Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
CHUYỆN HAI NGƯỜI CON

Chúa Nhật XXVI Thường Niên A

Ed. 18, 25-28; Pl. 2, 1-11; Mt. 21, 28-32

Thomas Merton mồ côi cha mẹ lúc lên mười sáu tuổi, hai mươi tuổi ông theo Chủ thuyết Vô thần, lúc hai mươi ba tuổi thì trở lại đạo Kitô, hai mươi bốn tuổi làm phóng viên cho tuần báo New York (New York Times). Năm 26 tuổi, chàng thu gom toàn bộ tài sản vào một chiếc túi vải rồi đến sống ở Kentucky và trở thành tu sĩ dòng Anh em hèn mọn).

Trong quyển sách tự thuật về cuộc sống tâm linh  “The seven storey Mountain” (Ngọn núi bảy tầng), Thomas Mertin kể  lại bước đầu tiên trong tiến trình hối cải của chàng như sau: Khi vừa tốt nghiệp Trung học, Thomas đã đi du lịch một mình qua Âu Châu và sống khá phung phí và hơi buông thả.

Một đêm nằm trong khách sạn, Thomas bỗng nhiên ý thức được tội lỗi của mình, sau này chàng viết : “Toàn bộ sự việc xảy ra nhanh như chớp. Bỗng dưng một nhận thức sâu xa về nỗi bất hạnh và sự hư hỏng của linh hồn mình xâm chiếm hoàn toàn thân tôi. Tôi vô cùng ghê tởm những gì tôi trông thấy… và linh hồn tôi ao ước trốn thoát khỏi tất cả điều ấy một cách mãnh liệt và cấp bách mà trước đó tôi chưa hề bao giờ cảm thấy như thế”. Thomas chợt ý thức về những tội lỗi của mình, Chàng nhất định thoát ra khỏi…

Ngay sáng hôm sau, sau khi có được cái kinh nghiệm đã xảy ra trong căn phòng khách sạn trong đêm qua, Thomas  đã đi bộ ra ngoài ánh nắng ban mai. Tâm hồn anh tan nát vì đau đớn và ăn năn.. Chàng đi đến một nhà thờ dù chưa phải là người Công giáo, quì gối xuống và chậm rãi đọc kinh Lạy Cha với tất cả niềm tin của mình. Thomas  lần đầu tiên đã cầu nguyện, cầu nguyện thực sự. Chàng cầu xin Thiên Chúa, Đấng mà trước đó chàng chưa hề biết, xin Ngài từ trời ngự xuống giải thoát chàng khỏi quyền lực xấu xa đã cầm giữ tâm hồn chàng trong vòng nô lệ cũa tội…

Sau khi cầu nguyện xong, Mertin trở lại dưới ánh nắng mặt trời. Chàng cảm thấy như được tái sinh. Trông thấy một bức tường thấp bằng đá, Mertin liền ngồi xuống trên đó lòng hân hoan trong niềm an bình tâm hồn mới tìm gặp được. Trước đây chưa bao giờ anh có được sự an bình như thế.

Tâm tư của Thomas gợi cho chúng ta tâm tư của người con thứ nhất trong Dụ Ngôn Người Cha có hai con  của Tin Mừng Mt 21, 28-32 mà Chúa Giêsu giảng dạy: Người Cha  sai hai anh đi làm Vườn nho, Người thứ nhất trả lời bằng một câu “Con không muốn” khô khan và bất lịch sự, không đưa ra một lý do nào. Nhưng rồi anh nghĩ lại, “hối hận” (metamelêtheis), và đi làm việc trong vườn nho. Người thứ hai đáp lại bằng một câu lịch thiệp và anh hứa vâng phục “Con đây, thưa ngài! (egô kyrie)”. Tuy nhiên, anh lại không đi làm vườn nho.

Hai đứa con của ông tượng trưng hai hạng trong dân Do thái thời đó: những “người tội lỗi” hay dửng dưng, không mấy giữ Lề luật, và những người tự nhận là “người công chính” luôn trung thành với tôn giáo, tức là các Luật sĩ và Biệt Phái trong dân Israel. Chính vì luôn tự hào  là người công chính, nên họ không ý thức được sự thiếu hụt của thân phận con người cần Thiên Chúa đỡ nâng, họ sống trong sự kiêu căng với hào quang công chính. Đó là tội lỗi tệ hại nhất - lòng tự mãn: không cần đến Thiên Chúa, không cần ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban qua Đức Giêsu. Trong lúc đó những người tội lỗi chạy đến cùng Chúa Giêsu như là Cứu Chúa, và họ được ơn cứu chuộc. Chúng ta nhớ lại hai người trong đền thờ: người Biệt Phái tự mãn, và người thu thuế ý thức dược thân phận tội lỗi của mình, anh xin tha thứ và được nhận lãnh ơn cứu độ, còn người Biệt Phái tự mãn không được lãnh nhận…( x. Lc 18, 9-14)

Trong lúc đó, những người bị người Biệt Phái khinh bỉ và coi vô phương cứu chữa, cụ thể là những người “thu thuế” và “đĩ điếm”, lạc xa đường công chính, lại đón nhận lời rao giảng của Gioan Tẩy giả mà sám hối, sau này họ đón nhận lời rao giảng của Đức Giêsu cụ thể như: thu thuế như Matthêu (Mt 9,9), như Giakêu trưởng ty thuế vụ thành Giêrikhô (x. Lc 19, 1-10) , như Maria tội lỗi (Lc 7,37) đã “hối cải và tin vào lời Ngài”, và biết bao người thu thuế đã tin lời Gioan (Mt 9,10 ; 11,19 ; Lc 3,12) sám hối trong khi đó những người Biệt Phái, Kinh Sư không tin và còn chống đối Đức Giêsu và tìm giết Ngài…Nhà chú giải Cl. Tassin bình luận: “Vì trước hết đức tin không phải là một vài tư tưởng công chính, nhưng là một hành động công chính, những người tội lỗi tồi tệ đã hiểu điều này nên đã bằng mọi giá cố gắng “thi hành ý Cha”.

Còn những người xin vâng khả ái, nhưng không thi hành ý Cha là bỏ đường Công chính, Ngôn sứ Ê-dê-ki-en nhấn mạnh rằng : “Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính, thì chính điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết “ (Ed 18,26).

Đức Giêsu nói trực diện với “các thượng tế và kỳ mục trong dân” (Mt 21,23), những người tự hào công chính: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Những người thu thuế và các cô gái điếm vốn là những người bị những bậc “đạo sư” Do Thái ấy coi thường và loại bỏ ngay từ đầu ra khỏi “Nước Thiên Chúa” Thánh Phaolô sau nay nhắc nhở các tín hữu : “Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10,12).

Người con thứ nhất trả lời với cha không đi nhưng sau “Nó hối hận”:  Matthêu dùng động từ Metamelomai có nghĩa là “thay đổi tâm trí, nghĩ lại”, nhưng ở đây, cũng có nghĩa là “hối hận”. Động từ này chỉ xuất hiện thêm trong Mt 27, 3, nhưng lại được dùng nhiều trong bản ‘Bảy Mươi’ theo nghĩa hoán cải, trở về với Thiên Chúa ( x. Ed 14, 22; Tv 105, 45; Xh 13,17...).  Người hoán cải trở về thi được cứu như Ngôn sứ Ê-dê-ki-en nhấn mạnh: “Nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh,thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ed 18,27).

Người con thứ trả lời mau mắn: “Thưa vâng, con đi”. Nhưng anh lại không đi (Mt 21,30). Anh là hình ảnh của những người thường nghĩ rằng mình chỉ cần nói: “thưa vâng” với Chúa là đủ, chỉ cần dâng cúng, cầu nguyện là xong với bổn phận với Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu đã khẳng định : “ không phải Lạy Chúa! Lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời” (Mt 7,21). Và thánh Gioan Tông Đồ sau này đã diễn tả trong cộng đồng kito hữu tiên khởi : “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).

Chúng ta sinh ra trong một gia đình đạo gốc,  là tín hữu siêng năng cầu nguyện, thánh lễ, xưng tội rước lễ chưa đủ mà còn hăng say đối với việc thăng tiến xã hội theo thánh ý của Thiên Chúa như về công bằng, bình đẳng và bác ái. Thật thế, được mời đi làm Vườn nho trong Giáo Hội, chúng ta mau mắn giữ đạo, mà bỏ xa bác ái huynh đệ,công bằng theo Thánh ý Thiên Chúa, tâm tư mang hận thù ghen ghét:

Khác nào quạ mượn lông công

Ngoài hình xinh đẹp trong lòng xấu xa (Ca dao)

Chúng ta là những người anh em, tất cả đều là con của cùng một Cha, được Ngài luôn thương và giao công việc đồng đều: chăm sóc chính vườn nho Giáo Hội của Ngài, nhưng lại cho chúng ta.  Hãy xin Chúa thương nâng đỡ chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi hoàn cảnh đang sống trong tội lỗi và ăn năn hoán cải như người anh trong dụ ngôn. Với anh em đang sống trong ân sủng, chúng ta vẫn cần phải thưa vâng với Lời Chúa mời gọi, nhưng không như người con thứ: đáp vâng, nhưng không thực hành.

Thật thế, đáp trả mau mắn tiến bước vào thánh ý của Thiên Chúa: ra di làm vườn nho:

Vuờn nho của Chúa trong tim

Kiếp sống nhân sinh thắm nhuần đệ huynh

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 24/09/2011

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!