Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

 

Tử Đạo  : hai chữ có vẻ  nhẹ  nhàng  và  gọn gàng ...

Chết để làm chứng cho con đường mình đi :  một câu đoạn trường và cơ man ...

Chúa Giê-su nói : “ Chính Thầy là con đường , là sự thật và là sự sống . Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Gio 14 , 6)

Vậy thì Tử Đạo là chết để làm chứng cho Chúa Giê-su – Đấng là đường , là sự thật và là sự sống...

Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam , bởi vì các ngài đã chết để làm chứng và với những cái chết thực sự anh hùng nhưng lại khá xa lạ đối với bà con mình – nhất là giới trẻ ...Thói thường thì vẫn thế :  đưa lên bàn thờ , hoa đèn rực rỡ , hương trầm nghi ngút ... và thế là xong , thế là trang trọng , thế là tự hào lắm rồi ...

Thế nhưng các Thánh Tử Đạo không chết để được tôn vinh ...

Các ngài chết để làm chứng : làm chứng cho con đường mình đi , làm chứng cho Đức Ki-tô là đường , là  sự thật và là sự sống ...

Và chuyện làm chứng là chuyện đoạn trường và cơ man :

  • đoạn trường giữa phận người và thánh giá ,

  • cơ man vì mỗi phút giây của đời người đều là chứng cứ .

Lác đác trên các trang mạng - vào thời điểm này - xuất hiện đôi ba bài viết mang tính hồi ký về những biến cố có thật cách đây ba , bốn chục năm của những con người này , người  kia ...Những biến cố thật bi thảm , những buồn đau tưởng chừng như không chịu đựng được ...Thế mà tất cả đã trở thành chất liệu để viết hồi ký , nghĩa là mọi sự đã dịu lắng và đủ thời gian chín muồi để người ta ghi lại – không với những cảm xúc như xưa nhưng chỉ là hoài niệm ... và chút đỉnh sự an nhiên tự tại của hôm nay ... không  như ngày nào ...

Quên ... là cảm xúc vừa khó thương , vừa dễ thương ...

Quên ... là sự bạc bẽo của cuộc đời đồng thời cũng là ân sủng ...

Quên ... khó thương ... khi quên ... là cái lý lẽ để bào chữa cho sự vô ơn bạc nghĩa làm cạn kiệt tình người và cũng làm cho con người và cuộc đời trở thành hoang dã và hoang mạc vì hạn hán tình Chúa và ân sủng của Người ...

Quên dễ thương ... khi quên ... là cách để để giải thoát mình khỏi những phiền lụy của ân oán , của cạnh tranh , của đau buồn ...

Quên ... bạc bẽo ... vì quên làm cho người ta trơ cứng với những tương quan tình người : tình cha, tình mẹ , tình thầy , tình trò , tình anh , tình em , tình quê hương , tình làng xóm  ...

Quên cũng là ân sủng ... vì – nếu không có khả năng quên – người ta sẽ không thể sống dài lâu cuộc đời mình ... và cũng không thể hay không còn muốn tiếp tục cuộc sống từng ngày của mình nữa ...

Và : phải quên những gì đồng thời không được hay không nên quên những gì ... là chọn lựa và là làm chứng ...

Những ngày này người ta cũng rộn ràng với chiến thắng vang lừng của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi  trong kỳ bầu cử tự do của Miến Điện vừa qua ...

Con người này – bà Aung  San Suu Kyi – có một quyết định gan thép và một chọn lựa can trường cho lý tưởng của mình .

1964 , bà theo học tại viện nghiên cứu Chính Trị , Triết Học và Kinh Tế tại Đại Học Oxford và kết hôn với ông Micheal Aris ...

1988 , bà trở về Miến Điện vì nghe tin thân mẫu bị bệnh ...Tận mắt chứng kiến những bề bộn , hỗn độn và khổ đau của bà con đồng bào của mình dưới chế độ quân phiệt , bà quyết định ở lại quê hương để cùng với những người chủ trương tranh đấu vì dân chủ khởi sự cuộc đấu tranh dai dẳng cho đến hôm nay – ngày 8 / 11 / 2015 – Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã thắng trong cuộc bầu cử dễ thương vừa qua ...

Những tháng năm bị quản thúc hay bị cầm tù – với bà Aung San Suu Kyi – là những tháng năm lặng lẽ chiêm niệm : đọc sách Phật , đọc Mahatma Ghandi , đọc Nelson Mandela , ngồi thiền...trong khi chồng và con vẫn còn ở bên Anh ...Người ta sẵn sàng cho bà ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình , nhưng bà đã chọn lựa ở lại với quê hương , với dân tộc của mình ... vì bà hiểu rằng : rời  bỏ quê hương thì sẽ không còn dịp trở lại nữa ...

Khi biết mình bị ung thư và sắp chết , ông Michael đã cố gắng xin được gặp vợ lần cuối : 30 lần xin như thế nhưng ông không được toại nguyện ...Người ta không cho phép ông vào Miến Điện...

Mặc bộ y phục chồng thích , cài một đóa hoa lên tóc và có những lời tạm biệt với chồng ... để thu hình gửi lén qua Anh , nhưng video đến sau khi ông Michael đã qua đời được hai ngày ...

Ở một phương diện nào đó , con người ấy cũng “ tử vì đạo” cho dân tộc và quê hương mình...Một cuộc “ tử vì đạo”  có đức tin vì chắc chắn là Phật Giáo có một ảnh hưởng lớn đến chọn lựa và phương thức đấu tranh bà chọn cho mình : một phương thức mà Mahatma Ghandi được gợi hứng từ Tin Mừng của Đức Giê-su khi ông đặt nó trên đầu giường của mình ...

Ông bà chúng ta đã sống Tin Mừng ấy trong cuộc sống bình thường hằng ngày để rồi sức mạnh của Tin Mừng giúp các ngài đủ can đảm làm chứng cho Đức Ky-tô là  đường , là sự thật và là sự sống ..

Dĩ nhiên người ta nói đến những cái nhìn bi quan , những cái nhìn lạc quan ...  này nọ ...về những biến chuyển và những biến động trong Giáo Hội và trong xã hội trên đất nước thân yêu này ... Mỗi người có cái nhìn của mình , nhưng – là người Công Giáo – thì cái nhìn phải là cái nhìn của Chúa Giê-su trong Tin Mừng , cái nhìn được Tin Mừng hướng dẫn , cái nhìn đã trở thành Tin Mừng vì là đường , là sự thật và là sự sống ... Hay nói cách khác , cái nhìn đưa đến chuyện làm chứng ...Điều mà ông bà tử đạo của chúng ta đã rất kiêu hãnh ...


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!