Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
ANH EM HÃY LÁNH RIÊNG RA ĐẾN MỘT NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI ĐÔI CHÚT .

 


 

Sai đi rồi đương nhiên là phải trở về …

 

Sai đi với một sứ mệnh thì trở về tường trình lại công việc và thành quả …

 

Có vẻ như công việc của các Tông Đồ khá là thuận lợi và thành quả cũng tốt…Bầu khí phấn khởi rõ ràng …
 

Thế nhưng  Chúa đã nhìn thấy trước như vậy rồi nên Ngài chẳng đề cập chi đến thành quả mà chỉ nhẹ nhàng nhắc các ông :

 

“ Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thánh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.”( Mc 6 , 31) …

 

Lúc này mà tìm được một nơi thanh vắng như thời các Tông Đồ thì quả thực là khó …

 

Dĩ nhiên là vẫn có những nơi thanh vắng – tự nhiên thì không mấy nhưng tự tạo thì nhiều – tuy nhiên không hề là chốn nghỉ ngơi …mà ngược lại …

 

Vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh ngày mùng 2 tháng 4 trong Mùa Chay vừa qua ,  tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phê-rô , Đức Thánh Cha  đã đưa ra lời mời gọi tất cả các linh mục trên khắp thế giới : “ Hãy chấp nhận sự mệt mỏi của mình và học cách nghỉ ngơi trong Chúa .”

 

Ngài thú nhận là thường xuyên suy nghĩ về sự mỏi mệt này và đưa ra ba loại mệt mỏi :

 
  • thứ nhất : mệt mỏi vì đám đông …Có lẽ là trường hợp trên đây của các Tông Đồ …và bản thân Đức Giê-su cũng từng cảm nhận sự mệt mỏi này : một sự mệt mỏi lành mạnh và làm cho hạnh phúc vì thấy mình là mục tử , là cha giữa đoàn con …

  • thứ hai : mệt mỏi vì thù địch … Loại mệt mỏi này quả thực là làm điên cái đầu của chúng ta … vì những chống đối muôn hình vạn trạng mà kẻ xúi giục lại là ma quỷ - kẻ thù không đội trời chung với Thiên Chúa và con cái Người …Hơn ai hết , những mục tử của Chúa biết rõ về nỗi mỏi mệt này và – dĩ nhiên - chính Chúa Giê-su cũng đã từng biết , vẫn biết cũng như vẫn phải chấp nhận cùng với Giáo Hội và từng mục tử như lòng Ngài mong muốn : chấp nhận trong kiêu hãnh và can trường …

  • thứ ba : mệt mỏi về chính mình …Đức Thánh Cha bảo rằng : đây là sự mỏi mệt nguy hiểm … vì nó là sự mệt mỏi của một tình trạng sống nửa chừng “ vừa muốn , vừa không muốn” , đã và vẫn muốn từ bỏ tất cả nhưng lại tiếc nuối “ món ngon Ai Cập” …Nếu nó là sự mệt mỏi vì tự kiểm điểm và nhận ra mình tội lỗi như bao thân phận người khác để khiêm tốn đón nhận lòng thương xót của Chúa thì thật là tuyệt … Nhưng nếu là sự mệt mỏi trong loang quanh những chuyện không phải là của mục tử hay của những người tin Chúa … thì là thảm hoạ …

 

“ Món ngon Ai Cập ”  đây là những gì ? Đương nhiên là các mục tử của Chúa thì rất rành nhưng bà con không thuộc hàng tăng lữ thì chưa chắc …
 

“ Món ngon Ai Cập” :

 
  • có thể là sự tin tưởng thật lòng và không thật lòng của bà con … Thật lòng vì nhận ra vai trò mục tử của chủ chăn : đây là số đông…  Không thật lòng  lắm vì nhìn thấy linh mục như một thứ trang trí cho thương hiệu của mình : số này ít thôi nhưng lại có điều kiện…và phong cách tiếp cận với mục tử cũng khác người …

  • có thể là khát vọng muốn lưu dấu ở một vai trò nào đó : người cao địa vị thì là những vai trò quan trọng , kẻ kém cỏi hơn thì ở những vai vế nhẹ nhàng hơn …Chẳng hạn là người  “ đầu tiên” …trong những lãnh vực lớn như chuyện ngoại giao , chuyện bình thường hoá , chuyện này , chuyện nọ …Kém cỏi hơn thì là người “ đầu  tiên”  đặt  viên đá vùng này , vùng kia …Thành tích  và chuộng thành tích thì không chỉ là cám dỗ của riêng ai … mà – đã mặc lấy thân phận người trong cuộc trần này  và nếu quá ít nền tảng đạo hạnh – thì cám dỗ  ấy kể như vô cùng : một “ món ngon Ai Cập” thuộc hàng đặc sản …Đã có lần trong một dịp lễ , ba vị trên bàn thờ đều có bổn mạng Giuse … Vậy là người ta thích thú nói đền “triều đại của Giuse” … Rất tiếc – dù là con cháu trong giòng tộc David – thì Giuse cũng chẳng có triều đại nào hết mà chỉ là kẻ phục vụ chương trình của Thiên Chúa mà thôi …

  • có thể là những long trọng , những hoành tráng này nọ mà ai cũng thích …Thời điểm này đang diễn ra những dịp lễ tạ ơn khá là rầm rộ với con số khách mời không ai dám nghĩ đến … Có người chép miệng : làm tiền !!! Một người cha gia đình có dịp tâm sự : đồng ý là cha cũng đơn giản thôi … nhưng phải thú thực là cha quá sướng:có tiền thì tiêu mà không tiền thì nhịn , chẳng phải tính toán hơn thiệt chi hết …Còn con đâu có thế …

  • có thể là những phương tiện quá mức cần thiết và ngang ngửa với tầng lớp được gọi là “ sang” ở ngoài đời …

  • nhiều và rất nhiều những “ món ngon Ai Cập ” làm nặng lòng kẻ đi theo Chúa và gây mỏi mệt : nỗi mỏi mệt mà Đức Thánh Cha bảo là nguy hiểm !!!


 

Thế rồi Đức Thánh Cha kêu gọi : học cách nghỉ ngơi trong Chúa và Chúa thì lại bảo : hãy lánh riêng ra , đến một nơi thanh vắng , mà nghỉ ngơi đôi chút …

 

Lánh ra , tách ra khỏi đám đông và những sinh hoạt của đám đông …

 

Đến một nơi thanh vắng – lúc này giữa đám đông không có nơi nào thực sự thanh vắng – cho nên thanh vắng nhất là Nhà Tạm và Lòng Mình …

 

Có không một nền thần học vui nhàn , nghỉ ngơi ? Xin thưa là có …

 

Khuôn mặt đầu tiên là Hugo Rahner – anh của Karl Rahner…Ông cho rằng : sự vui chơi , nhàn nhã là nguyên lý để giải thích và chú giải mặc khải Ky-tô giáo …Ông đi từ Homo ludens ( con người vui chơi) đến Deus ludens (Thiên Chúa vui chơi) và Ecclesia ludens ( Giáo Hội vui chơi) …Ông cho rằng : sự sáng tạo và chương trình cứu chuộc là một “ trò chơi” của sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa …Ông lý luận : con người làm hết việc này đến việc kia là nhằm thoả mãn một nhu cầu hay một thiếu thốn … Mà đã có nhu cầu , đã thiếu thốn thì đương nhiên là bất toàn rồi …Thiên Chúa không vậy … Người là Đấng hoàn toàn … Người sáng tạo hay cứu chuộc không vì một nhu cầu hay thiếu thốn nào … mà tất cả chỉ vì yêu , vì muốn cho thụ tạo của Người có hạnh phúc … Đơn giản như thế thôi … nên lúc nào ở nơi Người cũng là niềm vui : niềm vui nhìn thấy thụ tạo do mình dựng nên cũng thích và cố sống niềm vui lành sạch để  - cùng với Người – xây dựng một cuộc sống lành và sạch thực sự chứ không chỉ là  khẩu hiệu …Vậy là từ cái hôm nay với Homo ludens ( con người vui chơi và không quá quan trọng hoá nhiều điều trong cuộc sống )  đến Deus ludens ( Thiên Chúa và bản chất vui của Người) … thì phải có và trình bày cho bằng được một một Ecclesia ludens (Giáo Hội vui chơi) …Suy nghĩ đến đây … thì minh chợt nhìn lên bức tường trước mặt với hai nụ cười : một “ rặn” cười để chụp hình và một nụ cười toác rộng của tác giả  Tông Huấn “ Niềm Vui Tin Mừng” …

 

Rồi còn ông thần học gia Harvey Cox – trong tiểu luận thần học có cái nhan đề  “ La Fete des Fous” xuất bản ở Paris năm 1971 – đã diển tả ở trang 173 một Giê-su hài hước , vui tươi , linh động , hấp dẫn , dễ đến gần : “ Như một người trào phúng , Đức Ky-tô coi thường hủ tục , lề thói cũ , coi thường những người vẫn được người đời ca tụng , nể vì …Như một thì sĩ lang thang,Ngài không có nơi gối đầu . Như một tay châm biếm chọc cười , Người chế diễu những quyền bính được người đời lập ra , bọn này lúc nào cũng sống xa hoa , lộng lẫy bên cạnh đám dân nghèo thiếu thốn , cùng khổ…Như một nhà thơ  hát rong , Ngài tham dự các lễ hội và đám cưới … Cuối cùng , những kẻ thù của Ngài đã dùng chính danh hiệu VUA tạo thành một bức hoạt kê châm biếm chua chát ( để trả thù những châm biếm của Ngài) và đóng đinh Ngài giữa những tiếng cười nhạo báng với bảng hiệu trên đầu Ngài ( để trả thù những chế diễu của Ngài) … Harvey Cox cho rằng nơi Đức Giê-su là một sự hoà hợp hoàn hảo giữa  một tâm hồn hết sức nghiêm chỉnh , trong sáng , đúng đắn với một phong thái ung dung , tự tại , phóng khoáng và một cách ứng xử luôn vui tươi , thoải mái , hài hước … để có thể gần gũi với mọi người , nhất là những người bị đẩy qua bên lề xã hội , bên lề cuộc sống . Phong thái này hoàn toàn trái nghịch với nhóm Biệt Phái , Pha-ri-siêu và Kinh Sư Do Thái …Ngài sẵn sàng đồng bàn với những người tội lỗi , bênh vực và nâng họ chỗi dậy …Ngài rất ghét và châm biếm vẻ “ ta đây” của những người có quyền , có chức trong Đạo cũng như ngoài đời …


 

Un saint triste est un triste saint : thánh mà buồn là thánh đáng buồn …

 

Thực ra – trong Đạo – các vị thánh buồn không có bao nhiêu đâu … bởi vì không vui thì không thể làm thánh được : có vui và tìm được niềm vui mới tự chế , tự giới hạn đứng trước những mời mọc , những cám dỗ - có vui và tìm được niềm vui mới hiên ngang ca hát với gông cùm , xiềng xích trên đường ra pháp trường – có vui và tìm được niềm vui mới ẩn thân trong cô tịch để gặp gỡ và chuyện trò với Đấng Vô Hình là Cha của mình – có vui và tìm được niềm vui mới lăn xả vào những khó khăn , thử thách để cùng ăn , cùng uống hầu nói với mọi người về Thiên Chúa vốn là cội nguồn của niềm vui chân thật và viên mãn …
 

Kẻ buồn là chúng ta , những con người chỉ dám đứng nhìn và chua xót cho những chịu đựng của các thánh … để rồi toàn thấy đau thương mà thôi…Đúng là những vị “ thánh đáng buồn” làm cho khuôn mặt của Mẹ Giáo Hội cũng ảm đạm đi rất nhiều …
 

Riêng bản thân – khi nghe Chúa bảo : Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút – thì thích lắm , vì đã từ lâu vốn say cảnh “ một mai , một cuốc , một cần câu” của người xưa …

 

Ngày nay con người tương đối dư giả nên cũng tìm mọi cách để nghỉ ngơi theo kiểu của mình … Không có tờ báo nào – trong Đạo cũng như ngoài đời– mà không có những trang quảng cáo những chuyến tham quan , du lịch khá là hấp dẫn : du lịch hành hương , du lịch mua sắm , du lịch hưởng thụ , du lịch ẩm thực …Dĩ nhiên với quảng đại bà con … thì đấy cũng chỉ là những chuyến đi trong mơ … mà hầu như không mấy ai dám nghĩ đến…Điều chắc chắn là những chuyến nghỉ ngơi ấy khá là mệt … Nếu có vui thì vì cũng chỉ là niềm vui tự khẳng định tình trạng “ rủng rỉnh”  của mình : một thứ mặc cảm tự tôn nào đó …

 

Chúa muốn chúng ta vui suốt đời mình vì chúng ta được yêu và Người lưu lại dấu ấn tình yêu của Người mọi nơi mọi chốn để - lữ hành trên trần gian này – chúng ta khám phá ra đây đó những dấu ấn tình yêu để đi theo , để chạy , để nhảy , để giải mã , để nhận semaphore , để dịch morse … như trong một trò chơi lớn – có lẽ sẽ có người bỉu môi vì thấy đây là một phạm thượng- và đích đến là vòng tay cùng với miệng cười của Người …
 

Marie Noel – trong Notes intimes , Ed . Stock – ngâm nga :

 

Tôi không muốn nên trọn lành theo kiểu trọn lành của con người . Tôi không muốn tạo ra trong tôi một thứ lương tâm hành xử như một cảnh sát đứng ở ngã ba đường để rình bắt những tên tội phạm đi ngang qua .Tôi không muốn mệt mỏi một cách thảm sầu vì ngày đêm cứ phải đo đạc , tính toán , cưa , đẽo , bào đục … để biến khúc cây sần sùi , nhiều mắt …thành cỗ quan tài chôn xác chết …
 

Tôi muốn nên tốt lành theo kiểu toàn thiện của Cha trên trời … Người có luật lệ mà cũng có vui chơi thoải mái …Tác phẩm của Người đâu phải chỉ có các thiên thần sáng láng thôi … mà còn là những cánh bướm nữa , không chỉ là trời , sao cùng muôn vì tinh tú lúc nào cũng sẵn sàng vâng phục … mà còn là lửa , là gió , là những đám mây bất định , thất thường …
 

Người vui đùa với những bông hoa , những đuôi sóc , lông con công , chân con cò , vòi con voi , bướu lạc đà … Người sáng tạo ra để vui chơi …Nếu không để vui chơi thì để làm gì ? Và nếu Người tìm thấy vui thú – có thể như vậy –nơi một tu sĩ thánh thiện đang ngày đêm hy snh , cố gắng tuân giữ  kỷ luật … thì chắc chắn Người cũng sẽ chúc lành bằng một nụ cười cho con dê đang nhảy múa , cho con gà đang ấp trứng , cho con dê đực râu dài đang chồm lên con dê cái – bạn nó …
 

Tôi muốn tâm hồn mình – cũng như tất cả công trình của tôi –vừa có trật tự mà cũng vừa mang tính lãng mạn , ngông cuồng …
 

Tuần trước đây – trong hội ngộ Xuân Bích hằng năm – cha Thầy An-rê Đỗ Xuân Quế , OP , vừa bắt tay vừa mỉm cười : tôi nhớ tới anh mỗi khi đọc thánh thi kinh Sách thứ năm / tuần I :

 

Kinh cầu nhẹ gõ cửa hồn ,

Trần gian dục vọng bồn chồn tâm linh …

Bao nhiêu thệ ước ân tình ,

Chúa thương xin để an bình tin yêu …


 

Đời con cay đắng đã nhiều ,

Hận thù – danh lợi … đốt thiêu cõi lỏng …

Hồn con mong mỏi sạch trong ,

Mái chèo buông nhẹ theo dòng thuyền trôi


 

Lánh riêng ra – đến một nơi thanh vắng … mà nghỉ ngơi đôi chút …


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!