Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
VÀ HỌ VẤP NGÃ VÌ NGƯỜI …

 


 

Và họ vấp ngã vỉ Người  ( Mc 6 , 3)  …


 

Câu nói này của Tin Mừng làm cho chúng ta nghĩ đến một câu nói khác ở ngay từ buổi đầu cuộc sống trần gian của Chúa Giê-su – khi Đức Maria và thánh Giuse bồng Người lên Giê-ru-sa-lem để dâng Người cho Thiên Chúa theo luật của Môi-sen … Cụ già Si-mê-on – con người được cho biết là sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy tận mắt Đấng Ky-tô của Đức Chúa – sau khi đã ca tụng lòng nhân lành của Thiên Chúa thì nói tiên tri : Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Is-ra-el ngã xuống hay đứng dậy .( Lc 2 , 34) …
 

Câu nói này cũng đưa chúng ta đến với Lời Tựa Tin Mừng thánh Gio-an : một bản văn đầy chất thần học và cũng mang máng chút buồn tủi về thân phận Đấng Cứu Thế làm người : Ngôi Lời là ánh sáng thật – ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người . Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có nhưng lại không nhận biết Người . Người đã đến nhà mình , nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận ( Gio 1 , 9 – 10) …

 

Có như thế không ?

 

“ Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những  anh em bé nhỏ nhất của Ta đây , là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy .” ( Mt 25 , 39) …

 

Không hiểu sao những ngày này mình lại để cho đầu óc suy nghĩ về quyết định mở Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô …

 

Suy nghĩ đầu tiên là  về  cái LOGO của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót…
 

Sáng ngày 5 / 5 / 2015 , Vatican đã họp báo để công bố Logo và khẩu hiệu của Năm Thánh …Tác giả của Logo là một cha Dòng Tên – cha Marko Rupnik …Logo được giới thiệu là một tổng họp thần học về chủ đề Lòng Chúa Thương Xót …Dĩ nhiên khi sáng tác thì tác giả - có lẽ là một nhà thần học – sẽ cố gắng để gói ghém thật nhiều những ý nghĩa có thể để chúng ta suy gẫm trong suốt Năm Thánh …Từ đó mà bản thân cũng có những cảm nhận …

 

Cảm nhận thứ nhất của mình là Logo mang dấu ấn rất Dòng Tên : những đường cọ sắc nét , mạnh mẽ và những cử chỉ cũng vô cùng diễn tả ,  đặc biệt là cái xoạc chân của Chúa Giê-su vừa bám vững vào Thánh Giá , vừa như muốn đi khắp mặt đất này …Đồng thời con người tìm được trên vai Ngài cũng không phải là nhỏ bé lắm đâu … nên cái xoạc chân ấy cũng là thế cân bằng …

 

Cảm nhận thứ hai là mình thấy có hơi hơi dị ứng với khuôn mặt và hàm râu của cả Chúa Giê-su lẫn con người trên vai Ngài …Có lẽ chút dị ứng này là do cái nhìn “ Á châu” của mình : những khuôn mặt hốc hác và hàm râu kiểu này – trong thế giới phim ảnh Trung Hoa cổ thời phong kiến – hình như là của những nhân vật không được cảm tình nhiều lắm …Đấy là cái nhìn của riêng mình …Tuy nhiên sự hốc hác đây cũng có thể diễn tả như một nỗ lực của cả tâm , cả trí và cả sức của Vị Thiên Chúa – làm – người chứ …
 

Cảm nhận thứ ba là đôi cánh tay buông thõng của con người tìm được như bị khoá trong bàn tay có dấu đinh của Chúa …Nó làm cho mình nghĩ đến cái còng số tám mà giới cảnh sát trên thế giới đều dùng …Trước đây cũng đã khá lâu mình có nói đùa với một vị chức trách trong vùng : tôi thấy hình như chất lượng cái còng số tám của mình không được tốt lắm … vì tội phạm vừa bị còng đầu hôm thì sáng hôm sau đã được báo cáo là bẻ còng chạy trốn…Cái còng của bàn tay có dấu đinh thì chất lượng khỏi chê vì nó là cái còng tình yêu của Đấng đã chịu đóng đinh …Bàn tay bên kia – dĩ nhiên cũng có dấu đinh -  thì quả thực là đã “ tóm” được đôi chân của con người được tìm thấy …Tác giả cho thấy rất rõ bàn tay có dấu đinh với những nét mạnh … như muốn nói rằng : mãi mãi Vị Thiên Chúa cứu chuộc chấp nhận ở trong  phận đóng đinh vào phận người của chúng ta vì tất cả chúng ta đều là những con người tìm thấy được của Ngài …

 

Cảm nhận thứ tư là đôi chân xoạc trên thánh giá và trên khắp mặt đất này…Ngài vẫn lê lết với thánh giá và vác  đi khắp mắt trần gian để kiếm tìm, để vác, để “ còng” , để “ tóm” chặt lấy con người tìm được … Tóm chặt chứ không lại sẩy …vì  sấy và tìm cách để sẩy là bản chất của con người …

 

Cuộc họp báo ở Vatican cũng nhấn mạnh đến đôi mắt của Chúa Giê-su và của con người tìm được : hai đôi mắt ấy hoà vào nhau … đến độ chúng ta như thấy con mắt phải của Chúa trở thành con mắt trái của con người - một mời gọi thật tuyệt cho con người chúng ta : nhìn trần gian hôm nay bằng con mắt của Lòng Thương Xót …
 

Thì đấy là đôi ba cảm nhận của riêng mình về cái Logo …

 

Tiếp đến là khẩu hiệu của Năm Thánh : “ Thương Xót Như Chúa Cha”…Đức Thánh Cha giới thiệu Lòng Thương Xót của Chúa Cha và của Chúa Giê-su Ky-tô như là một  “ chân trời” , một “ từ khoá” , một “ quả tim đập nhịp” đối với và cho con người …Mình thì mình thích cái viễn ảnh “chân trời”  hơn cả vì nó bao la , vì nó trùm phủ , vì nó là tất cả : một sự bao la mở rộng tầm nhìn và tâm hồn , một sự trùm phủ đầy quan tâm và chăm sóc , và – đối với một người con – thì đấy là tất cả …Từ ngày Chúa cho cái đầu gối không được khoẻ cho lắm , khá nhiều lần khi phải bước lên các bậc cấp dài , ngắn ở chỗ này chỗ kia , mình vẫn biết ơn những bàn tay chìa ra để dắt …và thấy lòng thật ấm…Đương nhiên không phải lúc nào cũng có được những bàn tay , nhưng không phải là không có những bàn tay …Đành vậy thôi : thế giới con người mà …Điều quan trọng là hãy mừng vì vẫn còn những bàn tay …Có lẽ Đức Thánh Cha cũng cảm nhận càng ngày càng hiếm hoi những bàn tay – dấu chỉ con người ở xa lắc xa lơ với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – nên Ngài quyết định Năm Thánh chăng …

 

Và họ vấp ngã vì Ngài …

 

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vẫn ở đó  - hiển hiện nơi Lời Chúa và bí tích Thánh Thể , nghĩa là bàn tay mang dấu đinh vẫn muốn “ còng” , vẫn muốn “ tóm” … Vấn đề là nhân loại có bằng lòng  để cho bàn tay mang dấu đinh ấy – bàn tay của Tình Yêu , của Lòng Thương Xót “ còng” và “ tóm” – để rồi mình có thể ở lại trong Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không  mà thôi …Đức Thánh Cha huấn dụ : “ Đây là thời gian thuận lợi để thay đổi đời sống ! Đây là thời gian để cho tâm hồn mình được chạm đến .”

 

Mình không tin là một ai đó có thể diễn tả Lòng Thương Xót của chính mình khi không ở trong Lòng Thương Xót của Chúa , dù vẫn nói hay về Lòng Thương Xót …Một anh bạn Linh Mục đang lo xây cất nhà thờ … Anh ta chạy chọt để có một tượng đài Đức Mẹ …Một ân nhân đề nghị giúp nhưng , thay vì tượng Đức Mẹ , thì phải là tượng Lòng Thương Xót …Anh ta động viên bạn mình : lúc này Lòng Thương Xót đang “ hot ” …Tội nghiệp : hy vọng Lòng Thương Xót không chỉ là phong trào … mà là “ một tâm hồn được chạm đến. ”


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh  Điệp .


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!