Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
NGƯỜI ĐÃ BIẾT MÌNH SẮP LÀM GÌ RỒI … ( GIO 6 , 6)

 


 

Dĩ nhiên là Người biết Người sắp làm một việc lạ lùng : đấy là từ năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá của một em bé mang theo , Người nuôi tất cả số người đến nghe Người giảng  một bữa bánh , cá no nê…Con số ấy đông…Chỉ đàn ông thôi – nghĩa là những người ăn mạnh , ăn khoẻ - mà đã tới 5.000 người …Những vụn vặt thu gom lại ở cuối bữa  chất đầy cả mười hai thúng …Tất cả cho thấy sức hút của Chúa ghê gớm : con số 5.000 người đàn ông giữa  cái thời dân số ở mọi nơi còn chưa là bao  nhiêu chứng tỏ Chúa khá là hấp dẫn … Bữa chiêu đãi bánh , cá lạ lùng và hoàn toàn miễn phí này lại càng lôi cuốn hơn nữa …

 

Thế nhưng Chúa đến không phải  để nuôi không con người … Làm như vậy thì thiệt hại cho con người  quá và giảm đi giá trị của thụ tạo tuyệt vời mà Thiên Chúa sáng tạo đã yêu thương mà dựng nên và mời gọi cùng chung sức hoàn thiện tạo dựng của Người …Không , Chúa không nuôi không con người …

 

Chúa làm như vậy để dẫn con người đến với những thực tại lớn lao hơn…và Người luôn cần sự góp sức của Giáo Hội , của Dân Chúa mặc dù “ Người vẫn biết Người phải làm gì rồi .”

 

Câu chuyện hoá bánh ra nhiều này tiếp ngay sau việc dân chúng đi tìm Chúa và cũng là khởi điểm của một cuộc trao đổi mà Tin Mừng ghi là “ diễn từ về  Bánh Hằng Sống” …Cuộc trao đổi kéo dài mấy Chúa Nhật ( từ Chúa Nhật XVII đến Chúa Nhật XXI) và đưa đến một kết quả không mấy khả quan : đó là người ta khó có thể vượt qua được cái khả giác để đến với cái vô hình…Hay nói cách khác , người ta thích điều nhìn thấy , với được hơn là những giá trị siêu nhiên – mặc dù người ta biết là có thế giới siêu nhiên , có thế giới vô hình ...

 

Đấy phải chăng là tình trạng chung của con người trong hôm nay : chỉ muốn tin vào những gì đụng tới được  , sờ mó được …

 

Cho nên cũng vì thế mà người ta lầm lũi kiếm tìm những gì có thể sở hữu dù có phải chiếm đoạt bằng sức vóc hay mưu mô …Điều làm cho mặt đất trần gian mất đi sự bình an và ngập tràn những nỗi hãi sợ…Tội nghiệp con người…

 

Về “ diễn từ Bánh Hằng Sống” kéo dài từ Chúa Nhật XVII hôm nay đến Chúa Nhật XIX  kết thúc với lời tuyên xưng đức tin bất hủ của  Simon Phero: “ Thưa Thầy , bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời . Phần chúng con , chúng con đã tin và nhận biết rằng : chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa .” ( Gio 6 , 68-69)Dĩ nhiên là lời tuyên xưng này được thốt lên khi  “ nhiều môn đệ rút lui  , không còn đi theo Người nữa .” ( Gio 6 , 66) : lý do vì họ cho rằng chuyện “ ăn thịt Chúa và uống máu Chúa ” là chuyện  “ chướng tai quá , nghe không nổi  !!! “ … Không biết trong phận người , Chúa Giê-su cảm nhận như thế nào lúc đó – mặc dù Gioan chú thích thêm là “  ngay từ đầu , Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin , và kẻ nào sẽ nộp Người ” . Lời tuyên xưng bất hủ của Simon – vốn là nguồn của nhiều cảm xúc thơ và nhạc – dù sao  nghe cũng loáng thoáng như muốn an ủi Thầy mình …

 

Các nhà chuyên môn mổ xẻ “ diễn từ Bánh Hằng Sống” này khá kỹ , rất hay và cũng đầy tính chuyên môn … Chuyện của các nhà chuyên môn …Chúng ta chỉ biết là  Chúa nhìn thấy đám đông đến nghe Người … Người thương họ … Người nuôi họ một bữa bánh , cá no nê …Họ thấy được ăn mà không phải làm lụng vất vả chi … nên họ đi tìm Người , mục đích là để được Người tiếp tục cho ăn không … Họ muốn Người trở thành cái máy sản xuất lương thực ăn liền mà họ chẳng phải mệt nhọc tay chân  …Người dưa họ từ “ của ăn hằng ngày”  đến “ của ăn từ trời” …nhưng nhiều người không hiểu và quay lưng bỏ đi …Thế thôi …

 

Phải thú thật là – nếu không có đức tin và không được học giáo lý kỹ cáng - thì chính chúng ta cũng thấy khó hiểu và khó tin : một tấm bánh và một chén rượu được nâng lên với lời công bố : đây chiên Thiên Chúa …Người ngoài nhìn vào đâu có ý niệm gì …Thế nhưng chúng ta tin chắc chắn và chúng ta khiêm tốn cúi đầu thờ lạy , sốt sắng đón nhận vì – với lệnh truyền của Chúa cho Giáo Hội : các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy – bánh và rượu , sau truyền phép , đã trở thành Mình và Máu Chúa …Dĩ nhiên Chúa lập bí tích Thánh Thể để ở giữa chúng ta và để Mình và Máu Người mang lại sức mạnh cho chúng ta trong cuộc sống đạo hạnh của mình … Nhiều nhiều thế hệ các chứng nhân đã nhờ Mình và Máu Chúa mà có được sức mạnh làm chứng bất chấp tất cả …Tuy nhiên điều mà Chúa muốn : đấy là bản thân Giáo Hội , bản thân mỗi chúng ta phải trở thành “ tấm bánh được bẻ ra cho mọi người ” cách cụ thể bằng đời sống hằng ngày của Giáo Hội và của chúng ta …Ở trong Mat-thêu 14 , 16 thì Chúa Giê-su nói với các Tông Đồ : chính anh em hãy cho họ ăn !... Và yêu cầu này  vẫn còn là một yêu cầu luôn luôn mới , bởi vì cái đói hôm nay của nhân loại có thể không còn là cái đói của con số “ 5.000 người đàn ông”  ngày nào nữa , nhưng sự cồn cào của nhân loại gắt và rát hơn dưới nhiều hình thức…mà căn bản là do không có công lý và hoà bình …Công lý và hoà bình không được tôn trọng ngay trong những tương quan nhỏ nhoi nhất là gia đình , thôn xóm đến những lãnh vực lớn hơn là quốc gia và quốc tế…Cho nên  - trong hoàn cảnh như vậy – Giáo Hội cũng như những người tin không thể sống khác hơn chuyện bản thân phải là “ tấm bánh bẻ ra” : đã chấp nhận bị bẻ thì đương nhiên là đau đớn , là chịu đựng , là tan nát …

 

Đức Tổng Giám Mục Helder Pessoa Camara – nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Olinda và Recife , con người được mệnh danh là “ bạn của người nghèo” – có một câu nói rất hay : “ Đang khi nhiều người đau khổ khát mong , đợi chờ những tấm lòng từ thiện biết đau cái đau của họ , biết khóc với tiếng khóc của họ , thì những người mang danh nghĩa là con cái Chúa đã tìm cách tránh né …” Tổng Giáo Phận Olinda và Recife chính thức mở án phong chân phước cho ngài …

 

Cụ Giá Long Xuyên cũng đã viết : “ Trên quê hương Việt Nam của tôi hôm nay , rất nhiều đồng bào có một cái tâm nhạy bén . Họ dễ nhận ra những ai là người thực sự thương họ …”  Điều này thì quá đúng … và  ai ai trong chúng ta cũng biết rằng : hơn bao giờ hết , con người hôm nay  trên mảnh đất này tha thiết muốn nhìn thấy những chứng nhân … Và chứng nhân quá là hiếm hoi …

 

Người đã biết mình sắp  làm gì rồi … nhưng Người vẫn cần Giáo Hội , cần chúng ta …Người cần những chứng nhân , hay nói cách khác , Người cần những con người sống Đạo chứ không chỉ có Đạo hoặc đi Đạo …


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!