Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
NGHĨ MỘT XÍU VỀ CHUYỆN “ THỜI TRANG” …

 
 

Ngồi nói chuyện với một bạn trẻ trong khi bạn đợi để tập nghi thức chuẩn bị cử hành hôn phối …


 

Bạn tâm sự  : Gia đình con nghèo lắm … Năm 12 tuổi – dù học lực của con cũng tàm tạm – nhưng con quyết định bỏ học , đi kiếm việc làm … vì thấy cha mẹ , anh chị khổ quá … Con vào thành phố lang thang , lếch thếch hết chỗ này qua chỗ kia mà cũng chẳng ai muốn nhận con … vì con còn quá nhỏ…Con có đạo … nhưng chưa biết gì nhiều lắm về đạo … Con nghĩ là cứ vào đại một sân nhà thờ nào đó , tìm đến trước tượng Đức Mẹ để mà nói … Chắc chắn là Mẹ sẽ giúp con thôi …Nghĩ là làm : suốt năm bảy ngày như thế , cứ khoảng 5 giờ chiều là con đến đứng trước một hang đá có tượng Đức Mẹ … Có lẽ thấy có điều gì đó hơi lạ , nên một bác tuổi cỡ 55, 60  đến hỏi thăm con … Con thổn thức kể cho bác nghe về điều con nghĩ và sự nông nổi của mình …Bác dẫn con về nhà , cho con tắm rửa , ăn uống … rồi nhận giúp con học thêu mấy cái huy hiệu học sinh của các trường học , công ty hay hội đoàn và đón nhận con giúp việc cho bác … Con ăn , ở tại nhà bác… Thấy con chịu khó , có chút năng khiếu và cũng sáng dạ … nên bác lấy khai sinh của người con bác , nộp cho nhà trường và bắt con đi học … Cứ thế mà con học lên dần … Bây giờ thì con lo chuyện thiết kế thời trang cho công ty của bác …Con không thuộc kinh nhiều và cũng chỉ lễ lạy ngày Chúa Nhật vậy thôi … nhưng con vẫn rất biết ơn Đức Mẹ


 

Nửa đùa nửa thật , mình nói với bạn : Ngành thời trang của cậu – thế giới cũng như Việt Nam – hình như có vẻ bế tắc đề tài rồi …Quay đi quay lại … bốn mùa xuân , hạ , thu , đông … cũng chỉ bấy nhiêu kiểu , bấy nhiêu màu sắc và bấy nhiêu thứ vải vóc … Có một mảng đề tài còn mở nhưng không mang lại lợi nhuận bao nhiêu … Nếu không màng đến chuyện lợi nhuận , cậu có thể thử : đấy là  “ tu phục của các nữ tu ”  hay của giới nhà tu  nói chung . Sở dĩ mình nói đến “ nữ tu” … là vì giới nam đi tu vậy chứ cũng “khăn áo lụa là” lắm lắm … Còn “ nữ tu” … thì dù là tu … vẫn là nữ … và  vẫn thích làm đẹp chứ …


 

Bạn nhìn mình mỉm cười gật gật : Cũng là một gợi ý hay hay … Con sẽ gửi về cha ít mẫu xem sao …



 

- Tốt thôi … nhưng mẫu mã của cậu phải giữ cho được bốn điểm căn bản này: - nghiêm túc ; - nâng tâm hồn người chiêm ngưỡng lên cao ; - không sặc sỡ ; - và rẻ tiền …


 

Thế nhưng chỉ vài ngày sau đó , trong đám rác e-mail mỗi sáng , mình nhận được ba bốn cái e-mail kèm theo hình ảnh hẳn hoi về chuyện những chiếc “cà sa kiểu mới” … Thực ra thì cũng chẳng có gì mới mẻ lắm trong kiểu mẫu … nhưng chỉ có vẻ đắt tiền hơn thôi vì chất lượng vải nhìn thì thấy khá là chọn lựa … Chuyện cũng là bình thường thôi  khi mà đời sống có sung túc hơn … Ngay trong giới anh em linh mục cũng đã từng có vị tuyên bố từ cả mươi mười lăm năm trước đây rằng : áo lễ của mình trung bình giá từ một triệu đồng trở lên … vì mình quan niệm : lễ phục tế lễ phải xứng với nghi lễ tế tự …Đúng như vậy thôi … nhưng điều kiện có thì mới nghĩ đến cái chuyện xứng hay không xứng …Một Giáo Xứ ở giữa lòng một thành phố vốn là thành phố kinh tế hàng đầu của đất nước … thì dát bạc dát vàng là chuyện dễ … Một Giáo Xứ đèo heo hút gió trong một mảng đất rừng vùng sâu vùng xa … thì có lẽ … cái khố mới cũng là đẹp và xứng chán đi rồi … Không nhớ Đại Hội Lavang năm nào – hình như là Năm Thánh Linh Mục thì phải – ông cha Dòng Chúa Cứu Thế trong nhóm Vào Đời năm nào …bây giờ cũng đã trên lục tuần rồi … nhưng vẫn đóng khố với anh em dân tộc nhảy múa hết mình trước mặt mọi người để ca tụng Thiên Chúa – ca tụng YANG - làm say mê những người tham dự … Say mê có lẽ không phải vì  cái khố… mà vì cảm nhận được sự nồng nhiệt trong trái tim người tông đồ ấy…


 

Cho nên … “ cái áo không làm nên ông  thầy tu !”


 

Cái áo Chùng Thâm – hay cái áo Thâm Chùng ( tiếng Tây  là “soutane”)…nó có từ  xưa rất xưa … vào năm 572 sau công nguyên do yêu cầu của HĐGM Braga  mong muốn rằng các linh mục , khi đi ra ngoài , thì phải có một y phục riêng rẽ một chút để dễ  bề phân biệt … Thực ra nó cũng chỉ là sự “cải tiến” chút chút của loại áo cao cổ phổ biến của bà con thường dân thời đó mà thôi … Và “ cải tiến” … cũng là chuyện mày mò của “ thiết kế thời trang” … Đồng thời  - ở  một  phương diện nào đó – thì  “ thời trang”… có từ thủa hồng hoang cà – khi mà nguyên tổ phạm tội – họ thấy trần truồng và gom lá khâu cái “ áo liền quần”  … rất thời trang  để  lẩn trốn Thiên  Chúa Tạo Hoá !!!


 

Không biết có liên hệ gì không đến  cuộc Cách Mạng Pháp ( 1789 – 1800 ) và nhất là thời điểm căng thẳng giữa Pháp và Giáo Hội về vấn đề tài sản của Giáo Hội ( 1791) hay thuần tuý chỉ vì muốn để cho tiện lợi , bớt thùng thình đi thôi … mà cái “ clergyman”  xuất hiện …Cha Pio Hậu có mấy mẩu chuyện dí dỏm về mục này …


 

Ngài viết : Hôm nay mình được nghe một tin vừa rất tầm thường , vừa rát ý nghĩa : Có một vị Tổng Giám Mục  người Pháp , sau khi đi dạo phố Sài-gòn, đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Bình , đại ý như sau : “ Xin Đức Cha cấm các linh mục không được mặc áo dòng khi ra phố … Nó chướng quá ! Ra phố thì mặc “xi-vin” như mọi người .” … Mặc cảm 1791 chăng !!!


 

Và cha Pio “ nghĩ bụng ”  :  Mắt tây  thì thấy chướng , chứ  mắt ta thì chưa chắc . Nhưng có một điều chắc chắn , đó là giáo sĩ và tu sĩ nên tìm ra một con đường để đi đến , và một nếp sống để trở nên giống mọi người . Chắc chắn Đức Giê-su cũng đã hoà mình với quần chúng theo đường lối đó .Vấn đề không phải là mặc hay không mặc áo dòng , mà là trở nên người với mọi người , trừ sự tội , để đưa mọi người về với Đức Ky-tô .


 

Ngài còn kể thêm : Năm 1989 , tôi ra Hà Nội . Chiếc xe tốc hành Đà Nẵng – Hà Nội tới bến Kim Liên vào lúc 2g sáng . Sớm quá . Tối quá . Nỗi sợ bao trùm …Bốn giờ sáng , tôi mới dám ra khỏi xe xuống phố uống cà phê , rồi kêu xích lô về nhà thờ chính toà dự lễ . Sau lễ , tôi vào Toà Giám Mục chào Đức Hồng Y Căn . Đúng giờ ăn sáng nên tôi được mời vào bàn . Tôi cảm thấy cô đơn lạ lùng , vì tất cả đều mặc áo dòng trừ một mình tôi . Ăn xong , Đức Cha Thuận kéo ra và ghé vào tai tôi : - Cha vui lòng mặc áo dòng vì Đức Hồng Y muốn như thế ! – Dạ ! Miệng nói dạ … nhưng trong bụng đã tính bài chuồn , vì trong túi hành trang không có áo dòng !

            [ ………………………….]

Hai năm sau  tôi lại về Toà Giám Mục Hà Nội . Đứng nói chuyện ở trước cửa phòng Đức Cha Thuận có bốn người : Đức Cha Thuận , Đức Cha Tùng Cương , Cha Sinh và tôi . Bỗng có tiếng chuông kêu leng keng từ phòng ăn vọng lên .


 

    - Chết rồi các đấng . Tôi không có áo dòng thì xuống nhà cơm được không ? Đức Cha Tùng Cương bận clergyman  giơ hai tay lên và thốt ra như thế .


 

    - Xin Đức Cha cứ noi gương Đức Tổng . Cha Sinh chỉ về phía Đức Cha Thuận.



 

Tôi ngó Đức Cha Thuận . Không có áo dòng . Không có clergyman .Quần bà ba đen . Áo sơ-mi đen may kiểu clergyman nhưng không cài nút cổ và không phô-côn . Hôm ấy trong phòng ăn , không có ai mặc áo dòng , vì Đức

Hồng Y không còn nữa !


 

Năm 1982 , tôi đến nhà thờ Cây Quéo thì được thấy cha sở mặc áo dòng bạc màu tà tà đạp xe cọc cạch trên đường . Ngồi sau yên xe của ngài là một ông sư mặc áo cà sa vàng : hình ảnh dễ thương quá sức !


 

À , còn cái phô-côn ( faux col) nữa chứ … Người ta giải thích rằng cái phô-côn trắng ấy là biểu tượng của chiếc nhẫn cưới gắn bó giữa người mang nó với Đức Giê-su và Giáo Hội và để nhắc nhở sự dâng hiến hoàn toàn cho Chúa Giê-su và Giáo Hội … Với cái clergyman … thì chiếc nhẫn cưới ấy chỉ còn lại khoảng 3 / 10 thôi ! Và cũng không biết có mấy ai khi mắc cái phô-côn  3 / 10 ấy vào cổ … còn nhớ tới chiếc nhẫn cưới  ấy không !


 

Và cuối cùng là màu đen của cái  áo Thâm Chùng …  Dĩ nhiên mỗi giai tầng chức sắc … thì có màu riêng , chẳng hạn như Giám Mục thi tím , Hồng Y thì đỏ … và Đức Thánh Cha vẫn mang màu trắng …Linh mục là màu đen … Người ta bảo rằng : màu đen muốn nhắc nhở người mang nó phải biết “ chết  đi cho nhân gian” mỗi ngày và biết để cho “ sự viên mãn của Thiên Chúa  thấm nhập vào mình , mặc lấy con người mới là Đức Ky-tô ” … Ý nghĩa “cao siêu”  đấy chứ ! Các mầu khác cũng tương đối là dễ giải thích … Riêng với mầu tím … thì thấy tội nghiệp quá ! Phi lý là sự “ tím rịm”  mỗi ngày … và suốt đời !


 

Có vẻ như linh mục triều thì “ thời trang ” hơn anh em dòng … và giới nam tu … thì “ thời trang ” hơn giới nữ … Chính vì thế , khi chia sẻ về câu chuyện “ thời trang nữ tu”  với anh bạn  thiết kế thì chị em cộng đoàn tại xứ lấy làm thú vị lắm : Chúa Nhật cũng như ngày thường … Lễ trọng cũng như lễ thường : tất cả đều một kiểu và một màu ! Chị em giúp xứ ở đây vậy chứ cũng còn khá hơn nhiều dòng khác : dù sao  không những dâng lễ thì có áo dài – vì là hội dòng địa phương – mà đôi khi cũng còn cả “ áo dòng ” dài có, ngắn ngắn có … Nghĩa là vẫn còn khả năng để mà chọn lựa và thay đổi… vì – với nữ giới – những phút giây trước tủ áo … cũng là một nỗi niềm hạnh phúc …


 

Không biết anh bạn thiết kế thời trang có nhớ giữ lời hứa là  sẽ có một bộ thiết kế cho “ thời trang nữ tu ”  không … và mình thì mong sao anh ta nghĩ ra được điều gì đấy để trình làng …Biết đâu nó cũng là cái thước đo những cảm nghĩ về đạo nơi giới thiết kế Công Giáo chăng …Dĩ nhiên là vấn đề không hề dễ dãi chút nào … Nhìn  xa xa thì thấy mấy bức ảnh của quý hoà thượng , đại dức với thời trang “ áo cà sa kiểu mới ” mà e-mail gửi đến cũng … na ná … như các Đức Giám Mục chúng ta , nhất là với cái mũ tầng và bàn tay chắp ngực , bàn tay giơ lên …


 

Ở ga xe lửa Ninh Thuận , ngay gần đường ray , có một tấm bảng nho nhỏ : ưu tiên cho phụ nữ mang thai , người tàng tật , trẻ nhỏ và thầy chùa … Không có linh mục và các chị nữ tu …Cũng may là mấy lần đi xe lửa vào Sài-gòn vô dịch cái khớp gối , mình toàn “ diện”  màu lam và màu nâu…Với cây gậy chống và bộ bà ba nâu hay lam , đáng lẽ mình phải là đối tượng ưu tiên hạng “ vip” … thế mà – khi tàu dừng – thì mạnh ai nấy chen chân … Không thấy có ai can thiệp cho đối tượng ưu tiên hết … Tàu chỉ dừng có ba phút thôi mà …


 

Chúa  Giê-su – trong Tin Mừng Mat-thêu mà chúng ta có dịp nghe nhiều lần và nhất là trong ngày đầu Năm Mới hằng năm – dạy rằng : Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo lắng cho mạng sống … ( để phải băn khoăn) …lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc . Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn , và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? ( Mt 6 , 25)…Sau đó thì Ngài nêu lên hai hình ảnh về chuyện ăn và chuyện mặc … thật là khó cãi  : hình ảnh chim trời “ không gieo , không gặt , không thu tích vào kho” …  và   “ Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng !” – hình ảnh hoa huệ ( hay các loài hoa nói chung  )  ngoài đồng : “ không làm lụng , không kéo sợi” … nhưng …  “ Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc , cũng không  mặc đẹp bằng một bông hoa ấy !” ( Mt 6 , 29) … Và điều thật là tuyệt : dù gió mưa , bão tố hay trời thanh , mây tạnh… thì chim chóc vẫn cất cao giọng hót và hoa cỏ vẫn rự rỡ sắc hương để ca ngợi Thượng Đế Tạo Hoá … Còn con người chúng ta thi …


 

Nghĩ thì nghĩ như vậy đó … Cầu nguyện thì cầu nguyện như thế đó … nhưng vẫn chờ xem bộ “ thời trang nữ tu ” mà anh bạn hành nghề thiết kế đã hứa …


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp .


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!