Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CÓ THỂ VÀ TA MUỐN …

 
 

“ Có thể ”  là sự dò dẫm của người mang bệnh phong : đây là loại bệnh không đến nỗi nguy hiểm lắm … nhưng lại gây nhiều ấn tượng do những biểu hiện bên ngoài của bệnh : da thịt phát nhọt , lở loét , các vết thương lõm vào da thịt , lông mày rụng , mắt lộ ra , thanh quản bị lở nên giọng nói khàn khàn …Ở mức độ nặng thì tình trạng mất cảm giác xuất hiện nơi một vài bộ phận trên người do giây thần kinh bị nhiễm trùng , cơ bắp bị teo dần , gân cốt co lại làm hai bàn tay co quắp , ngón tay ngón chân sẽ rụng dần …Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium leprae và Mycobacterium lepromatosis gây nên…Người ta còn gọi là vi khuẩn Hansen vì do bác sĩ  Amauer Hansen , người Na Uy , nhìn thấy trong ống kính hiển vi của mình năm 1873 …

 

Có lẽ vì cái tình trạng dị dạng bên ngoài ấy mà sách Lê-vi 13 ,1-2 . 44 – 46 có những luật lệ tội nghiệp : phải mặc áo rách , để đầu trần , lấy áo che miệng , và tự mình la to … để mọi người biết và tránh xa mình : ô uế ! ô uế ! đồng thời phải tự tách mỉnh ra khỏi cộng đoàn … Quyết định này của luật có vẻ như tạo nên oan khiên cho người mắc bệnh phong … và thật ra thì người bệnh phong cùi - từ lâu -  vẫn là nạn nhân của những cái nhìn không mấy gần gũi của mọi người …Bản thân họ cũng rất mặc cảm về tình trạng bên ngoài này của mình … nên – dè dặt và dọ dẫm – người bệnh thưa với Chúa : “ Nếu Ngài muốn , Ngài có thể khiến tôi nên sạch .” ( Mc 1, 40 – 45) …Hai chữ “ Có thể ” đây hoàn toàn không mang ý nghĩa của sự nghi ngờ  quyền năng của Chúa … nhưng là sự ngại sợ : không biết mình có xứng đáng hay không để được chữa lành …

 

“ Ta muốn ” : chắc nịch – quả quyết – và đấy quyền năng …

 

Và người bệnh đã được sạch : sạch ngay sau khi Chúa thốt lên : Ta muốn !

 

Điều ấy gây ngạc nhiên và  kéo người ta đến với Ngài … Đông , đông lắm… nên Ngài phải kiếm tìm một nơi thoáng đãng đủ để mọi người có thể đến…Vào trong thành phố  sẽ gây ách tắc giao thông , làm phiền nhiều người và cũng có thể gây khó chịu cho nhiều người khác nữa … vì không thích và muốn loại trừ …

 

Một ngẫu nhiên của chu kỳ năm tháng và Phụng Vụ , nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa  : năm nay – qua sự nhắc nhở của UB Phụng Tự / HĐGMVN -thì vẫn giữ Lễ Tro ở ngày thứ tư  ba mười Tết và chuyển dời ngày ăn chay kiêng thịt vào  thứ sáu mùng 9 Tết …Nghĩa là tro thì vẫn nhận , nhưng được phép “ chén chú chén anh ”  trong suốt một tuần rồi …  kiêng !!! Thật ra có sự thông cảm này là vì ngày Tết ngày Nhất … dù sao đến với nhau … cũng phải có miếng này miếng kia … cho trọn tình trọn nghĩa …Chuyện dời chay và kiêng thịt đương nhiên là tốt thôi , nhưng ước mong sao – với chút tro sám hối của ngày khai mạc Mùa Chay mới năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ và Đời Sống Tận Hiến – mỗi người , mỗi cộng doàn cũng có được chút hạn chế nào đó để dành những gì dư giả đối với mình nhưng lại cần thiết đối với người …Dĩ nhiên hằng năm – dịp Tết – Giáo Xứ nào cũng có những món quà chia sẻ cho các gia đình khó khăn … Cái Giáo Xứ này không là một Giáo Xứ lớn và Giáo Xứ giàu , nhưng ba năm vừa qua , những gia đình và những con người tự cảm thấy mình có khá hơn một chút thì cũng bắt đầu quen dần với việc chia sẻ với anh chị em mình … Có được thói quen này cũng tiện : cha sở đỡ vất vả ngược xuôi để kiếm chác và bà con trong Giáo Xứ cũng biết nhìn , biết nhận ra nghĩa vụ chia sẻ của mình …Ba năm thì hình như mỗi năm phần quà có nặng hơn …Đấy cũng là một dấu chỉ tốt cho năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ . Chỉ còn một chuyện – có vẻ là đời thường – nhưng lại là chuyện lớn : đấy là phần lớn chưa chịu khó – nhất là lớp người “ gần chùa ” – để chay tịnh và kiêng khem trong lời ăn tiếng nói của mình … nên Giáo Xứ thì vẫn rôm trò … mà  Lời Chúa và Ơn Chúa ít “ thấm đẫm ”  như lời kinh Đức Tổng – CT / HĐGM.VN – soạn và bà con đã bắt đầu quen quen …Chính tình trạng ít “ thấm đẫm ” này là điểm phải Tân Phúc Âm Hoá , nghĩa là làm cho Phúc Âm Chúa “ mới hơn ” trong cách  sống Đạo  đã khá là cũ kỹ của từng người : Chúa thì luôn luôn  “MUỐN ” … nhưng chúng ta lại ngại ngần để thân thưa : “ Có thể ” : không là sự  “ có thể ” dè dặt dễ thương của người bệnh phong trong Tin Mừng … nhưng là  sự “ có thể ” lạnh lùng hay chỉ muốn Chúa ra tay vô điều kiện và không đòi hỏi !!!

 

Đối với Thiên Chúa , đã  “ muốn ”  là nhất định “ muốn” dù phải trá bất cứ giá nào … Cứ nhìn lên Thánh Giá , nhìn vào Con Người co quắp trên đó thì thấy cái “ muốn ” của Thiên Chúa nó như thế nào … Cái “ muốn ” chắc nịch , quả quyết , đầy quyền năng : cái “ muốn ” đinh đóng cột …

 

Bạn và tôi – trong hôm nay – đôi lúc chúng ta như muốn thưa với Chúa : “Nếu” “ có thể ” … Rất tiếc – khi thân thưa như thế - chúng ta có vẻ như muốn lần lữa , còn tiếc nuối …Cái “ lần lữa ” và sự “ tiếc nuối ” của kiểu “bắt cá hai tay ”  … vốn là cách cám dỗ khá là thông minh của Ma Quỷ : “Có thật Thiên Chúa bảo : Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không ?” ( St 3 , 1) … Cách cám dỗ mà – trong tuần V / B vừa qua – chúng ta theo dõi từng ngày sự kiện Chúa thương và hình thành tất cả từ Tình Yêu đầy tràn giữa Ba Ngôi Cha – Con – và Thánh Thần …

 

Dĩ nhiên bạn có thể nghĩ rằng : mình chẳng bệnh hoạn gì mà “ muốn ” với “có thể ”  … Đúng thế , chúng ta chẳng dính líu gì đến bệnh phong mà Chúa đã chữa lành …Thế nhưng tâm hồn chúng ta thì sao ? Và cũng rất có thể chúng ta thấy hài lòng về chính mình cả trong lẫn ngoài , vì  - trong cũng như ngoài – chúng ta đều ngay thẳng , rõ ràng … Nếu được như vậy thì tốt lắm lắm …Và  - dù thế - chúng ta cũng muốn thay mặt anh chị em chúng ta để thân thưa với Chúa rằng :

 

“ Nếu Ngài muốn , Ngài có thể làm cho tôi được sạch ! ”  : cái “ tôi ” của phận người , cái “ tôi ”  của đồng loại , cái “ tôi ”  của con cháu nguyên tổ…Với chính cái  “tôi”  này mà chúng ta bước lên , cúi đầu , nhận một chút tro trong ngày Thư Tư Lễ Tro – ba mươi Tết sắp tới … vốn là ngày Tất Niên của chúng ta …

 

Chắc chắn Chúa sẽ nói lại –  chắc nịch , quả quyết và đầy quyền năng – “ Ta muốn, anh hãy được sạch .”

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!