Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
CANA - NƯỚC LÃ THÀNH RƯỢU NGON

 

Chúa Nhật II Thường Niên C

Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11

Rượu nào ngon bằng rượu tiệc cưới.

Tiệc nào vui bằng tiệc tân hôn

Với tiệc cưới, ly rượu hồng mừng cho đôi tân hôn biểu tượng cho tình yêu mãi mãi: hạnh phúc mong đươc luôn thắm nồng như men say. Vâng, trong tiệc cưới, ngoài việc để nâng ly chúc mừng, rượu còn là lễ vật để xin cưới, và rượu như là một trong những điều kiện phải có trong văn hóa cưới hỏi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Theo tập tục thời Chúa Giêsu ở Do Thái một đám cưới kéo dài từ ba ngày đến một tuần (tiệc cước ba ngày là trường hợp một quả phụ tái giá). Vì thế đám cưới phải được tính toán cẩn thận số lượng rượu tương quan với số khách mời kẻo bị thiếu hụt thì ý nghĩa của tiệc cưới sẽ không còn.

Tại tiệc cưới Cana có sự hiện diện của Đức Giêsu và Mẹ Maria cùng các môn đệ, giữa lúc thượng khách, bạn bè, họ hàng nâng ly rượu mừng cho đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc thì hết rượu. Gia đình cô dâu chú rể không biết làm sao để tìm một giải pháp khẩn cấp vì cầu vượt cung, rượu đã hết”, tình thế thật gay go!!!

Nguy cho bữa tiệc bị đổ vỡ vì hết rượu, niềm vui chúc phúc cho đôi bạn trẻ bị tan theo mây khói; nguy cho hạnh phúc gia đình của đôi bạn trẻ bị người đời xì xầm: ngày cưới thiếu rượu, hạnh phúc còn đâu... “.

Thật là một tai hoạ bất ngờ, chủ tiệc vô cùng bối rối và khó xử, làm sao để ly tiếp tục đầy rượu và mọi người nâng ly với lời chúc mừng không bị đứt đoạn vì hạnh phúc của đôi trẻ và vì danh dự của gia đình cô dâu chú rể. Bằng sự nhạy cảm và lòng thương yêu của tình mẫu tử, Mẹ Maria nhận ra được tình thế gay go ấy và mạnh dạn thưa với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3). Một câu nói ngụ ý nài xin kín đáo, một sự chia sẻ nỗi lo cho gia đình đang có tiệc cưới. Dù câu trả lời của Đức Giêsu có vẻ lạnh lùng: “Việc đó có can chi đến tôi và bà…” (Ga 2, 4). Nhưng Mẹ Maria vẫn hoàn toàn tin tưởng vào Con Mẹ sẽ làm một điều gì đó, nên nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).

Quả thật, Chúa Giêsu có bảo và các người giúp việc đã làm….

Theo lệnh của Chúa Giêsu sáu cái chum được đựng nước, mỗi cái chứa từ 80 đến 120 lít. Như thế tất cả có khoảng từ 500 đến 700 lít.   Chúa Giêsu khiến tất cả nước lã trong sáu chum ấy biến thành rượu ngon. Đối với người Do Thái, con số 7 là con số đầy đủ và trọn vẹn. Cho nên  số 6 là chưa đầy đủ, không toàn vẹn. Sáu cái chum đá đựng nước tiêu biểu cho toàn thể những cái bất toàn, thiếu thốn được thay vào đó bằng thứ rượu mới thơm ngon là sự trọn vẹn tình yêu, nồng thắm sức sống mới.

Rượu tràn trề thơm ngon, đến quản lý tiệc phải ngạc nhiên. Đức Giêsu đã biến nước lã không mùi vị thành rượu thơm nồng để mọi người tiếp tục với ly rượu nồng.

Thật thế, tiêc cưới tại Cana

Nước lã hóa rượu thơm ngon

Vui say thực khách, phúc đầy thiên ân

Lúc này, ly rượu thơm ngon hơn bao giờ hết: “Khi người quản tiệc gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ” (Ga 2,10). Với phép lạ nước hóa thành rượu, Đức Giêsu biểu lộ sự cần thiết của rượu trong tiệc cưới để tô thắm tình nồng cho đôi tân hôn: tình yêu không thể nhạt như nước lã, mà phải luôn nồng thắm như rượu ngon”. Không chỉ cho cô dâu chú rể, nước hóa thành rượu còn thể hiện tình nghĩa của khách đến dự tiệc, những tấm lòng vun trồng bền vững của hôn nhân qua sự tham dự và lời chúc mừng.

Khi can thiệp để nước hóa thành rượu, Đức Kitô đã chúc lành cho đôi tân hôn, và tình yêu kết hợp của hôn nhân qua sự hiện diện và chúc lành của Ngài sẽ thành Bí tích ngàn đời bền vững thủy chung. Người hiện diện trong sự kết hợp hai người nam nữ thành gia đình và đảm bảo cho sự che chở của Ngài như sự hiện diện của Ngài tại tiệc cưới Cana: hết rượu, rượu lại tràn trề….

Vâng, đôi vợ chồng tại Cana ngày xưa, cũng như nhiều gia đình hôm nay đang yêu nhau tha thiết, nhưng tình yêu của họ sẽ kéo dài được bao lâu? Phải chăng ly rượu mừng sẽ hết khi những bất hòa xảy ra, bất trắc của tình vợ chồng nảy sinh và sự bất trung giao ước hôn nhân thật đáng sợ xuất hiện, đó là lúc “Họ hết rượu rồi”. Tình trạng rượu không còn cũng có nghĩa là gia đình họ đang gặp đau khổ, có nguy cơ tan rã. Hạnh phúc của họ cũng có thể như rượu đang nửa chừng thì hết, tình yêu của họ cũng sẽ sớm khô cạn, thiếu mặn nồng của men hạnh phúc ngày nào. Chúa Giêsu hiện diện, Ngài hiện diện như là rượu mới thơm ngon của Tình yêu sẽ không hề cạn, và Ngài muốn các quan khách chia vui và cùng đôi tân hôn cạn ly rượu nồng vĩnh cửu đó. Trong ly rượu nồng thắm mà Ngài vừa làm phép lạ từ nước lã, Ngài muốn xây dựng sự trung thành của Bí tích hôn nhân, để chồng và vợ cùng đồng lòng: khi thịnh vương cũng như lúc gian nan, khi đau ốm cũng như lúc mạnh khỏe… để họ luôn giữ lòng chung thủy trong suốt đời hôn nhân.

Cuộc sống gia đình hôm nay với những hoàn cảnh do xã hội đẩy đưa làm cho hạnh phúc hôn nhân rất khó khăn để được bền vững. Khi mới cưới về, tình yêu vợ chồng thắm nồng như ly rượu tân hôn. Nhưng chẳng bao lâu sau, rượu nhạt - tình phai, thậm chí là thiếu rượu.

Đời hôn nhân gặp nhiều sóng gió,

Bao âu lo, khốn khó trong đời.

Như đôi tân hôn trẻ tại Cana, chúng ta mời Đức Giêsu và Mẹ Maria đến dự tiệc cưới trăm năm là đời sống gia đình của mỗi người. Mỗi khi những thử thách khó khăn, sóng gió hôn nhân nổi lên, như bên tiệc cưới Cana, ngày nay, Mẹ vẫn nói nhỏ bên tai Chúa: Họ hết rượu rồi”. Để Đấng Mêsia, rượu tình muôn thuở sẽ làm cho bao mối tình đang nhạt phai được trở nên nồng thắm và tràn đầy tin yêu. Để rượu tình yêu vĩnh cửu giúp cho bao gia đình thiếu vắng tình yêu được củng cố và hòa thuận yêu thương. Để men rượu tình không hề phai làm cho bao tâm hồn đang chao đảo giữa thử thách được giữ vững niềm tin và hy vọng.

Một em bé gái mới lên năm, vừa cùng mẹ đọc kinh trước khi ăn cơm. Mẹ em thường ứng khẩu những lời kinh nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, xin hãy nên vị khách quý của bữa cơm hôm nay”. Bà cầu nguyện chưa xong, thì bỗng em bé nhìn mẹ và nói: “Nhưng thưa mẹ, con không muốn Chúa Giêsu làm người khách của chúng ta”. Bà mẹ hoảng hốt hỏi lại: “Tại sao lại thế”?. Em bé trả lời: “Vâng, thưa mẹ, nếu là người khách, Chúa chỉ đến một vài lần thôi. Con muốn Chúa Giêsu đến đây và ở lại luôn mãi với chúng ta” (Knight).

Hãy nhờ Mẹ chuyển lời cầu xin và đón Chúa cùng Mẹ đến trong cuộc đời chúng ta... Nhờ Mẹ cầu bầu, Chúa lại sẽ làm phép lạ để cho rượu yêu thương trong gia đình chúng ta được đầy tràn…

Như Chúa  viếng thăm các gia đình,

Gian nan khốn khó Ngài cảm thông

Ca - na nước thành rượu thơm

Gia đình hạnh phúc thắm nồng tình yêu…


 

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 16/01/2016


 

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!