Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
MỤC TỬ …

 



 

Người Công Giáo quen lắm với hai chữ Mục Tử   này …

 

Mở trang  Bách Khoa để thử đọc xem hai chữ Mục Tử có gì đặc biệt không , nội dung nó ra sao … Và Bách Khoa về Mục Tử vỏn vẹn ghi một hàng : xem “ mục đồng”  …

 

Lại mở hai chữ  “ mục đồng”  thì thấy một giải thích cũng rất ngắn gọn : trẻ chăn trâu …Có lẽ chữ  “ đồng ” ở đây được diễn tả là  “ trẻ ”  : trẻ chăn trâu…Còn nơi chúng ta thì không là “ đồng ”  nhưng là “ tử ” , nghĩa là  “vị”, vì chí ít ra cũng tròm trèm  trên hạng “ tam thập ” , thậm chí có  “ vị ” đạt mức “ tứ thập nhi bất hoặc ”  hay hơn nữa … khi bắt đầu đời mục tử …
 

Như vậy có nghĩa là  chuyện “ chăn”  là chuyện chính : mục tử  là một “ vị”  được trao sứ mệnh “ chăn ”  …

 

Tuy nhiên chăn trâu chăn bò , chăn cừu chăn dê hay chăn chiên hoặc chăn bất cứ động vật , thú vật nào … thì là chuyện dễ …dù nhiều khi cũng bở hơi tai … vì chúng sống thuần bản năng : khi thấy mầu xanh của cây trái ăn được là lao tới bất chấp những cản trở và không phân biệt cái gì được phép  và cái gì không …Nhớ thủa nào cũng mon men chuyện chăn nuôi lấy vốn để làm mục vụ … nhưng rất sớm phải giã từ ý muốn đó , vì – dù đã trao cho người chăn mọi trách nhiệm – nhưng hễ  mà sắn hay mì của bà con bị gặm là người ta không đến với những người chăn thuê mà tìm cho bằng được cụ xứ vào ngay giờ nghỉ trưa để kèo nài chuyện đền bù thua thiệt …Dăm bảy lần như vậy đành đầu hàng và bán đổ bán tháo theo kiểu “ bỏ của chạy lấy người!!!” …Dần dần nghiệm ra rằng : đi tu thì không thể làm kinh tế ! Không biết đấy có là kinh nghiệm chung không hay tại mình làm kinh tế quá dở …Dù sao thì cũng là kinh nghiệm …

 

Nói đến  động từ  “ chăn ” trong Tin Mừng thánh sử Gioan 10 , 11 – 18 Chúa Giê-su dùng khi Ngài mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Ngài : Mục Tử Nhân Lành …Ở đây Ngài đưa ra mấy điểm khác biệt giữa Mục Tử Tốt Lành và hạng chăn thuê …

 
  • Mục Tử Tốt Lành  THÍ  mạng sống mình vì  chiên  còn kẻ chăn thuê thì BỎ TRỐN khi có nguy cơ ,

  • Mục Tử Tốt Lành  BIẾT  chiên

  • Mục Tử Tốt Lành tha thiết chuyện TÌM chiên …

 

Thực sự ra thì đã có quá nhiều những dạy dỗ của Giáo Hội về nhiệm vụ người mục tử , quá nhiều những tài liệu , những cẩm nang giúp cho người mục tử làm công chuyện “ chăn ”  của mình , đồng thời phải nói rằng ít có nghành nghề nào mà thời gian học tập , huấn luyện lại dài  và đòi hỏi nhiều công sức đầu tư từ mọi phía như  thời gian của một chủng sinh từ khi manh nha ước muốn đi tu cho đến lúc được thụ phong… Cho nên – trên lý thuyết – những “ vị ”  mục tử  dư biết về nhiệm vụ của mình … Vấn đề còn lại là  các “ vị ” sẽ  “ chăn ” như thế nào để có thể  thấy được là  đoàn chiên đang được  chăn như “ Giê-su : Chúa Chiên Nhân Lành ”  chứ không là  “ chăn thuê ” - hay nói theo kiểu  hôm nay : chăn nghề … mà  một trong những thua lỗ  trước mắt cho Chủ chiên là Chúa , đấy  là mấy tay “ chăn thuê hay chăn kiểu nghề nghiệp” thì tìm mọi cách để mình có lợi … Còn Chủ ư ? Thì mặc Chủ thôi …Điều đáng tiếc và cũng là một lợi thế cho lũ chăn thuê : ấy là cái “ mác ” mục tử … thì ai cũng như ai – nhất là trong hôm nay , khi mà các loại “ sao”  đang được ưa chuộng  … Rõ ràng  và mới mẻ nhất là cuốn “Kim Chỉ Nam về tác vụ và đời sống Linh Mục - ấn bản năm 2013 – của Bộ Giáo Sĩ “ đã  được Ủy Ban Giáo Sĩ – Chủng Sinh của HĐGM / VN xuất bản và trao đến tận tay của các “ vị”  chăn …Hy vọng “ Cẩm Nang ”  không đóng bụi … Hai cái chữ  “ Cẩm Nang”  này nó quý giá lắm lắm , bởi vì nó chứa đựng những khôn ngoan và trải nghiệm của các đấng bậc thuộc hàng “sư phụ ” … Trước khi người đệ tử  - đã hoàn thành việc huấn luyện bản thân và đủ năng lực để xuống núi – sư phụ vẫn trao “ Cẩm Nang ” … vì biết rằng sẽ có lúc đệ tử mình cần đến…” Cẩm Nang ” đóng bụi thì có thể là dấu chỉ tốt và cũng rất có thể là dấu chỉ tệ : dấu chỉ tốt khi “ Cẩm Nang ” đã thành hành động sống mỗi ngày, dấu chỉ tệ khi xếp xó “ Cẩm Nang ” vì “Cẩm Nang ” không đi đúng với ý muốn  của người sống “ nghề chăn ” mà  “ Cẩm Nang”  gọi  là “ chủ nghĩa công chức ”

 

Thôi thì cũng có dịp để nhìn lại …

 

Đang gõ những giòng này thì được tin Đức Ông Tài  - nguyên Phó Giám Đốc kiêm Trưởng Ban Ban Việt Ngữ Đài Chân Lý Á Châu một thời gian lâu dài - qua đời và sẽ được đưa về quê để an táng  vào ngày thứ sáu 24 / 4 … Người báo tin hỏi mình có đi không …Nhìn xuống cái đầu gối và nghĩ đến con đường trường nhiều gian nan từ vùng miền nắng và gió đầy năm này … cho đến miền tây dễ thương của Đức Ông … nên chẳng mấy khó khăn chi để có câu trả lời ngay … Thôi thì một nén hương cho nhau trước Bàn Thờ Chúa cũng là được … Lúc này , bên cạnh Chúa , chắc là Đức Ông cũng hiểu…

 

Điều mà – trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên lành hôm nay – mình muốn vẽ lại đôi nét của một vị mục từ …Bấp bênh khi tốt nghiệp ở giai đoạn không mấy thuận , không biết tại sao và từ đâu mà Cha Tài lại nổi trôi đến Chân Lý Á Châu và trụ …với vai trò mục tử không đoàn chiên rõ rệt …Công việc thì vô cùng … nhưng chắc chắn lịch sử  Giáo Hội Việt Nam phải ghi nhận công sức và công nghiệp của Ban Việt Ngữ Đài Chân Lý Á Châu trong việc gìn giữ đức tin của phần đại đa số bà con giáo dân ở những vùng kinh tế mới suốt một thời gian rất rất dài với cái radio nhỏ xíu nhưng không tuần nào mà không được tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật …Bà con hãnh diện để nói về Thánh Lễ đó … Bà con chia sẻ những suy niệm của những người phụ trách…Nay thì Ban Việt Ngữ Chân Lý Á Châu không còn được niềm vui đẹp như thế nữa … và đương nhiên nó buộc những người đang phụ trách phải tìm những phương thức mới cho công việc mục vụ của mình thôi…Đức Ông Tài là một khuôn mặt mục tử dễ thương , đặc chất miền tây , rất xuề xoà …Không ít những bữa ăn canh cá tử tế , nhưng ngài lại vui vẻ cắt trái chuối hay  quả xoài chín , chan nước mắm và dùng một cách có vẻ khoái khẩu …Ngài là con người có giận nhưng không biết hờn và không biết buồn…Nhớ lại cái lão Chu Văn – trong nhiều bữa ăn khi nói chuyện với nhau về các thứ chức tước trong Giáo Hội – đã kịch liệt phản đối tước “ Đức Ông” , cho rằng nó không giống ai và không đâu vào với đâu …Đùng một cái thì Giáo Hội ân thưởng Cha Tài với tước Đức Ông và Chu Văn là người được chỉ định đứng ra tổ chức lễ  nghi cho ngài …Viết cho ngài đôi giòng như nén hương và đầu óc đầy ắp những khuôn mặt thân thương , những kỷ niệm khi ấy không quý nhưng lúc này thì vô cùng : Chu Văn – Mai Hương - cô bếp Glory người Phi – Chị Phụng – chị Mừng …

 

Anh Tài – cho mình xưng hô với nhau như thủa đó đi – chào tạm biệt Anh…Anh đã là một mục tử - như mình đã nói -  có giận dỗi nhau khi này khi khác vì lập trường công việc , nhưng không hề biết hờn và không bao giờ tắt nụ cười nhẹ  và  tươi …

 

Bên Chúa , xin Anh hãy nhớ đến anh chị em mình …
 

Anh đã là một mục tử - có lẽ còn xa gương mẫu Mục Tử Giê-su – nhưng Chúa Cha biết và chỉ muốn Anh là như thế cũng đủ rồi …


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!