Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
MỘT THOÁNG HÀ NỘI  TRONG TIẾNG RAO THỦA ẤU THƠ GIỮA NHỮNG NGÀY CÒN LẠI CỦA  THÁNG  12 - 2014 …

 



Chuyến bay từ phi trường Cam Ranh lúc 10 giờ đến Nội Bài ngay giữa trưa…Trời
nắng … với cái lạnh se se đặc trưng của miền Bắc … Cái lạnh hanh khô … mà đã từ
rất lâu … không còn nữa trong tâm thức … thì  - vào lúc này – tự nhiên lại được
ngụp lặn trong đó … Dễ thương quá …

 


Mình lên đường với cái đầu gối còn đau rát và quặt quẹo …Mọi người  ái ngại  vì
chuyến đi xa quá … mà đôi chân không vững … Mình tự nhủ : thử xem … để mai đây –
anh em muốn cùng họ làm một chuyến hưởng cái lạnh còn sót lại của Sapa – mình có
thể  cùng đi với anh em … Dù sao , anh em tin tưởng vào cái vốn tuổi đời … và
cái gốc bắc kỳ … nơi mình …dù … hoài niệm chẳng là bao nơi cậu bé bảy tuổi … đã
phải rời xa quê hương và là một chuyến rời xa quá dài… nuốt mất hầu như trọn vẹn
một quãng đời có gì đấy để mà nhớ ,  để mà thương …

 


Không ngờ … ở cái thời gian ngắn ngủi ấy … lại có được quá nhiều …

 


Nhiều lắm chứ  …  khi – cuộn tròn trong tấm chăn ấm lầu III khách sạn- chợt …
văng vẳng  tiếng rao mơ mơ hồ hồ trong cái giá lạnh ở mức tám độ C buối sớm thật
sớm đối với người Hà Nội :

ai bánh cúc không ?

 


Bánh cúc … rõ ràng là bánh cúc mà … Thế nhưng … tò mò một chút xem : tại sao nó
lại có tên là

bánh cúc

 ? Thì ra người ta còn gọi nó là

bánh khúc

:

bánh khúc

hay

bánh cúc

… bởi vì nguyên liệu làm nên màu bánh là  
rau
khúc

– tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don -

 
thuộc

họ cúc

– Asteracae  - … Còn có những cái tên rất đẹp và vương vấn mùi thuốc bắc như …
thứ khúc thảo , thứ nhĩ , hoàng hoa bạch ngãi , phật nhĩ thảo , thanh minh thảo
, hài nhi thảo … Vậy chứ nó lại là một loài rau dân dã mọc dại ngay trên bờ
ruộng , bờ cát , bãi đất … Thì cái gì cũng thế thôi : phải dân dã đã rồi mới
trồi lên … để … trở thành

“ cung đình”

 chứ … Mất đi cái gốc gác dân dã , nếp

“ cung đình ”

… không  khéo lại trở thành kịch cợm … nhất là ở cái thời … sự

“ cung đình ”

 thật sự … chỉ còn là thứ áo mão … mang vào để chụp ảnh … mà người ta thấy Tây
 - Tàu … loạn xà ngầu …

 


Cái dân dã ấy … làm cho con người xấp xỉ “ thất thập” cuộc tròn trong chăn… thấy
lại thằng bé bảy , tám tuổi … hai tay xuýt xoa cái bánh tròn tròn bọc xôi …
trong cái giá lạnh tê buốt của những buổi sáng mẹ dắt tay rời nhà trọ để đến
trường …

 


Người Hà Nội – dĩ nhiên – phải thấy hãnh diện về bánh khúc hay bánh cúc thương
hiệu  Hà Nội thôi … Thằng bé theo bố , theo mẹ … tạm rời xa miền quê “ tang điền
”  nghèo nàn của cái Làng Liễu Đề miền biển … để  tập tành đời sống phố thị
trong nhà trọ tập thể Tỉnh Nam Định … ở thập niên 40 , 50… thì đành bằng lòng và
đã thấy quý hoá lắm rồi cái bánh cúc tròn tròn xoắn qua xoắn lại trong đôi tay
bụm … vừa hít hà hơi nóng … vừa thòm thèm mùi thơm của nếp và “ mộc nhĩ ” … băm
nhỏ tao mỡ …

 


Nghe nói  người Hà Nội vẫn có thói quen đợi chờ tiếng rao

“ xôi nóng bánh


khúc đê , xôi nóng bánh khúc nào …”

hay …

“ ai bánh khúc nóng đây !”

… với nhiều cung điệu khác nhau tuỳ theo người rao … nhưng tất cả âm điệu…quen
thân làm nên cái đặc trưng của Hà Nội … Và cái âm điệu ấy thường thì vào những
buổi tối … Nghĩa là bánh khúc … có lẽ chỉ là món quà lót dạ qua đêm …Hôm nay và
ở đây – tuy có vẻ khá là cô quạnh – nhưng âm điệu bánh khúc lại vang lên … vào
lúc sáu giờ sáng : giờ của bữa điểm tâm …  trước khi đi vào sinh hoạt của một
ngày … Nghĩa là bánh khúc đã trở thành một món được chọn … để là bữa điểm tâm …
lấy sức cho một ngày làm việc : cái lãng mạn hôm qua … trong hôm nay … đã đi vào

“ sinh


hoạt công nghiệp”

… Đổi thay thấy có vẻ như không là gì …nhưng thật ra lại đánh mất đi khá nhiều :
phải chăng nó cũng là dấu chỉ cho cái Hà Nội xưa và  cái Hà Nội nay …

 


Hà Nội nay … thì vẫn rất thanh lịch … nơi bàn tiếp tân khách sạn … và nơi chị em
phụ nữ phụ trách việc sắp xếp công việc cho khách : những cái áo  ấm … có lẽ
không còn gì có thể ấm hơn … màu dạ nhã , những nếp váy nhẹ nhàng … với chiếc
quần lưới …phần lớn màu đen sang trọng , những chiếc khăn quàng màu sữa dày lên
quanh cổ : rất Hà Nội …Hà Nội ngay trong giọng nói , nụ cười …Cái lạnh không cho
phép đi đâu xa hơn khung cảnh gọn gàng này … nên vẫn rất bằng lòng … với vẻ
thanh lịch người Hà Nội ở đây …Còn đâu đó vẫn có những mất mát … thì nó là tình
trạng chung của một xã hội xuống cấp …Tình trạng có thể làm cho người Hà Nội
thấy buồn… và cả người Việt Nam cũng không vui vẻ gì …

 


Buổi trưa – khi nhìn vào thực đơn – cũng bắt gặp những gì là của quê hương…làm
rờn rợn da thịt :

“ ngan” xào riềng , vừng – “ nộm” bạch tuyết…

Gần như trọn một đời người … đã quen với con vịt xiêm … nên chợt giật mình với
chữ  

ngan ”

, trọn một đời người đã quen với các món gỏi nên…nghe rờn rợn da thịt với món

“ nộm”

… bạch tuyết …vốn là … củ sắn nước …mà người miền Nam gọi là củ đậu …Thì ra …
cái câu ông bà truyền khẩu …

“ ăn Bắc mặc Kinh”

… nó vẫn mãi gây suy nghĩ …Người miền Bắc phân biệt khá rõ “ gỏi ”  và “ nộm” …
Gỏi … thì phải là gỏi cá … chẳng hạn như gỏi

“ cá quả”

 … mà người miền Nam gọi là cá lóc , cá tràu …Chế biến món gỏi này cũng kỳ công

“ nghi thức”

 lắm lắm … Con cá quả đánh vảy , rửa sạch … được lóc hai bên sườn … và để cho
ráo nước … trước khi vùi vào hũ gạo … cho thật khô …Những miếng thịt cá được
thắt mỏng tanh với tất cả sự chú tâm đặc biệt … Món xương cá được luộc lên , giã
nhỏ, vắt nước … để dành trộn với lạc rang giã mịn , riềng , vừng , mắm , muối …
làm nên một thứ  nước chấm sền sệt … Rau cỏ là những thứ trong vườn … nhưng
không thể thiếu những lá đinh lăng ngậy mùi …Vậy đấy … một nhúm rau , vài ba lá
đinh lăng , một miếng cá mỏng , mội  thìa nước chấm, chút chanh , quả ớt … vừa
đủ một

“ và”

 để  hít hà  với cái

“ khà”

 của ngụm rượu gạo ngọt mà cay , cay mà ngọt …

“ Nghi thức”

 này … hình như còn để lại dấu ấn … nơi những

“ và”

chả cá … ở tiệm Chả Cá Lã Vọng “gốc” … mà cái sàn gỗ bước lên nghe tiếng kẽo kẹt
… cùng với mùi khói thơm của cá rán mù mịt căn phòng không lớn lắm … và thực
khách kề cận nhau như người nhà , như đồng hương … chứ không có những thứ vách
che, vách chắn kiểu Karaoke này , Karaoke khác … Nộm của người Bắc … thì lại
tương tự như gỏi trong miền Nam … thế thôi … Dĩ nhiên là

hiện tượng


toàn cầu hoá

… cũng như

hội nhập

… sẽ trình làng những  tấm bảng  giới thiệu lẩu cá lóc giữa lòng Hà Nội cũng như
chả cá Lã Vọng ngay giữa Sài gòn … Cái tiếng rao bánh khúc vô tình thôi … nhưng
tiềm thức như chỗi dậy …

 


Chỗi dậy … để tiếc nuối nhiều mất mát cho quê hương xứ sở … sau những thăng trầm
chẳng ai muốn …


Chỗi dậy … để  tưởng niệm những luỹ tre làng đã chết … mang theo không ít những
bất ổn cho  con người , cho gia đình  và  cho thôn xóm …


Chỗi dậy … để nghe trống vắng trong tim những mộc mạc của đời người … nhưng lại
là sự ấm áp chân thực , không màu mè hoa hoè hoa sói …
 


Chỗi dậy … để lẩm bẩm lời giáo huấn không thể quên … nếu còn muốn cho cái

“ Hồn Việt Nam ”

 tồn tại …


Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,

ai  kính mẹ thì tích trữ kho báu .

Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái ,

khi cầu nguyện , họ sẽ được lắng nghe .

Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ ,

Ai tôn vinh Đức Chúa sẽ  làm cho mẹ an lòng “  ( Huấn Ca  3 ,  3 – 6)


 

Lm Giuse  Ngô  Mạnh  Điệp – cuối năm 2014

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!