Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
PHIẾM ĐÀM NGÔI ĐỀN THỜ CHÚA XÂY LẠI TRONG BA NGÀY VÀ BÀI THƠ QUI GIA CỦA ĐỖ MỤC…

 


 

Không biết có phải ngẫu nhiên không mà khi đang nghĩ đến Ngôi Đền Thờ Chúa tuyên bố xây dựng lại trong ba ngày … thì đầu óc lại nhớ ngay đến bài thơ Qui Gia của Đỗ Mục :


 

  Trĩ tử khiên y vấn

        Qui gia hà thái  trì

        Cộng thuỷ tranh tuế nguyệt

        Dinh đắc mấn như ti


 

Có người dịch là :


 

  Thằng bé níu áo hỏi :

        Sao về nhà quá muộn ?

        Tranh với ai năm tháng ,

        Để tóc trắng như tơ ?


 

“ Sao về nhà quá muộn ?” . Ư ử ngâm nga câu hỏi da diết này ở cái tuổi thất thập với mái tóc bồng bềnh sương khói  mà lòng ngậm ngùi : ngậm ngùi không phải vì tiếc nuối chi , nhưng ngậm ngùi vì nhiều nhiều tâm tư , nhiều nhiều ray rứt …


 

“ Tranh với ai năm tháng …Để tóc trắng như tơ ?”. Cũng là một câu hỏi nhưng là để trách nhẹ , là để hờn dỗi chút chút … và diễn tả một niềm vui : niềm vui vì tuy có “ quá muộn ” đó … nhưng dù sao cũng  “ qui gia ” , dù sao cũng “ về nhà ”  …


 

Chúa tuyên bố : “ Cứ phá huỷ Đền Thờ này đi  … Nột trong ba ngày , Ta sẽ dựng lại …” .


 

46 năm trường miệt mài và cật lực với không biết bao nhiêu là công sức , tiền của và trí óc , ngôi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem mới hình thành …Vậy mà chỉ ba ngày thôi sao ??? Không thể được … Chắc chắn không thể được !!!


 

Chắc chắn không thể được nên … chỉ “ khi Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới hiểu rằng : Người có ý nói : Đền Thờ là thân xác Người!”


 

Vâng , thời gian trong mộ chỉ ba ngày … và –  “  Sáng  sớm ngày thứ nhất trong tuần lúc trời còn tối , bà Maria Magdala đi đến mộ , thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mồ …”  ( Gio 20 , 1) – mộ trống !


 

Ngôi Đến Thờ này mới quan trọng …


 

Đền Thờ Giê-ru-sa-lem không còn nữa  … và hằng ngày  - ở  “ bức tường  than khóc” – vẫn tràn ngập những mảnh giấy mang nhiều nguyện ước …


 

Rất nhiều những ngôi nhà thờ xây dựng một thủa nào nay đã xuống cấp hoặc trở nên chật hẹp …


 

Người ta nói đến những công trình thế kỷ … nhưng ở Việt Nam , những công trình ấy hiếm hoi … Đời thì xây dựng như cái cớ để tính toán những chuyện khác … nhìn thấy mà cứ như là không nhìn thấy …Đạo thì xây dựng để thờ phượng … nhưng  không phải không có những công trình có vẻ như cũng muốn để tôn vinh … hay phô trương …


 

Người có ý nói : Đền Thờ là thân xác Người ! 


 

Đền Thờ này vĩnh viễn : vĩnh viễn ở chỗ  chết   và  sống lại


 

Vẫn là thân xác ấy trước khi chết … nhưng lại sừng sững “ giữa các ông và  nói : bình an cho các con” … trong khi “ nơi các môn đệ ở , các cửa vẫn  đóng kín …”  ( Gio 20 , 19) …


 

Dựa vào đó để mà tin tưởng rằng : Đến Thờ thân xác mình sẽ vĩnh viễn


 

Nếu có phải than khóc … thì không khóc thương một Đền Thờ … mà là khóc thương chính phận mình …


 

Chính vì thế mà “ Qui gia ” làm suy nghĩ …


 

  Thằng bé níu áo hỏi :


 

Không biết “ thằng bé ”  trong Đỗ Mục mặt mũi ra sao và có một vai trò nào với ông không … nhưng “ thằng bé ” trong tâm tưởng mình : nó mang dấu ấn của thời gian hay nó chính là thời gian … Thời gian không trẻ và không già … Con người thì từ trẻ đi đến già … Cái trẻ và cái già của một đời người trôi theo cái thuỷ , cái chung của thời gian …

Khi nhắc đến Di Lặc , người anh em đặt câu hỏi : Di Lặc là gì và như thế nào ?


 

Câu hỏi được đặt ra hôm trước thì ngay hôm sau – trong một buổi họp mặt – lại được gặp thầy Hoài Nhân , một vị giảng sư ở Trường Cao Đẳng Phật Học Ninh Thuận …Cùng đốt điếu thuốc và nhắp ly “ cà-phê … phái nam ” ở mười lăm phút giải lao , mình tận dụng cật vấn liền : mình mê Di Lặc là mê miệng cười và cái bụng thanh thản thôi … chứ biết nhiều về Ngài thì không…Vậy Ngài là sao ?


 

Cũng rất vắn gọn , thầy thoáng qua đôi ba điều : Trong kinh kệ có đề cập đến Ba Đời Chư Phật : Thích Ca Mâu Ni – Phật A Di Đà – Phật Di Lặc…Thích Ca Mâu Ni là nhân vật lịch sử … A Di Đà ( không biết có phải Như Lai  không !) có lẽ  là cái kiếp hôm nay của Phật – và Di Lặc là tương lai : tương lai của giải thoát là thanh thản , là tươi mát , là siêu thoát , là có thể cười và cười toét miệng …Bởi vì trong bài chia sẻ , ở câu kết , mình có nói rằng : bản thân tôi , xin chỉ có miệng cười Di Lặc để gửi đến mọi người…Một người anh em không đạo nào hết hỏi mình : miệng cười Di Lặc là sao ? Mình hăng hái thuyết …Anh ta gật gù … Cũng “ hoằng pháp lợi sanh ” đấy chứ …


 

Xin trả lại “ thằng bé”  của Ông Đỗ Mục cho Ông … nhưng “ thằng bé thời gian” của mình thì hình như vẫn cứ níu áo mình mà hỏi :


 

  Sao về nhà quá muộn ?


 

Ừ nhỉ , sao mình lại về nhà mình muộn màng như thế : cái nhà thân xác này, cái nhà Giáo Hội này


 

Có gì thân thiết , gần gũi với mình hơn cái thân xác của mình … Nó là nhà… nhưng không biết đã bao giờ mình đặt chân vào đó chưa ??? Dĩ nhiên là cùng ăn , cùng ngủ , cùng chơi và cùng làm việc … nhưng hình như mình vẫn ở bên ngoài cái “ mobihome ”  của mình … và không biết gì nhiều lắm về nó … Nếu biết , chắc mình đã trang trí cho nó đẹp mắt , thoáng đãng , có màu xanh và có không khí … chứ đâu đến nỗi để cho nó bề bộn , ngổn ngang , chật chội và bí bì bì như thế này … Ôi ! “ Sao về nhà quá muộn !”…


 

Cái nhà Giáo Hội của mình : thì mình ở trong nó và ở giữa nó mà … Ở trong nó , ở giữa nó và ở cùng mọi người khác nữa …Nó không là chung cư…Nó là NHÀ …Và đương nhiên mọi người chung quanh không là cư dân chung cư , phòng ai nấy ở …Quý lắm là có cho nhau một lời chào và một nụ cười xã giao …Không , nó là nhà và – vì thế - những người ở chung thì giây mơ rễ má với nhau …Diễn tả gì gì đi chăng nữa thì cũng đi đến chuyện “ tứ  đại đồng đường”  và “ huynh đệ thủ túc”  … Chưa nhận ra … thì có nghĩa là mình vẫn ở ngoài nhà … Ôi ! “ Sao về nhà quá muộn ! ”


 

  Tranh với ai năm tháng ?


 

Tranh với ai nhỉ ? Phải chăng tranh với chính mình ? Tranh giữa cái “ tôi”  trong căn nhà đẹp , thoáng , xanh và mát … với cái “ tôi”  trong căn nhà bề bộn, ngổn ngang , chật chội …


 

Tranh với ai nữa ? Cũng là tranh với chính mình ! Tranh giữa cái “ tôi là tôi”  và “ tha nhân là tha nhân”   …


 

  Để tóc trắng như tơ !


 

Tóc trắng lắm rồi … và nuôi tóc dài nữa … nên màu trắng càng bạc …Trắng và bạc … để thấm thía câu chuyện  “ phá huỷ Đền Thờ này đi” để có thể xây lại …


 

Giữa bàng bạc của không gian đêm , Ông Đỗ Mục  ơi , xin cho phép tôi được ngâm nga :


 

  Trĩ tử khiên y vấn

    Qui gia hà thái trì

    Cộng thuỷ tranh tuế nguyệt

    Dinh đắc mấn như ti


 

    Thằng bé níu áo hỏi :

    Sao về nhà quá muộn ?

    Tranh với ai năm tháng ,

    Để  tóc trắng như tơ ?


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!