Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CÂU CHUYỆN “ TẢNG ĐÁ LẤP CỬA MỒ ” …

 

 

Họ  là  ba người phụ nữ : Maria Ma-đa-lê-na , Maria mẹ của Gia-cô-bê và bà Sa-lô-mê … Họ lên đường đi thăm mộ từ rất sớm , ngay sau khi thời gian thánh thiêng của ngày Sabbat cho phép …Họ đi và trong lòng có một ý nghĩ: ai sẽ  lăn tảng đá lấp cửa mộ cho mình đây …

 

Tảng đá – lớn và nặng - đã được lăn ra một bên … Đương nhiên phía trong là Mộ Trống : sự kiện này xảy ra cả trên 2000 năm nay rồi …Không biết tảng đá đó lúc này được cất giữ ờ đâu , có ai lưu tâm đến nó không … Chắc là một tảng đá tròn vì Tin Mừng dùng động từ “ lăn ” và thỉnh thoảng cũng thoáng thấy nó trên một đôi bức hoạ về Phục Sinh : tròn – to – nặng – sần sùi đẽo gọt … và ngay bên cạnh cửa mồ trống hoắc , đen ngòm …Đang gõ những hàng này thì – tình cờ thôi -  buổi tối lướt qua kênh Discovery , lại thấy chiếu cuốn phim “ Bây giờ , ai là Giê-su ? ” , kể lại câu chuyện Thương Khó và Tử Nạn lồng vào những hướng dẫn của các nhà chuyên môn về con đường và sự việc đã xảy ra …Ở đoạn phim này cũng có tảng đá lăn lấp cửa mộ : ngôi mộ còn chút ánh sáng khi xác thân của Chúa bọc trong một tấm vài được khiêng vào đặt trên phiến đá lớn  … Nhưng tảng đá lăn lấp cửa mộ đã dần dần khép lại … Chút ánh sáng tắt ngấm …Tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần , Maria Ma-đa-lê-na và Mẹ Chúa Giê-su đến mộ … Tảng đá đã được  lăn ra : có lẽ nó khoảng 4 mét đường kính và dày chừng 30 centi-mét…Maria Ma-đa-lê-na sững người  đi vào trong mộ : Chúa Giê-su không còn trong đó nữa …Nhớ lại tâm tình của một người anh em sau chuyến du lịch thăm Đất Thánh trở về : bây giờ mọi thứ đã ngăn nắp ,cây cối có hàng có lớp … và đường xá nhẵn nhụi , phẳng lì …để phục vụ du khách …Đành vậy thôi …Cốt yếu là ngôi mộ lòng …
 

Trong bài “ Ngẫu Nhiên ” , nhạc sĩ họ Trịnh cũng có một “ Hòn đá lăn ”  :

 

    Không có đâu em này

    Không có cái chết đầu tiên …

    Và có đâu bao giờ ,

    Đâu có cái chết sau cùng …

 

  Hòn đá lăn trên đồi ,

    Hòn đá rớt xuống cành mai :

    Rụng cánh hoa mai gầy ,

    Chim chóc hót tiếng qua đời !
 

    Người ôm lấy muôn loài

    Nằm trong tiếng bi ai …

 

Mệt quá  đôi chân  này

    Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi …


 

    Mệt quá thân ta này

    Nằm xuống với đất muôn đời …

 

Kìa còn biết bao người

    Dìu dắt tới quanh đây …


 

Nhớ đến “ Hòn đá lăn ”  này và muốn nghe lại nhịp lăn của nó … Không biết có  thời thượng lắm không … nhưng cũng lại chọn tiếng hát Khánh Ly…Quả thật là ca từ chất chứa  tâm sự :  nhịp lăn nhanh  - không vui – đều đều … cho đến khi … chắc là đến một chỗ nào đó có cái hục  , hòn đá rơi – nặng – nhưng lại chỉ rớt xuống cành mai làm rụng cánh hoa mai gầy chim chóc hót tiếng qua đời

 

Đã từng có lần chia sẻ  : thơ – nhạc – hoạ là công trình của một người … nhưng là gia sản của mọi người … Nhạc sĩ họ Trịnh có suy nghĩ của mình , có tầm nhìn của mình trong tác phẩm mình viết ra … nhưng cái tuyệt của mỹ thuật  và nghệ thuật là ai ai cũng có thể - dựa vào  ngôn từ và hình ảnh  của tác phẩm – để trải mở suy tư riêng rẽ …

 

Tảng đá lấp cửa mồ … có còn không ? Dĩ nhiên ngay phía trước nơi đặt xác Chúa thì – hiện nay – người ta vẫn ngày ngày thắp hai ngọn bạch lạp trên một phiến đá được cho là từ  tảng đá lấp cửa mồ Chúa …Có lẽ ít có nơi chốn nào mà chịu đựng nhiều nhiều những “ biến thiên” như tại Ngôi Mộ Chúa cũng như những địa danh khác nữa dính dáng đến Chúa Giê-su , Đấng cứu chuộc nhân loại … Những biến thiên do thời cuộc , những biến thiên do niềm tin tôn giáo , những biến thiên từ tham vọng của con người … Tảng đá lấp cửa mồ còn hay không … có lẽ không là điều Chúa muốn nhắm đến và nhấn mạnh trong biến cố sống lại của Ngài …
 

Điều mà Ngài muốn : đấy là những tảng đá lấp cửa mồ trong tâm hồn , nơi con tim của những người tin Chúa : chúng đã được lăn ra chưa … để trình bày cho mọi người thấy rằng : Ngài  đã sống lại …

 

Những tảng đá ấy có không ?

 

Sự rút lui nhẹ nhàng , lặng thầm và cuộc sống ẩn dật của Đức Thánh Cha Bê-nê-dic-tô 16 , những miệt mài đến gần như liều lĩnh và liều mạng ở từng ngày và trong từng công việc của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô với giáo triều và với Giáo Hội  … đang là những câu trả lời : tảng đá lấp cửa mồ Chúa – trong hôm nay và khá là ì ạch đó – nhưng  vẫn đang được lăn ra … lăn ra … để nhân loại chứng kiến thật rõ ngôi mộ trống : họ sẽ đi tìm gặp Đấng Sống Lại nơi những con người tin và sống đức tin của mình …

 

Giáo Hội Việt Nam với những vui , buồn ngoài mặt cũng như ẩn dấu – ngoài mặt thì ai cũng thấy , ẩn dấu thì chỉ có Chúa biết – phải chăng cũng là những tảng đá lấp cửa mồ cần được lăn ra để trình làng ngôi mộ trống và Đấng bị lấp đã ra khỏi mồ … Công cuộc lăn tảng đá này khó khăn lắm lắm : khó khăn hơn cả tảng đá ngày xưa mà các phụ nữ thánh thiện lo nhưng vui vì nó đã được lăn ra …Cái khó hôm nay do đá nặng đã đành … mà còn do người thì lăn ra  kẻ lại lăn vào , người muốn cửa mộ được mở kẻ lại thích nó bị lấp…Có một câu hỏi rất nhiều người hỏi và – mình nghĩ – cũng là một tảng đá lấp khá là nặng nề … và – hình như – không ai muốn lăn nó ra vào lúc này … Câu hỏi ấy  - cũ lắm rồi và thuộc loại “ biết rồi nói mãi !”  nhưng lại mới được một người bạn đã ngoài thất thập , khá nghiêm túc và cũng thuộc loại ưa “ ôm rơm rặm bụng”  ,  không ở tại Việt Nam …  đặt ra : tại sao thanh niên nam nữ ở Việt Nam “thích” đi tu vậy ? Biết trả lời sao đây !!! Có lẽ các nhà giáo dục trong các chủng viện và các dòng tu có thể có câu trả lời chính xác hơn cả…Gì thì gì … nhưng – hiện nay và về mặt này – tảng đá không biết đã nhích chưa !!!
 

Tảng đá ấy nghìn tấn nơi các Giáo Xứ  và những bát nháo ngay trong năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ này … Sáng nào cũng vậy , mỗi lần dâng kinh cầu nguyện cho năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ và Đời Sống Tận Hiến , mình lại nghe dội lại trong lòng mình nỗi ray rứt : ray rứt vì không biết những lời kinh đẹp đẽ như thế này có được suy nghĩ không hay chỉ là để mà đọc ; ray rứt vì không biết mấy chị em đang phục vụ Giáo Xứ có biết “ căn tính ”  là gì không … Dĩ nhiên là có những cuộc hội thảo , học tập … và thậm chí cả việc chuẩn bị đi Roma … trong năm Tân Phúc Âm Hoá này nữa , nhưng “ căn tính ” là gì và không biết , không sống “ căn  tính” của mình thì … Đức Thánh Cha và cả Chúa cũng đầu hàng …Mà “căn tính” là cái gì được thể hiện từng ngày qua từng tiếp xúc , từng phục vụ trong tư cách tận hiến của mình một cách trưởng thành … chứ không là những hội thảo , học tập này nọ …Và sự trưởng thành là trải nghiệm thẩm thấu Lời Chúa của từng cá nhân , từng con người tận hiến qua quá trình đào tạo cũng như kinh nghiệm gặp gỡ Chúa nơi lý tưởng của Hội Dòng…Tảng đá lấp đã được lăn ra chưa ?

 

Tảng đá ấy nặng lắm … nơi những người tin Chúa … và đang sống những giá trị của Tin Mừng Chúa qua những gì sống mỗi ngày ở mọi nơi mọi chốn…Mình đang đi châm cứu cái chân bệnh hoạn của mình … Tây y và Đông y … đương nhiên là chuyện của “ hai cô ca sĩ ”  rồi …Tuy nhiên ngồi và nằm giữa bà con , mình được nghe quá nhiều điều vui vui …Giờ mình châm thường là vào buổi sáng sớm : giờ của các bà tận dụng để có thể về đi chợ , nấu ăn … Vậy là đủ mọi chuyện trên trời dưới đất : “ tám ” là cái ghiền của nữ giới , nhất là phụ nữ Việt …Hầu hết những mẩu chuyện đều là “khoe” : khoe dáng , khoe thân , khoe quần , khoe áo , khoe con , khoe cháu, khoe nhà , khoe cửa , khoe xe , khoe cộ …Không thấy nhúc nhích gì  đến tảng đá che lấp cửa mồ … vì  hình như Đấng Sống Lại  không ăn nhập gì đến những sinh hoạt thuần trần gian của con người …Không biết những người tin Chúa và yêu Chúa có tìm ra được cách nào để ráng lăn tảng đá lấp cửa mộ và trình bày cho mọi người thấy về Giê-su chết để cứu chuộc và đã sống lại để người ta phải vươn tới được những giá trị cao hơn những gì mà người ta đang “khoe” với nhau đó không …

 

Trở lại với  “ Hòn đá lăn …”  của nhạc sĩ họ Trịnh … Có lẽ ca từ trong “Ngẫu Nhiên” của ông là một trong những tác phẩm nặng tính triết học hơn cả …Dĩ nhiên ông vẫn có những suy tư của riêng ông khi sáng tác …và tác phẩm có mặt trong đời rồi thì mỗi con người – như đã nói – sẽ đón nhận và cống bố nó với tâm tư của riêng mình : Tự mình biết riêng mình …Và ta biết  riêng ta  mà  …

 

Điều muốn bộc bạch là : thật ra

 

  Không có đâu em này

    Không có cái chết đầu tiên .

    Và có đâu bao giờ

    Đâu có cái chết sau cùng …
 

Tóm lại : không có cái chết nào hết … nếu loài người không phạm tội …Sở dĩ có chết là vì con người đã phạm tội … và cái chết là do tội … Tự bản chất, Ngôi Lời – Con Thiên Chúa  - không thể chết … Cái chết xâm nhập trần gian là do tội …

 

Người ôm lấy muôn loài

    Nằm trong tiếng bi ai …

 

Con Thiên Chúa mặc xác phàm và chết trên Thánh Giá là vì yêu và muốn cho con người không còn rơi vào cái chết nữa …Một khi đã sống lại … thì không còn cái chết nào nữa trong thế giới của Thiên Chúa và của những kẻ tin …Sở dĩ – nếu hôm nay – vẫn còn cái chết dài dài … là vì người ta còn phạm tội … Người ta chưa nhận ra rằng : “ Người ôm lấy muôn loài …Nằm trong tiếng bi ai …” Cái phận bi ai của loài người , Người đã ôm lấy … và đưa nó lên Thánh Giá …

 

  Hòn đá lăn trên đồi

    Hòn đá rớt xuống cành mai …

    Rụng cánh hoa mai gầy ,

    Chim chóc hót tiếng qua đời …

 

Những ngày này người ta đang xôn xao chuyện Hà Nội bị chặt đi hàng loạt cây xanh nhiều năm tuổi…Nghĩa là lá phổi của thủ đô bắt đầu  cảm thấy nặng nề hơn…Không biết  “ Hòn đá lăn trên đồi ”  của Trịnh Công Sơn là hòn đá nào … nhưng – tội nghiệp – nó lại “ rớt xuống cành mai ” … Nhớ đến đôi ba cái Tết của vài chục năm trước đây , gần ngay nơi mình làm việc có một ngọn đồi nhỏ được gọi là “ Hòn Vàng ” … Không biết cái tên ấy có chút dấu vết nào của chuyện vàng , chuyện bạc không … nhưng – sau ba ngày Tết – năm bảy anh em đã cao tuổi , xách lồng cu thượng của mình với gói trà , gói mứt vào ngọn đồi thơm ngát mùi mai nở và vàng  rực cả không gian nhỏ bé ấy … để rồi mạnh anh nào anh nấy đi tìm cho mình một nhánh thế , treo con chim cưng của mình lên và đủng đỉnh pha trà , nhâm nha miếng mứt , nghe tiếng cu chiêu , cu thúc , cu gù mà thấy mình  như tiên … Nay thì ngọn đồi này trọc … Mọi gốc mai đều được moi , được móc … Hòn đá có lăn cũng không còn cánh mai gầy để mà rụng … Tội nghiệp ! Từ đó đương nhiên là “chim chóc hót tiếng qua đời ”  rồi … Phải chăng đây cũng là những tảng đá lấp không được lăn ra để Đấng Sống Lại có thể ra khỏi mồ…

 

Trong bài viết “ Tư tưởng bảo vệ môi trường của Phật Giáo ” , Giáo Sư Pháp Sư Tế Quân – người Trung Quốc – có đề cập đến ba cái “ tâm ” : - tâm cám  ơn đối với món quà thiên nhiên ; - tâm tôn trọng đối với qui luật phát triển của thiên nhiên ; - tâm thương yêu đối với thiên nhiên , vì sự ban tặng của thiên nhiên không yêu cầu chúng ta hoàn trả bằng tiền bạc , nhưng thiên nhiên yêu cầu một tấm lòng thương yêu , một sự quý trọng …Và vị giáo sư này đưa ra một câu hỏi : khi ngày diệt vong của tất cả các động vật đang đến thì ngày diệt vong của nhân loại đâu còn  xa nữa , phải không ? … Tảng đá lấp cửa mộ … hình như vẫn chưa được lăn ra …vì thiếu cả ba cái “ tâm” ấy…
 

  Mệt quá đôi chân này

    Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi …

    Mệt quá thân ta này

    Nằm xuống với đất muôn đời …
 

Mệt lắm … nếu  cứ lang thang vô định … Mệt lắm … nếu không nhận ra rằng : trong tiếng bi ai của thân phận muôn loài  , Người đã ôm lấy và treo nó lên thật cao … để rồi – khi tảng đá lấp mộ được lăn ra từ sáng tinh sương của ngày thứ nhất đầu tuần – ngày của tạo dựng mới – mộ trống và Người đã sống lại …

 

Trong bài suy niệm sáng thứ năm ngày 26 . 2 . 2015 , cha Bruno Secondin , dòng Cát Minh  – với đề tài về Công Lý – vị giảng thuyết trong cuộc tĩnh tâm của giáo triều Roma mùa Chay này đã dựa vào câu chuyện giữa  vua Akhab – ông  Na-bot – hoàng hậu Gê-da-ben trong tiên tri Ê-li-a để suy nghĩ…Và ngài đề nghị  một đường lối sư phạm bằng những cử chỉ bé nhỏ  bắt đầu từ chính chúng ta : hoán cải lối sống , duyệt lại cách thức tiêu thụ với bao nhiêu phung phí lương thực ( và rất nhiều những thứ không là nhu cầu!), cần minh bạch trong hành động , chu toàn nghĩa vụ trong sự liêm chính lương thiện , không thực thi uy quyền như quyền lực và như nguồn mạch các đặc ân …

 

Chúa đã sống lại rồi … Lăn tảng đá lấp mộ ra đi …


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh  Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!