Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
ĂN...

 

Đấy là động từ lấy ra từ câu hỏi của Chúa Giêsu: Ở đây, các con có gì “ăn” không?

Ăn là chuyện của hằng ngày… để biết rằng mình vẫn đang sống… Hết ăn… đồng nghĩa với chấm dứt sống… Và hết sống… đồng nghĩa với không còn và không cần ăn nữa…

Và cũng để cho mấy ông môn đệ còn nhiều hốt hoảng, hoang mang về chuyện Ngài sống lại, Chúa Giêsu hỏi: ở đây, các con có gì ăn không? Thế rồi nhâm nha chút cá nướng, mẩu sáp ong… và trả lại cho các ông… Ăn chỉ để cho các ông thấy: Ngài vẫn sống như trước đây: Ma đâu có xương, có thịt… Còn Thầy: hãy đến mà sờ: rành rành xương thịt cùng với mọi vết tích của cuộc Thương Khó Tử Nạn… Thế nhưng – cùng với con người xương thịt này – Thầy có thể đi và đến bất cứ đâu… Không gì ngăn cản Thầy được nữa…

Dân dã hay nói: có lễ… thì phải có lạc… Nghĩa là lễ mang lại niềm vui và niềm vui được diễn tả rõ nhất qua chuyện tổ chức ăn uống… Lễ – dù lớn mấy đi chăng nữa – mà không có chuyện ăn uống thì thấy nó cũng sao sao ấy: tâm trạng chung chung là như vậy… Cho nên – trong lễ – chuyện “ăn” cũng là một vấn đề…

Lõm bõm chút ý nghĩa của Lễ theo quan niệm của người xưa để suy nghĩ về Lễ trong hôm nay…

Người ta nói Lễ trong Luận Ngữ: - lễ là một phương cách biểu tỏ hòa khí; - Lễ là biểu hiện nền đạo đức, Lễ là nghi thức mà ta phải tuân theo tùy nơi chốn, tùy địa vị tương quan giữa chúng ta với những người ta gặp gỡ; - Lễ ( và nhạc) là nghi lễ, nghi thức, nghi pháp: từ đây xuất hiện chuyện “lễ phép”… Tuy nhiên - với Khổng Tử (551-479 TCN) – thì lễ là một lối sống toàn diện nhằm mục đích bảo tồn sự sống và xã hội… Do đó, theo Lễ tức là theo lẽ phải, hợp lễ tức là hợp với bản tính ta vốn có…

Có lẽ Mạnh Tử (372-289 TCN) là người đầu tiên gắn với Lễ với Nghĩa… làm nên nền tảng của đạo đức Nho giáo: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… Khi ghép Lễ và Nghĩa với nhau thì Lễ không còn chỉ là những phương thế hay qui tắc mà còn như cái thước đo lường… Cái thước phát xuất từ nội tâm nhưng có thể đo được con người nhờ ở những hình thức bên ngoài… Do đó, Lễ hay những nghi thức bên ngoài được áp dụng sai hoặc do những con người không xứng đáng thì sẽ mất hết ý nghĩa và không phát huy hết được tinh thần của Lễ và của nghi thức…

Còn trong Lễ Ký, Lễ có những công năng như sau: - Lễ là phương thế đào luyện tình cảm, khiến con người hòa nhã và từ đó trở thành người đạo đức; - lễ là thước đo điều phải, điều trái: lễ xác định trật tự trên dưới, trước sau và những quan hệ con người phải có giữa mọi người; - Lễ là qui tắc của trung đạo, nghĩa là cái nền đạo lý luôn đúng: tránh tối đa những quá khích, quá lố, cực đoan; - Lễ giúp con người biết tiết dục…

Nhìn lại… thì Lễ đã biến đổi hầu như hoàn toàn nếu không nói là biến đổi hẳn: người ta đã quên đi tinh thần mà chỉ còn giữ lại hình thức của lễ mà thôi… Lễ phát xuất từ tấm lòng nhân ái chứ không thuần chỉ là những nghi thức nhiều khi khách sáo và hời hợt… Đức Khổng từng nhận định: một người nếu thiếu lòng nhân thì làm sao có Lễ được!!!

Không biết có loanh quanh lắm không khi nói đến chuyện “ ăn” và vấn đề Lễ Lạc trong hôm nay…

Chúa – trong Tin Mừng thánh sử Luca – Ngài “ăn” không phải do nhu cầu và càng không do muốn thỏa mãn bản năng nhưng chỉ là để làm chứng: làm chứng Ngài đã sống lại và vẫn đang sống… Cái ăn không là chính… vì chỉ là chuyện nhâm nhi miếng cá, chút sáp có mật ong vậy thôi… Cái chính là nguồn hoan lạc, niềm vui được gặp các môn đệ và có thể nói với các ông rằng: Tất cả những gì Kinh Thánh nói đều đã ứng nghiệm… Hãy nhân danh Ngài mà hòa giải mọi con người lại với Thiên Chúa và với lẫn nhau…

Dĩ nhiên là sẽ khập khễnh nếu đem chuyện lễ của người xưa để trình bày về Lễ trong Ky-tô giáo… nhưng ý nghĩa của Lễ người xưa cảm nhận chắc chắn cũng giúp chúng ta sống sâu xa hơn Lễ của chúng ta trong hôm nay…

Kinh Thánh không xa lạ lắm với chuyện tiệc tùng… và hình ảnh những bữa tiệc dồi dào thức ăn thức uống vẫn được dùng để diễn tả bữa tiệc Nước Trời trong thời cánh chung… Tuy nhiên vấn đề Kinh Thánh nhấn mạnh thì không phải là chuyện ăn, chuyện uống… nhưng là niềm hoan lạc và tình huynh đệ mà – qua gặp gỡ trong bàn ăn – người ta cố để đào sâu và để đi sâu vào nhằm mục đích mang lại bình an cho lẫn nhau…

Với người Ky-tô hữu thì không bữa tiệc nào quan trọng cho bằng bữa tiệc Thánh Thể… Xét trên phương diện con người thì chẳng có gì cả: một tấm bánh không men nhỏ xíu và chút nước cốt nho trong chén… Thế nhưng đấy là bữa tiệc huynh đệ mẫu: bữa tiệc hòa giải con người thụ tạo nhưng đầy kiêu hãnh và kiêu sa với Đấng đã dựng nên mình mà mình chối từ, phủ nhận… Sự chối từ, phủ nhận đó đày đọa con người trong mê lộ trần thế… cho đến khi Đấng Cứu Thế đến, lấy chính bản thân mình làm cái giá hòa giải… Rồi hằng ngày, cũng chính Thân Thể nhiệm mầu – dưới hình bánh hình rượu – trở thành lương thực nuôi sống tình nghĩa của con người với Trời và với nhau… Ở đây, chúng ta gặp được tư tưởng và cảm nhận của cổ nhân: một người thiếu lòng nhân thì làm sao có Lễ được!

Lòng nhân được diễn tả đến cực điểm: đấy là cái chết Thánh Giá và sự trỗi dậy từ trong cõi chết… Lòng nhân ấy – trong bữa tiệc Thánh Thể và nơi tất cả các bữa tiệc trần gian khác – cũng phải được những người tin vào Thiên Chúa đem ra để thi thố với anh chị em mình… Không có lòng nhân thì không có Lễ… Chính Chúa Giêsu từng dạy: nếu dâng của Lễ mà chợt nhớ anh chị em mình có điều gì xúc phạm đến mình và mình còn giận, còn buồn… thì để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với nhau đã… rồi trở lại dâng lễ tiếp (Mt 5, 23-24)… Và Lễ ở chỗ dám hạ mình làm hòa như vị Thiên Chúa – làm – người hạ mình chết trên Thánh Giá và ẩn mình cách rất khiêm tốn trong hình Bánh và Rượu… Lễ trở thành cái thước đo lòng người… Xem có thật sự biết phải / trái, đúng / sai… để mà sửa mình, nghĩa là hành xử cho phải đạo: đạo làm người và đạo làm con Chúa…

Ý nghĩa và nội dung cốt lõi của Lạc cũng là như thế: qua Lễ, người ta vui vì đụng được tới Tình Trời và Tình Người: chung nhau một bàn tiệc, người ta có thể cười với nhau và nói với nhau những lời chân thành nhất… trong tư cách là thụ tạo được Thiên Chúa yêu và dựng nên… Những niềm vui trong ăn uống mà không đưa nhau đến được với yêu thương và hòa giải, không nâng cao tình nghĩa anh em thì sẽ chỉ là hủy diệt: xung đột lớn nhỏ, quốc tế hay quốc gia, gia đình hay xã hội… cũng là ở chuyện ăn uống này…

Lạy Chúa – với tấm bánh không men nhỏ xíu và chút nước cốt nho không đầy một ngụm – nhưng Chúa là tất cả ý nghĩa và tâm tình của chuyện ăn và chuyện uống của chúng con… Chúng con cảm tạ và chia sẻ để mọi người biết rằng: Chúa đang sống và chúng con sống trong Chúa, Chúa trong chúng con… khi chúng con ăn và uống cho đúng Lễ và Nghĩa…

Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!