bản thiện”  của mình trong những mong manh của kiếp phù du : họ sẽ mất hết !!! Ngược lại những ai biết tận dụng hồng ân của Chúa , sẽ thu hoạch ... Đời sống của thanh nữ Mô-ni-ca là một minh chứng ...

Câu chuyện của thánh nữ Mô-ni-ca ( 332 – 387)

Mô-ni-ca sinh năm 332 tại làng Sucara , bên Phi Châu , trong một gia đình có truyền thống đạo hạnh , yêu thương người khác , nhất là những người nghèo nàn , khốn khổ ...

Năm 22 tuổi , không biết vì sao mà , do vâng lời cha mẹ , cô đã quyết định kết hôn với  Patricius thuộc giòng dõi quý phái , nhưng lại là một người chồng tính tình độc ác , rất nhiều tính xấu , hơn cô cả hai giáp ... và là người ngoại giáo ...

Hai ông bà được ba người con , nhưng Au-gus-ti-nô – người con cả - lại là một con người –tuy thông minh – nhưng sống buông thả , chạy theo đủ thứ học thuyết và rất thờ ơ với chuyện đạo giáo của mẹ ...

Mô-ni-ca đã dành trọn cuộc đời làm vợ và làm mẹ của mình để khóc lóc , nài xin và khổ chế vì chồng và vì con ... Cuối cùng thì chồng bà , ông Patricius đã được rửa tội trước khi qua đời và người con , anh chàng Au-gus-ti-nô phóng túng cũng quay trở về với Chúa và sau này trở thành một Giám Mục thánh thiện ...

Sau khi thánh Giám Mục Am-brô-si-ô rửa tội cho Au-gus-ti-nô thì bà Mô-ni-ca cũng qua đời vào năm 387 ...

Những yến bạc Chúa trao cho Mô-ni-ca :

  • Được sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và có lòng thương người ,

  • Có một gia đình có nhiều vấn đề về chồng và con để Mô-ni-ca ngày  đêm gặp gỡ , khấn xin , hy sinh với ước mong Chúa thay lòng đổi dạ những người mình yêu thương ,

  • Có nhiều đức tính tốt như kiên nhẫn , hiền từ , chịu đựng , yêu thương ...

Mô-ni-ca đã làm tất cả những gì có thể  trong suốt đời mình để những yến bạc Chúa trao ấy mang lại kết quả ...

Hoa trái của công sức và tận tâm tận lực là người chồng được rửa tội và người con cũng trở lại để rồi cuối cùng trở thành một vị thánh giúp ích rất nhiều cho Giáo Hội ...

Hẳn nhiên là trong ngày tính sổ : kết quả của Mô-ni-ca phải được tính toán sòng phẳng ...


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!