Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
VÀI SUY TƯ VỀ THƯ MÙA CHAY CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO

  

Trước thập niên 1950 khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chưa chính thức thành hình, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (GHCGVN) đã thiết lập và phát triển hệ thống giáo dục Công Giáo khắp mọi miền. Đất nước bị chia đôi sau Hiệp định Genève năm 1954, các cơ sở giáo dục của GHCGVN tại miền Bắc bị tịch thu, hoạt động giáo dục Công Giáo bị ngưng hoạt động. Ngược lại tại miền Nam, nền giáo dục Công giáo phát triển mạnh nhờ lực lượng trí thức khắp nơi dồn về (di cư vào Nam): Bảng tổng kết tình hình Giáo Hội Việt Nam vào năm 1962-1963 (Hàng Giáo Phẩm Việt Nam thành lập 1960) cho ta thấy hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội rất lớn [...] Giáo Hội Việt Nam lúc đó có 93 trường trung học với 60.412 học sinh, 1.122 trường tiểu học với 234.749 học sinh, 58 cô nhi viện nuôi 6.616 trẻ, ...”, đặc biệt mở ra các đại học như Viện Đại Học Đà Lạt, Đại Học Thành Nhân (dòng La San), Đại Học Minh Đức (ngành y khoa)... (Hoa Hạ fsc, Giáo dục Công Giáo tại Việt Nam – Nhìn lại một chặng đường).

 Kể từ năm 1975, đất nước thống nhất quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục, GHCGVN bị đặt bên lề trong việc giáo dục các thế hệ của dân tộc. Việc độc quyền giáo dục, đã khiến cho nền giáo dục và nền khoa học theo một vị giáo sư nhận định từ năm 2005: « Khoa học và giáo dục xuống cấp… Chỉ trừ một số quan chức có thói quen ở đâu và lúc nào cũng nhìn thấy thành tựu, luôn luôn lạc quan ngay cả bên bờ vực thất bại - còn ngoài ra, bất cứ ai là nhà giáo, nhà khoa học, là công dân có ý thức trách nhiệm, đều không thể dửng dưng trước tình hình bất bình thường nghiêm trọng của giáo dục và khoa học kéo dài mấy thập kỷ nay… » (Hoàng Tụy, Một số vấn đề khoa học và giáo dục: Góc nhìn trong cuộc). Đến nay, Giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối đi…

Trước vận mệnh nền giáo dục trên quê hương Mẹ bên bờ vực thẳm, sau 33 năm bị gạt ra bên lề, Giáo Hội Việt Nam nhận định:

« Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn » (Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007, số 16). 

Năm 2010, Hội Đồng Giám mục Việt Nam tái lập lại Ủy ban giáo dục Công Giáo, tuy không có cơ sở giáo dục (trừ các dòng tu nữ được phép mở các trường Mẫu Giáo, vài giáo phận và vài dòng tu nam có trường dạy nghề, trường tình thương), nhưng bằng sự dấn thân với nhiều kênh khác nhau, GHCGVN muốn góp phần mình vào sứ mạng giáo dục mọi thế hệ như lời dạy của Giáo Hội Mẹ :

«…  để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục » (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời Mở đầu)

Lời dạy của Giáo Hội Mẹ, đã làm một quyết tâm cho các vị mục tử Việt Nam tái dấn thân trong lãnh vực giáo dục:

Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, Lời mở đầu mà Thư Chung của HĐGM Việt Nam Về Giáo Dục Kitô Giáo năm 2007 số 7 trích dẫn).

Kể từ khi có Ủy ban giáo dục Công giáo, các kế hoạch được dự phóng cho tương lai, bắt đầu có những nỗ lực xây dựng từ hôm nay. Các thư mục vụ của Đức cha chủ tịch Ủy ban vào dịp năm học mới, vào ngày nhà giáo 20/11, như một sự chỉ dẫn và đồng hành với giáo chức, sinh viên học sinh… đặc biệt gần đây lại có lời mục tử trong dịp Noel 2013, dịp tết và mới nhất đáng chú ý nhất lá thư Mùa Chay 2014 của Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịnh ủy ban Giáo dục Công Giáo.  

Thư Mùa Chay gửi sinh viên học sinh, là bức thư đầu tiên của một vị giám mục đặc trách Ủy ban giáo dục Công giáo dành riêng cho các bạn trẻ đang sống dưới mái trường sống tinh thần của Mùa Chay.

Ngỏ lời với sinh viên học sinh, Đức cha Giuse loan báo sứ điệp Mùa Chay của vị cha chung - Đức Thánh Cha Phanxicô gửi toàn thể Hội Thánh:

Mời gọi mọi người Công giáo mở lòng quan tâm đến những con người nghèo. Đó chính là sống Phúc âm hóa - đời sống liên đới cộng đoàn tập trung vào đức ái. Đón nhận sứ điệp cứu độ đòi hỏi đời sống yêu thương huynh đệ với mọi người, nhất là người nghèo (x.Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, chương IV). Người nghèo ở đây là người đang sống trong sự lầm than cơ cực: lầm than vật chất – nghèo đói, lầm than luân lý – sống trong tệ nạn và tội lỗi, lầm than thiêng liêng – xa rời, chối bỏ Thiên Chúa.

Đức cha mời gọi sống Mùa Chay khi hành động để cho nhân loại vơi đi những nỗi cơ cực lầm than này. Riêng với giới sinh viên – học sinh, làm mọi cách để không bị vướng các cảnh lầm than ấy. Để bản thân không vướng những lầm than, và dấn thân giúp anh chị em thoát khỏi chúng, Đức cha Giuse kêu gọi: “phải thấm nhuần tình thương yêu múc nguồn từ chính tình yêu của Chúa” qua siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Như Đ.T.C Phanxicô khuyến khích:

“Chỉ nhờ vào cuộc gặp gỡ tình yêu của Thiên Chúa này thôi – cuộc gặp gỡ có sức biến đổi, cuộc gặp gỡ làm nở rộ tình bằng hữu phong nhiêu mà chúng ta được giải thoát khỏi tính hạn hẹp ích kỷ và mê mải theo đuổi hình bóng chính mình...” (Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng, số 8 – Lời mở)

Hơn nũa, các bí tích thánh tạo nên sức mạnh trong mỗi chúng ta và liên kết với nhau sống đức tin: hành động... Đức tin bằng hành động vì thánh Giacôbê nhấn mạnh: “đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26). Điều quan trọng nhất là đức tin hành động qua đức ái (x. Ga 5,6)

Đức cha Giuse khuyến khích sinh viên học sinh: tham gia các hoạt động thiện nguyện, chăm chỉ trong học tập và rèn luyện, đào tạo, phát triển mọi khả năng phục vụ anh chị em mình...

Đây là thư gửi riêng cho giới trẻ học đường, chính vì thế, các bạn sinh viên học sinh cảm thấy mình được Giáo Hội quan tâm dẫn dắt, chỉ dẫn cụ thể rõ ràng khi sống trong Mùa Chay thánh. Phải chăng đó là một trong những cách thức “Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ để thông truyền đức tin” (Chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XIII) mà Giáo hội đang mong muốn dấn thân...

Qua thư Mùa Chay, Đức cha Giuse chỉ cho chúng ta thấy: Giáo dục Công Giáo luôn phải làm chứng về Tin Mừng, dù ở gia đình, hay trường học và mọi nơi. Hơn nữa, sống Tin Mừng là làm thăng tiến gia đình đến trường học và cả xã hội: «Trong mọi nhu cầu vật chất và tinh thần, nhân vị của mỗi người nằm ngay trong giáo huấn của Chúa Giêsu : Vì thế, sự thăng tiến con người nhân bản là mục tiêu của giáo dục công giáo » (Chân phước giáo hoàng Gioan-Phaolô II). 

Qua những chỉ dẫn cụ thể trong thư, Đức cha Giuse đang làm rõ những chỉ dẫn của các Đấng kế vị các Tông đồ ở Việt Nam: Mục đích của nền Giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời” (Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007, số 3). 

Mong rằng Đức cha đặc trách Ủy ban giáo dục Công giáo vẫn luôn quan tâm giới trẻ học đường, các giáo chức cũng như các vị đồng hành trong môi trường giáo dục, khi cho những hướng dẫn cụ thể như thư Mùa Chay 2014. Nhờ đó, mỗi chúng ta thêm ý thức như các vị chủ chăn kêu gọi với:

 

“Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”

(Thư Chung của HĐGM Việt Nam năm 2007 )

 

Lm. Vinh Sơn

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!