Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
MÙI CỦA QUỐC GIA …

   

Rất  thích  thú được đọc bài  “ Mùi của quốc gia ”  của tác giả Lê Tây Sơn trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số Xuân Ất Mùi …
 

Thích thú là vì bản thân mình – thời gian chung chia khoá học với anh chị em vùng Đông Nam Á Châu tại Trung Tâm Mục Vụ Đông Á Châu ở Phi-luật-tân – thì cũng có dịp để  “ nếm ”  và  để “ nghiệm ”  được cái “ Mùi  của quốc gia ”  này nơi các bạn người Phi , người Ấn Độ , người Phi Châu , người Miến Điện , người Nam Dương , người Bangladesh , người Tàu , người Nhật Bản , người Thái Lan …và cả các bạn ở những vùng Đảo như  Malta , Samoa , Salomon, Saipan : 50 con người thuộc 22 quốc gia … và đương nhiên là rất nhiều Mùi Vị … và là những Mùi Vị khá là đậm đặc … Đọc và xét mình thì thấy hình như người Việt chúng ta có vẻ thoang thoảng mùi vị hơn – nếu không nói là “ không có mùi riêng !” … Do đó – không biết có chỉnh không – nhưng … cũng thấm thía cái tính cách “ đa mùi ” của chúng ta …
 

Mùi vị … thì có vẻ như hình thành từ nhiều yếu tố : yếu tố thể lý của mỗi con người , yếu tố thời tiết , yếu tố không gian sống và yếu tố thực phẩm dùng … Có thể nhận ra rất rõ yếu tố thời tiết và không gian sống nơi các bạn người Châu Phi hay yếu tố thực phẩm dùng nơi các bạn Ấn Độ …Có người đã lý giải mái tóc quăn có mùi khét của người Châu Phi là để tạo nên những khoảng trống thông thoáng trên đầu để có thể chịu đựng được khí hậu nắng cháy hay mùi cà ri đặc trưng … thì ngay khi bước xuống một phi trường nào đó trên đất Ấn là đã có thể nhận ra rồi … Ở Việt Nam , nếu là trước đây , thì mùi thuốc cẩm lệ … chắc cũng được nhắc tới …Cẩm lệ ngậy  mùi còn hơn cả thuốc lào nữa …
 

Tác giả cho biết là tại phi trường Heathrow ở Luân Đôn đã có sáng kiến đặt một quả cầu mùi “ Scent Globe” ở lối vào nhà ga số 2 với mục đích giúp cho hành khách trải nghiệm trước mùi đặc trưng họ sắp gặp tại quốc gia đang đến . Dĩ nhiên đã là quả cầu thì đương nhiên là mỗi nước sẽ có mùi riêng của minh . Hiện nay hình như mới chỉ có năm mùi : mùi Brazil , mùi Trung Quốc , mùi Nhật Bản , mùi Nam Phi  và mùi Thái Lan … Không biết mai mốt đây , nhóm nghiên cứu – khi quay đến Việt Nam – sẽ trình làng bà con thế giới mùi vị gì đây !!!
 

Bản thân mình thì – thú thực – ngay từ khi còn bé và cho đến hôm nay vẫn ghiền mùi phân bò khô hun khói và mùi rạ mới cắt … mặc dù thời gian sống tại làng quê không là bao … Cái mùi phân bò khô hun khói nó như  mang nơi nó một chút gì đó của trang trại , một chút gì đó của thảo nguyên … làm cho người đón nhận có cảm tưởng như mình đang nhảy nhót , cánh tay giang rộng đón mênh mông của không gian sống , miệng hét to để buồng phổi bồng khi trời … và cả một chút âm ấm giữa đêm lành lạnh … Mùi rạ mới còn kéo theo cả cái hương của đồng quê , của thanh tịnh , của nồng nàn , của ấm no …
 

Vấn đề Mùi  là một chuyện ai cũng tưởng là nhỏ … nhưng thực ra lại là nguyên nhân của rất rất nhiều biến cố , nhiều sự kiện ảnh hưởng đến toàn thể con người trên mặt đất này : câu chuyện Con đường hương liệu ở tk III trước Công Nguyên hay cuộc chiến phát triển và giữ gìn Mùi hương và vị của Coca-cola   trải dài theo giòng lịch sử con người … là những gì rõ nhất … Hiện nay cuộc chiến mùi hương vẫn  âm thầm nhưng luôn sôi nổi…Những quảng cáo trên màn hình nhỏ hằng ngày tại Việt Nam chúng ta chỉ là những gì rất  vụn vặt của cuộc chiến mùi hương … mà  cũng đã làm choáng váng lắm rồi …
 

Có một câu chuyện “ MÙI ” cũng khá là độc đáo và được dùng để huấn giáo: Người chăn chiên thì sống với “ mùi chiên ” : Đó là điều cha xin nơi các con . Các con hãy trở thành người chăn chiên có  “ mùi chiên” và làm cho cái mùi ấy thành cái mùi thực , giống như người chăn chiên ở giữa đoàn chiên của các con . ( Bài giảng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong Lễ Dầu Thứ Năm Tuần Thánh , 28 -3-2013) .

 

Hai năm rồi lời giáo huấn này được mổ xẻ … và mình thử “ rà mũi ”  (flairer) trên khắp thân thể mình xem thật sự có vương vấn chút “ mùi chiên” nào không …Khó trả lời cho chính mình quá !!! Mình  thích động từ tiếng Pháp “ flairer ”  này lắm : nó diễn tả cái ngửi … nhưng là ngửi rà mũi của một bà mẹ trên đứa con xem thằng con rong chơi trong thảo nguyên đã có những thứ mùi gì vướng lại trên người của nó … Hình như đây là một câu chuyện trong  Anphonse Daudet thì phải …Mình “ rà mũi ” trên chính bản thân mình …
 

  • có lẽ có cái mùi mà thánh Phao-lô gọi là “ vênh vang” cũng đáng để chúng ta suy nghĩ đến … Hôm nay là ngày  23 tháng chạp năm  Giáp Ngọ : ngày “ ông Táo về trời” … Vùng này vùng kia , Giáo Phận này Giáo Phận nọ …tổ chức “ ngày tất niên ” : đương nhiên là có những đón rước , đương nhiên là có Thánh lễ Tạ Ơn , đương nhiên là có những chúc tụng qua lại , đương nhiên … là có những “ đương nhiên”  phải làm …và không biết giữa những rộn ràng nghi thức ấy , người ta “ rà mũi” có thấy được “ mùi chiên” để cảm nghiệm hay không … Có một câu chuyện nhỏ về “ mùi ” đã định kể nhưng lại thấy xúc phạm quá nên đành nín : đấy là “ mùi ”  đặc sản rừng - chồn -  … và “ mùi ” rượu tây …gia đình con em họ hay có dịp đãi …

  • có lẽ “ mùi”  của 15 căn bệnh Đức Thánh Cha  liệt kê trong buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo các cơ quan Trung Ương của Toà Thánh sáng ngày 22 – 12 – 2014 cũng đáng để chúng ta quan tâm … Thật ra thì hầu như căn bệnh nào cũng bốc mùi : bệnh thể lý là như thế và bệnh tinh thần cũng vậy thôi … Trong 15 căn bệnh này dĩ nhiên là không có “ mùi chiên”  rồi . Thế nhưng Chúa lại muốn chúng ta mang “ mùi chiên”

  • trong hôm nay có một căn bệnh khá phổ biến và chắc chắn  không có “ mùi chiên”  mà một người anh em - đã cũ kỹ ngang ngửa với mình -  xài một từ không được thức thời lắm nhưng khá là lịch sự và tế nhị … Người anh em ấy dùng hai từ “phù thịnh” để diễn tả khuynh hướng thích đại gia …làm mình cũng hơi ngỡ ngàng … “ Phù thịnh” vừa có nghĩa là đứng về phía người giàu , người mạnh… vừa diễn tả chuyện thích sự giàu , sự mạnh …Căn bệnh này cũng bốc mùi  nhưng  không  là  “ mùi chiên”
     

Chuyện “ mùi” thì hình như nói mãi không hết …Thôi thì thử tìm xem “mùi  chiên” nó như thế nào …
 

Có người bảo rằng : Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ , giản dị , thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người , là anh em của mọi người …Dù là Giáo Hoàng nhưng ngài vẫn nhớ đến một người làm vườn , một ông thợ đóng giầy , một tu sĩ quen biết . Ngài cúi xuống rửa chân cho các tù nhân trẻ trong trại giam , dâng Thánh Lễ hằng ngày trong một nhà nguyện cho giáo dân tham dự …Vâng , bởi vì ngài muốn “ mang lấy mùi chiên” … Và  “ mùi chiên ”  thì vô cùng vô tận … “ Mùi ”  của nghèo khó , khốn cùng ; “ mùi ”  khổ đau tinh thần và vật chất ; “ mùi”  của nghênh ngang ương bướng ; “ mùi”  của chán chường thất vọng ; “ mùi”  của vênh vang tự đắc ; “ mùi “  của hận thù ân oán ; “mùi”  của ngạo mạn kiêu căng ; “ mùi” của bần cùng nô lệ ; “ mùi”  của kém cỏi dốt nát ; “ mùi”  của tiền bạc danh lợi ; “ mùi” của nghĩa tình bội bạc ; “ mùi”  của được thua cuộc đời  : nghĩa là vô cùng vô tận … và mỗi con người , mỗi kiếp người , mỗi lòng người … đều có những “ mùi”  rất riêng nhưng lại với tư cách là con cái Thiên Chúa mà “ những người chăn chiên” phải ôm lấy cho mình để thực sự có được cái “ mùi chiên ” … Đức Thánh Cha – sau khi đã phân biệt giữa người chăn chiên và người mối lái , người  quản lý chuyên thu tích đồ cổ , đồ mới - đã chia sẻ với những chủ chăn : Đó là điều cha xin nơi các con : các con hãy trở thành những người chăn chiên có “ mùi chiên”  , làm cho cái “ mùi”  ấy thành cái mùi thực , giống như các người chăn chiên ở giữa đoàn chiên  của các con .
 

Có lẽ cũng với tâm trạng này mà Chúa Giê-su tha thiết dâng lên Chúa Cha lời cầu xin :
 

Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian , nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần . Họ không thuộc về thế gian  cũng như con đây không thuộc về thế gian . Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ . Lời Cha là sự thật . Như Cha đã sai con đến thế gian , thì con cũng sai họ đến thế gian . Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ . Lời Cha là sự thật . Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian . Vì họ , con xin thánh hiến chính mình con , để nhờ sự thật , họ cũng được thánh hiến . ( Gio 17 , 15 – 19) .


 

Lm  Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!