Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
THÀNH KIẾN CỦA QUÊ HƯƠNG

 

Chúa Nhật IV Thường Niên C

Gr 1,4-5.17-19; 1Cr 12,31 - 13,13; Lc 4,21-30

Giêrêmia sinh ra và sống giữa thế kỷ VII TCN, vào giữa thời kỳ Israel loạn lạc bị băng hoại từ bên trong và bị quân đội ngoại bang hùng mạnh đe dọa từ bên ngoài:  Năm 605 TCN, vua Babylone là Nabuchodonosor đánh bại quân Aicập tại Karkémish. Và muốn tiến quân tới tận Giêrusalem. Giêrêmia đã hiểu rằng kẻ thù sẽ đến từ phương Bắc, từ Babylone.Tình hình như thế làm cho Giêrêmia hết sức đau xót vì ông yêu tổ quốc và đồng bào mình. Là một con người với tính tình ôn hòa và nhạy cảm, Giêrêmia không thích hợp để trở thành tiên tri đối với một xã hội suy đồi. Cho nên khi Thiên Chúa đã kêu gọi ông làm ngôn sứ, ông tìm cách thoái thác, vì không có khả năng, hơn nữa ông biết rằng làm ngôn sứ nơi quê hương, đặc biệt giữa một thời đại hỗn loạn rất là khó khăn. Cuối cùng, Giêrêmia cũng đáp lại một cách miễn cưỡng. Vâng lời Thiên Chúa ông rao truyền Lời Chúa cho Israel và cho các dân ngoại chung quanh. Thi hành sứ mạng Ngôn sứ : ông cảnh báo bằng những hình ảnh sống động ông tuyên bố thẳng thắn với dân chúng con đường sống còn duy nhất của họ là phải canh tân đời sống, hướng về Chúa và kêu cầu Ngài cứu giúp.Ông thấy trước thảm hoạ bị mất nước và bị phạt lưu đày Babylone thật đau thương tủi nhục cho cả dân tộc, ông rao giảng và chuẩn bị cho toàn dân đón nhận. 

Nghe ông thuyết giảng như thế, dân chúng liền nổi giận. Họ lẩm bẩm kêu lên: “Ông nội Giêrêmia nầy dám nghĩ mình là ai mà bày đặt phê phán chúng ta, vì dầu sao chúng ta cũng là đồng bào của ông ấy?”. Tình trạng căm ghét ngày càng dâng cao đến nỗi có lần nhà cầm quyền đã công khai đánh đòn Giêrêmia, lần khác thì cột ông vào trong bao, lần khác nữa thì xô ông vào một đống phân…Trước sự chống đối và bắt bớ, ông vẫn tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa nên ông không hề nao núng.

Ôi !thân phận của ngôn sứ…

Chúa Giêsu cũng nói về thân phận ngôn sứ khi Ngài trở về làng quê Nagiaret.

Người rằng ngôn sứ Chúa Trời

Chẳng ai được tiếp tại nơi quê nhà

         ( Lm. Vĩnh Tiến)

Tin mừng Lc 4,21-30 tiếp theo bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước (Lc 4,14-21) nói về những hoạt động của Đức Giêsu tại quê hương Nazareth của mình: Ngày sabat, Đức Giêsu vào hội đường Nazareth đọc Sách Thánh. Nhân dịp này, Ngài tuyện bố lời tiên tri Isaia cách đó 8 thế kỷ mà Ngài mới đọc, công bố sứ mạng của Ngài là mang Tin mừng và ơn cứu độ cho những người nghèo khổ.

Dựa trên lời đồn thổi về Ngài, những người đồng hương làng Nagiaret ban đầu cảm thấy phấn khởi khi nghe bài giảng của Ngài. Họ nhiệt liệt khen ngợi : “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài”. Với những điều kỳ lạ mà họ nghe về Ngài, Họ hy vọng Ngài sẽ ưu tiên làm nhiều phép lạ tại quê hương như Ngài đã từng làm ở khắp nơi… Nhưng đã Chúa Giêsu bị từ chối vì họ chỉ muốn phép lạ chứ chưa thực tâm để tin vào Thiên Chúa và đi tìm chân lý…

Bị từ chối và vì nguồn gốc từ gia đình tầm thường của Chúa Giêsu nên họ bắt đầu hoài nghi: “Người này không phải là con ông Giuse đó sao?”. Dân làng Nagiarét, theo cắt nghĩa của thánh Phêrô Kim Khẩu: “Ngưỡng mộ trí tuệ sự khôn ngoan, những việc làm và lời gỉang dạy  của Đức Giêsu, nhưng họ biết cha mẹ của Ngài, và sự gần gũi này ngăn cản họ nhìn nhận Thiên Tính của Ngài. Một đám mây dày trước mặt trời, đêm đen không mang lại nhiều đêm tối trên bầu trời do sự đỗ kị ghen ghét  trong tâm hồn” (saint Pierre Chrysologue: sermon XLVIII), Ngài cũng chỉ là một người Nazareth như ai, con bác thợ mộc Giuse…

Chúa Giêsu vạch trần thái độ sống vụ lợi và cố chấp, chỉ muốn xem những phép lạ,  Ngài nhấn mạnh thân phận chung của ngôn sứ tại quê hương : « Không tiên tri nào được kính trọng nơi quê hương mình”. Và chính Ngài cũng đang sống lại những khoản khắc đau khổ khi đối diện với sự cứng tin cố chấp của những người đồng hương. Ngài nhấn mạnh để sứ mạng phổ quát cho tất cả kể cả dân ngoại của Ngài khi dùng câu chuyện xa xưa của tiên tri Êlia đang bị đói và người đàn bà góa đã giúp ông lại là một người dân xứ Siđon. Thời tiên tri Êlisê, những người cùi Do thái đã không được chữa lành mà là một người cùi dân ngoại, ông Naaman, xứ Syria. Sự hoài nghi được nuôi dưỡng cùng với sự cố chấp không tin làm bùng nổ sự giận dữ : “Mọi người trong Hội đường đều căm phẫn, họ liền trỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi… để xô Người xuống vực thẳm”.

Thật thế, từ thái độ lắng nghe chăm chú, đến sự hoài nghi đó biết rõ nguồn gốc gia đình và khi cảm thấy bị đụng chạm vì Chúa Giêsu nói về sự thật cuộc sống hình thức vụ lợi, đụng chạm đến “tim đen” của họ, họ đi đến chống đối một cách thô bạo, đi ngược lại với thái đô cảm phục ban đầu.

Dân làng Nagiarét dù đã được cảnh báo, những tâm trí của họ vẫn không thức tỉnh, thoát khỏi định kiện “đồng hương” mà trái lại cao trào định kiến bằng giận dữ dẫn tới toan tính lọai trừ Ngài . Họ đưa Ngài lên đồi cao để xô xuống vực, hé mở cho chúng ta thấy bóng dáng ngọn đồi Golgotha của tương lai: người ta sẽ giết Ngài, như cha ông họ đã từng giết các tiên tri…

Chúa Giêsu trước thái độ toan tính làm hại Ngài, ‎ý định xô Ngài xuống vực thẳm, Ngài đã vượt lên trên mọi suy nghĩ và việc làm giận giữ, độc ác của người Do Thái như Thánh Luca đã diễn tả: “Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi”. Ðức Giêsu như vượt lên trên mọi suy nghĩ và hành động của con người, Ngài vẫn tiếp tục bước đi theo kế hoạch cứu độ phổ quát của Thiên Chúa. Kế hoạch ấy không gì có thể ngăn cản được, kể cả thành kiến, tính ích kỷ và tội ác của những kẻ muốn giết Ngài. Đó cũng là hình ảnh báo trước cuộc chiến thắng oai hùng của Ðức Giêsu trên cảm xúc sợ hãi trong Vườn Cây Dầu, muốn thoái lui khỏi kế hoạch cứu độ. Nhưng Ngài vẫn vững bước với Thập Giá và tiến thẳng đến Phục sinh.

“Người băng qua họ mà bước đi” hình ảnh đó Ngài mời gọi tôi và bạn thẳng tiến với niềm tin, đừng loay hoay quanh mình với cảm xúc, yếu đuối nhưng hãy luôn là một bước tiến...

Băng qua tội lỗi đêm trường

Đồng tâm đồng dạng đồng hương đồng bàn.

                          (Cát Vàng)

Hình ảnh Chúa Giêsu băng qua giữa họ mà đi (x. Lc 4,30), là hình ảnh gợi trong tâm trí của chúng ta cố gắng vượt thẳng mọi định kiến và loại bỏ mọi sự lọai trừ để đi trong yêu thương.

“Băng qua” định kiến loại trừ

đường yêu thương hướng trọn lòng bước đi!


 

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 30/01/2016

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!