Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
CHÚA NGỦ VÀ TRỖI DẬY TRONG PHONG BA

 

G 38,1.8-11; 2Cr 5,14-17; Mc 4,35-41

 

Biển hồ nằm ở mạn bắc Palestine, có nhiều tên gọi: hồ Gênêsarét, hồ Tibériade hay biển Galilê. Biển hồ thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải 208m, là một phần của vết nứt sâu trong Thung lũng Jordan. Biển hồ có hình bầu dục, chiều dài 21 km, chiều ngang 12 km, lại nằm bên rặng núi Hemon cao ngất, luôn có tuyết phủ, vì thế, các luồng gió mạnh đều dốc đổ vào hồ, gây nên những cơn giông và bão tố bất thường, nhất là vào buổi chiều tối  hay ban đêm. Cho nên, không lạ gì khi thuyền của Chúa Giêsu và các môn đệ ra giữa biển gặp một cơn bão táp nổi lên và nước đã tràn vào thuyền làm các môn đệ cuống cuồng hoảng sợ. Trong khi đó, Đức Giêsu, bị mệt mỏi vì rao giảng suốt ngày, nằm gối đầu ở đàng lái mà ngủ, như không có sự gì xẩy ra…

Trong Thánh Kinh, gió và biển tượng trưng cho náo loạn và sự dữ, luôn đối nghịch với Thiên Chúa…

“Chiều tối đến” thuyền vẫn lướt sóng để mong về đến bến. “Chiều tối đến”: Không chỉ là màn đêm buông xuống theo chuyển động của thời gian nhưng còn là ngôn ngữ biểu tượng của Thánh Kinh trình bày "giờ của bóng tối", giờ của thử thách (x. Mc 14,17; Ga 9,4-13.30) của cuồng phong nổi lên. Bão táp với những cơn sóng nhấp nhô như muốn nhấn chìm con thuyền, mọi người đều cố gắng chống chọi với cơn phong ba mà lòng đầy sợ hãi.

Thầy đâu rồi, Thầy đâu rồi,… “Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (Mc 4,38a). “Đức Kitô ngủ”, hình ảnh phác họa như là Thiên Chúa bỏ mặc con người trước phong ba bão tố cuộc đời, Ngài dường như bất lực giữa những tuyệt vọng, đau khổ của con người, sự bất lực của Thiên Chúa trước sự dữ hoàn hành. Kinh Thánh bằng hình ảnh Thiên Chúa “ngủ” diễn tả sự "lãnh đạm của Chúa”, sự "vắng mặt của Chúa" như lời cầu nguyện giữa phong ba bão tố của cuộc đời trong Cựu Ước: Lạy Chúa, xin Chúa chỗi dậy đi, tại sao Chúa lại ngủ? Chúa hãy thức dậy đi (x. Tv 44,24 ' 45,23 - 59,6 - 78,65; Is 51,9-10). Thánh Kinh Cựu Ước có đề cập đến một người cũng ngủ trong cơn bão táp, đó là Giona và người ta phải đến đánh thức ông dậy (x. Gn 1,3-16). Đức Giêsu nói về giấc ngủ và sự trỗi dậy trong "dấu lạ của Gio-na" như một dấu hiệu duy nhất để diễn tả về: Cái chết và sự Phục sinh của Người (x. Mt 12,39-40; Lc 11,29-30; Mc 8,12-13). Hơn nữa, các tác giả Kinh Thánh thường nói về "cái chết" bằng từ “giấc ngủ” (Tv 13,4; Đn 12,2; Êp 5,14; Ga 11,11; Mc 5,39-41). Việc Chúa ngủ giữa cuồng phong mang một ý nghĩa sâu sa mà J.Hervieux giải thích: "… một biểu tượng nói lên một cách cô đọng số phận nghiệt ngã của Đức Giêsu. Nếu Người có đưa các môn đệ vào trận cuồng phong, thì cũng không phải do ngẫu nhiên! Toàn bộ cuộc đời Người là một cuộc chiến cam go với những thế lực của sự ác. Người phải tiến lên đối đầu với một cuộc chạm trán khốc liệt nhất: đối đầu với chính cái chết của mình. Việc Người ngủ - chẳng ai lại ngủ giữa lúc phong ba bão táp - lại là điều rất có ý nghĩa… " ("Evanglle de Marc", Centurion, trang 75).

Như người ta đánh thức Giona trỗi dậy, các môn đệ cũng hoảng hốt đánh thức Đức Giêsu. Người "thức dậy, trỗi dậy"  "diégertheis" cũng chính là chữ được dùng để nói được sống lại, Phục sinh: “trỗi dậy từ cõi chết” (x. Mc 5,41- 16,6.14; Lc 24,6; Mt 28,7; Ga 20,9)

“Trỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi”. Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ”. Ngài trỗi dậy từ giấc ngủ và Ngài chế ngự mọi sóng gió phong ba.  Thánh Vịnh đã nói:

                             Đổi phong ba thành gió thoảng nhẹ nhàng

                                     Sóng đang gầm, bỗng im tiếng.

                                     Họ vui mừng vì trời yên bể lặng

                                     Và Chúa dẫn đưa về bến mong chờ.

                                                                      (Tv 107, 29-30)

Ngày hôm nay, chúng ta cũng đang vượt biển đời, Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh tôi và bạn ngay cả khi bình an hay đang vất vả lao đao giữa giông tố ngoài biển khơi.

Trong bão tố phong ba đâu là thái  độ của  chúng ta:

  • Chính chúng ta lại hốt hoảng, tuyệt vọng trước sóng gió biển đời và buông xuôi tất cả để cho thuyền bị phong ba nhấn chìm vì không cố gắng  tìm kiếm sự hiện diện của Ngài.

  • Hoặc nỗi sợ hãi làm chúng ta quên sự hiện diện và quyền năng của Ngài. Ngài vẫn luôn ở bên ta, dù có thể Ngài đang ngủ.

  • Hay như các tông đồ, chúng ta đánh thức Ngài trỗi dậy để xin Ngài xin cứu giúp: Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất.

Vâng lạy Chúa, giữa sóng gió bão tố cuộc đời, con luôn vững tin và hy vọng, chính vì tin vào Ngài làm nên sức mạnh khiến con có thể đứng vững trước tất cả mọi giông tố cuộc đời…

Thánh nữ Cartarina Sienna ngày kia đã hỏi Chúa, sau khi đã thoát khỏi phong ba bão tố của thử thách của sự cám dỗ nặng nề:

- Lạy Chúa, Chúa ở đâu khi con phải chiến đấu.

Chúa Giêsu đã trả lời:

- Ta ở bên cạnh con để giúp đỡ con….

Chính vì thế, giữa những gian nguy thử thách, giữa những cám dỗ đe dọa, chúng ta hãy biết chạy đến và kêu van như các môn đệ trong phong ba:

- Lạy Chúa, xin cứu chúng con, không thì chúng con chết mất.

Thật thế, như Thánh Vịnh mời gọi:

“Hãy phó thác đường đời cho Chúa,

Người sẽ lo liệu mọi sự cho chúng ta!”

                             (Tv 37).

Và thánh Phêrô gợi ý: “Anh em hãy phó thác mọi nỗi lo âu cho Chúa; vì Chúa luôn lo lắng cho anh em!” (1Pr 5,7).

Cho nên:

“Khi gặp bước ngặt nghèo, họ kêu lên cùng Chúa,
Người đưa tay kéo họ ra khỏi cảnh gian truân”

                                       (Tv 107,13).

Lm Vinh Sơn scj, Sài Gòn 20/06/2015.


 

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!