Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
SÁM HỐI VÀ TIN …

 
 

Vậy là hết Tết và vào ngay  Chúa Nhật I / mùa Chay / năm Lời Chúa chu kỳ / B với lời mời gọi  :  Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng …

 

Sám Hối  … bao gồm hai chữ   SÁM  và  HỐI

 

SÁM  gồm bộ  “ tâm”  và chữ  “ tiêm ”  … Ở đây chữ  “ tiêm” chỉ dùng cho phát âm … Theo ngài Nghĩa Tịnh – một vị cao tăng thời nhà Đường – thì “Sám”  là khoan thứ hoặc xin được khoan thứ

 

HỐI cũng có bộ  “ tâm”  … và  chữ  “ mỗi ” … Chữ  “ mỗi ”  dùng cho phát âm …  “ Hối ”  có nghĩa là  lấy làm tiếc vì điều lỗi đã phạm

 

Cả hai đều có bộ  “ tâm ”  như một diễn giải về căn cốt của việc Sám Hối là do ở trong lòng và xuất phát từ trái tim …để có thể có một sự sửa sai đích thực và chân thành .

 

Đại  tự điển tiếng Việt giải nghĩa : Sám hối là ăn năn , hối hận về tội lỗi của mình .

 

Sám Hối - theo Công Giáo -  là tâm tình hành động  của một ai đó –  nhận ra sự sai trái của mình – nên quyết tâm điều chỉnh lại sự sai trái đó để nhận được sự tha thứ nơi người mà mình đã xúc phạm đến …Trong ngữ cảnh tôn giáo , thường Sám Hối có ý nói về sự ân hận vì mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa … và luôn bao gồm những tâm tình cũng như hành động sau :

 
  • thừa nhận mình có tội ,

  • quyết định không tái phạm ,

  • cố gắng đền bù những thiệt hại do tội của mình gây nên ,

  • cố để đảo ngược lại những tai hại bằng những hành vi tốt lành .

 

Trong Cựu Ước , có hai  động từ Hipri được dùng để diễn đạt sự Sám Hối : - Shuv: quay trở lại , thay đổi ; - Nicham : cảm thấy hối hận . Trong tiếng Hy Lạp , đó là từ metanoia : sự thay đổi ( meta) của tư tưởng và tâm hồn (nous).

 

Trong Tân Ước , có ba từ Hy Lạp được dùng để diễn tả sự Sám Hối : - metamelomai : sự thay đổi tư tưởng , chẳng hạn có ý hối tiếc hay thậm chí hối hận về tội mình phạm nhưng lại không có sự thay đổi nội tâm ( trường hợp của Giuda Iscariot , Mt 27 , 3) ; - metanneo : nhận thức việc mình làm và có sự thay đổi tư tưởng ; - metanoia : sự sám hối thực sự đi kèm với việc thay đổi tư tưởng , chủ đích và đời sống theo những đòi hỏi của việc được tha …

 

Như vậy , Sám Hối chân thực buộc chúng ta có những tâm tình :

 
  • chân nhận mình có tội ,

  • cảm thấy hối hận ,

  • quyết tâm thay đổi cả trong tâm tình , tư tưởng và hành động …

 

Tin

 

Bách Khoa Tự Điển định nghĩa : Đức Tin trong Ky-tô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa , Đấng sáng tạo vũ trụ , và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Ky-tô , Con Thiên Chúa hằng sống , Đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại … Định nghĩa trên đã gọi được là tương đối , bởi vì không ít những người tin vẫn chưa định hướng được rõ rệt như thế . Tuy nhiên cũng cần phải thêm vào sự Phục Sinh của Chúa Giê-su  vốn là lẽ sống của chúng ta  , và sự hiện diện cũng như tác động nâng cao và hướng thượng của Chúa Thánh Thần , công cuộc canh tân liên tục của Người nơi mỗi con người , mỗi cộng đồng và toàn thể nhân loại , toàn thể vũ trụ để đi đến một Trời Mới và Đất Mới …

 

Trong Kinh Thánh Cựu Ước , có hai từ thường được dùng để nói đến “TIN”:

 
  • động từ “ aman ” có nghĩa là  “ đeo” , chẳng hạn như mang đứa con trên tay . ( Ds 11 , 12 ; 2 Sm 4, 4 …) ; theo nghĩa bóng , “aman” dựa vào  ai , nương tựa , tin tưởng … Từ đấy có tán thán từ  “ amen “ : đúng thế , chính xác là như thế …

  • Batak :  có nghĩa là  trông cậy , tín thác

 

Tân Ước thường dùng chữ  “ pistis” , nghĩa là tin với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng …  “ Tin ”  trong Cựu Ước phát triển dần từ chỗ tín thác vào  LỜI HỨA đến chỗ chấp nhận GIAO ƯỚC , từ việc chấp nhận GIAO ƯỚC đến chỗ trung thành với GIAO ƯỚC , từ việc trung thành với GIAO ƯỚC đến chỗ sẵn sàng đón nhận Ý của Thiên Chúa …dù có phải hy sinh nhiều điều , kể cả mạng sống của mình …Tuy nhiên vẫn là cái nhìn đức tin trong bối cảnh của Dân được chọn …Qua Tân Ước , sự can thiệp của Thiên Chúa quy về  chính Chúa Giê-su và công trình cứu chuộc của Ngài. “Tin” trong tân Ước bao gồm nhiều khía cạnh :

 
  • “ Tin”   có nghĩa là chấp nhận sứ điệp của Đức Ky-tô loan báo : đấy là việc Thiên Chúa muốn cứu chuộc con người qua cái chết và sự phục sinh của Chúc Giê-su .

  • “ Tin”  không chỉ là hiểu biết mà còn là vâng phục , tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa được bày tỏ qua việc trao ban cho chúng ta Chúa Giê-su Ky-tô … Đức Tin này buộc phải có sự thay đổi não trạng và nếp sống để có thể nghĩ như Chúa nghĩ và làm như Chúa làm …

 

Trong Tin Mừng Nhất Lãm , “ Tin”  có ba nghĩa : - tín tưởng vào quyền năng của Chúa Giê-su ; -  chấp nhận Tin Mừng Chúa Giê-su loan báo ; - chấp nhận chính bản thân Chúa Giê-su …
 

Theo Tin Mừng Gioan , “ Tin” được chia sẻ dựa vào ba điểm : đối tượng – bản chất – và hiệu quả của việc tin … Đối tượng của Tin là Thiên Chúa và Đấng Người ban cho nhân loại là Chúa Giê-su Ky-tô …Bản chất của Tin là đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa qua Đức Giê-su Ky-tô …Hiệu quả của Tin là số phận vĩnh cửu của con người …

 

Cho nên  “ pistis ”  trong Tân Ước bao gốm nhiều khía cạnh :

 
  • khía cạnh hiểu biết về bản thân và sứ điệp của Đức Giê-su Ky-tô ,

  • khía cạnh tin tưởng vào sự chân thành của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Đức Giê-su Ky-tô làm người và cứu chuộc ,

  • khía cạnh tác động của đức tin đưa đến việc thay đổi não trạng và nếp sống để trở nên công chính và trở nên thụ tạo mới trong Đức Giê-su Ky-tô …

 

Lướt qua một chút và tóm lược những nghiên cứu của các nhà chuyên môn – dĩ nhiên là gai góc – nhưng cũng giúp có một cái nhìn nào đó về  Sám Hối và Tin để bản thân mỗi người có thể gặp gỡ Chúa trong Mùa Chay mới này…

 

Hôm nay đã là mùng 6 Tết , nghĩa là hầu như những công việc thường ngày ở mọi nơi , mọi chốn được bắt đầu lại …Bắt đầu lại nhưng với một tinh thần mới : tinh thần Sám Hối Tin … Không ai thấy được sự Sám Hối nơi mỗi chúng ta ngoài Chúa và chính mình , nhưng người ta lại có thể nhìn thấy chúng ta Tin :  Tin trong phong cách làm việc Công Giáo của mình – Tin trong thái độ ứng xử Công Giáo của mình – Tin trong những được thua một cách có Đạo vá khác Đời  hay – thậm chí – còn ngược với Đời nữa …

 

Lạy Chúa , xin cho Lời Chúa “ thấm đẫm ”.

 

Lm Giuse  Ngô Mạnh  Điệp .

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!