Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
CHÂN LÝ TRONG KINH THÁNH

  

Người Hy lạp xưa nay cũng như chúng ta bây giờ đều hiểu chân lý trên bình diện trừu tượng: xem chân lý là sự tương ứng giữa tư tưởng và đối tượng của tư tưởng (veritas est adaequatio  rei et intellectus)  như vậy, lúc nào lời nói, tư tưởng phù hợp với thực tại là có chân lý (sự thật) Thí dụ : thực có quyển Tự điện trên bàn nên tôi trả lời người hỏi: có.

Chân lý trong Kinh Thánh cũng diễn tả sự thật nhưng nó khác hẳn quan niệm của ta như vừa nói trên  vì chân lý Kinh Thánh dựa trên kinh nghiệm tôn giáo, là sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và chúng ta dựa trên tình yêu và sự trung thành

Chân lý của Cựu Ước xoay tròn quanh đề tài trung thành với Giao Ước; còn Tân Ước, chân lý là tình yêu của Thiên Chúa được mạc khải đầy đủ nơi Đức Kytô.

Do đó, chân lý trong Kinh Thánh không thuộc chân lý của khoa học thực nghiệm hoặc sử ký v.v… nhưng là chân lý tôn giáo. Sách Thánh không phải là sách khoa học – dầu đôi khi có đề cập đến tri thức khoa học, cũng không phải là pho sử ký – dầu có diễn tả công việc Thiên Chúa trực tiếp can thiệp vào lịch sử nhân loại, nhưng là sách tôn giáo mạc khải Thánh Ý Chúa và công trình cứu rỗi nhân loại của Ngài.

Tác dụng của chân lý trong Kinh Thánh là giáo huấn nhân loại. Cách thức giáo huấn theo sát phương pháp tiệm tiến : đi từ cái dễ đến cái khó dần dần cho am hợp khả năng lãnh hội của dân chúng. Thành ra, ta thấy trong Kinh Thánh có nhịp tiến bộ của mạc khải. Thí dụ : quan niệm diệt thù (12) dần dần tiến tới “mắt đền mắt, răng đền răng” (nghĩa là chỉ trả oán kẻ gây ra tội ác, chứ không có chuyện chu di tam tộc kẻ thù), và sau cùng đưa đến lý tưởng yêu thương trong bài giảng trên Núi của Chúa Kytô: yêu thương hết mọi hạng người  và làm ơn cho cả kẻ thù. Thí dụ : quan niệm sẳn có của người Do thái về âm phủ (shéol) là nơi tối tăm dành cho kẻ chết, ở đó bị Thiên Chúa và người đời lãng quên đổi thành nơi chờ đợi ngày phục sinh, niềm hy vọng bất tử, sau cùng được Chúa Kytô mạc khải về thiên đàng/hỏa ngục.

   Phương cách diễn tả chân lý

Như trên đã nói : Thiên Chúa mạc khải chân lý, Thánh ký tiếp nhận, suy gẫm rồi diễn tả ra bằng ngôn ngữ của mình.

Phải chăng khi đọc bản tường thuật Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, ta tưởng rằng một hôm nào đó Thánh Ký được ơn linh ứng thấy rõ cảnh tượng Thiên Chúa tạo dựng : Ngài bay lượn trên mặt nước, Ngài phán, Ngài làm v.v… tựa như Thánh ký nhìn thấy một cuốn phim đang chiếu trên màn ảnh ??

Chắc chắn không phải như vậy. Trái lại, phải nghĩ tới Thánh ký là một nhà thần học đã thu nhập bao nhiêu tư tưởng của nhiều thần học gia khác suốt bao nhiêu thế kỷ cùng suy tư về cuộc sáng tạo. Và sau khi suy nghĩ cẩn thận dưới sự soi sáng và thúc đẩy của ơn linh ứng, Thánh ký đã diễn tả thành bản tường thuật sáng tạo rất lý thú, khoác hình thức thể văn và câu chuyện quen thuộc thời đó nhưng đã biến đổi do nội dung mạc khải chứa đựng trong đó. Do đó, đọc bản tường thuật sáng tạo ta tìm thấy những quan niệm về vũ trụ và câu chuyện của miền cận đông thời xưa.

Thí dụ : ngày thứ nhất Thiên Chúa dựng nên sự sáng mà ngày thứ tư mới có mặt trời ??. Sở dĩ mô tả trái khoa học như vật vì Thánh ký ăn nói theo quan niệm đương thời của Ngài : Họ nghĩ rằng ánh sáng là thực tại riêng biệt đối với mặt trời và tinh tú, họ xem mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao là những túi lớn, túi vừa, túi nhỏ chứa đựng ánh sáng mà thôi.

Thí dụ : ngày thứ hai, Thiên Chúa dựng nên vòm trời phân cách nước trên trời và nước dưới đất. Rõ ràng từ ngữ “vòm trời” phản ảnh quan niệm về trời đất của Cận đông xưa : họ xem vòm trời như tựa một cái vung rắn chắc chụp trên đất và biển cả, giữ cho nước trên trời khỏi chảy xuống.

Thí dụ : thế kỷ 19, người ta tìm ra ở miền Lưỡng hà châu (miền Babylon xưa) rất nhiều bản văn bằng đất nung chép truyện thần thoại (13) sử ký, pháp luật. Trong các thần thoại, có thần thoại về cuộc sáng tạo vũ trụ mô tả trong bài ca “Thuở trên cao”  (Emumma elish). Theo bài ca nầy thì thuở ban sơ chỉ có đôi thần Apsu và Tiamat (Apsu là thần nam, thần nước ngọt; Tiamat là nữ thần nước mặn), giữa hai vị nầy, các thần khác được tạo dựng. Nhưng vì các thần sinh ra sau phá rối nên Apsu muốn tiêu diệt đi. Tiêu diệt không xong, chính Apsu bị tiêu diệt. Tiamat tạo dựng các quái vật đi báo thù cho chồng. Họ bị thần Marduk đánh bại. Thây Tiamat bị phân thành hai mảnh : một mảnh căng làm vòm trời. Sau đó, Marduk tạo dựng mặt trời, mặt trăng, các tinh tú  rồi lấy máu thần Kangu tạo nên loài người để loài người hầu hạ các thần.

Giả sử văn chương và hình ảnh sáng thế ký chương 1 vay mượn ở thần thoại nầy, ta sẽ thấy tính cách siêu vượt của KinhThánh khi đối chiếu :

+ Một vài điểm hơi giống nhau :

-  Quan niệm thần thánh tạo nên vũ trụ

-  Marduk căng thây Tiamat làm vòm trời… đối chiếu với việc Thiên Chúa dựng nên vòm trời

- Con người sinh ra do máu thần Kingu… Chúa tạo nên con người giống hình của Ngài.

+ Những khác biệt quan trọng :

- Đa thần trong thần thoại // Còn Kinh Thánh đề cao Thiên Chúa Đấng duy nhất, hữu nhất  (vô nhị)

- Thần thoại thuộc phàm tục : các thần tranh đánh nhau // Kinh Thánh mô tả Thiên Chúa là Đấng tốt lành, thánh thiện.

- Mục đích sáng tạo : các thần dựng nên loài người để hầu hạ các thần // Trong Kinh Thánh loài người được dựng nên trao phó sứ mạng làm chủ vũ trụ.

Thí dụ : quan niệm về đất mẹ (đất sinh thảo mộc), về nước (nước sinh cá)

     Các truyền thống trong Kinh Thánh

Pho Kinh Thánh do nhiều Thánh ký viết qua bao nhiêu thế kỷ, có thể kể từ thời Thánh Môisê cho tới Thánh Gioan Tông đồ qua đời. Qua mỗi thời đại, chân lý tôn giáo được mạc khải phong phú, siêu việt hơn, lại nữa thông thường áng văn nào chả chịu ảnh hưởng khung cảnh xã hội, hoặc biến cố chính trị. Do đó, ta đoán được rằng pho Kinh Thánh chứa nhiều loại văn và truyền thống nhất là phần Cựu Ứơc. Wellhausen nêu giả thuyết Ngũ thư được cấu tạo bởi 4 truyền thống : J.E.D,P. Giả thuyết có nhiều khuyết điểm, nhưng Cha Lagrange nghĩ rằng có thể dùng chúng trong phạm vi bình văn :


 

a- Truyền thống J : Gọi là J vì truyền thống này gọi Thiên Chúa bằng từ ngữ Yahvê. J xuất hiện ở thế kỷ thứ 10, thời của Salomon.

Văn chương tường thuật của J có phần linh – động, đậm đà, tâm lý sâu sắc dưới một hình thức chất phát, lại ngụ một chút hóm hỉnh (Stk 18, 12-15 ; 25, 29-34), diễn tả Thiên Chúa Yahvê theo phương pháp nhân ảnh (anthropomorphisme) nghĩa là diễn tả Thiên Chúa ăn nói, hoạt động như người

b- Truyền thống E : Gọi là E vì truyền thống nầy gọi Yahvê là Elohim. E xuất hiện vào thế kỷ 8 để ý đến nhiệm vụ của Tiên tri (Stk 20,7 ; 15,20, Dân số 2, 28- 29), nhấn mạnh tới tính siêu việt của Thiên Chúa bằng những thần khải rực rỡ.

Văn Chương E chú trọng đến sự phô tả cho đúng phong tục và tính tình con người (Stk 41, 42- 45; Ex 2, 1- 10). Tâm lý không mấy sâu sắc nhưng lại chú ý đến phần nhân đạo , lời văn vì thế đôi lần thật thống thiết (Stk 22, 5). Luân lý có phần tiến bộ hơn.

c- Truyền thống D : gọi là truyền thống đệ nhị luật (Deuteronomium) hiện hữu trong bộ Đệ nhị luật, có liên lạc rõ rệt với cuộc cải cách tôn giáo vua Josias thế kỷ 7.

Tuy là luật, nhưng văn chương rất đậm đà, có khuyến thiện hơn là dọa nạt. D nhằm vào đạo lý của Giao Ứơc, vạch rõ tính cách độc thần.

d- Truyền thống P : Gọi là truyền thống Tư tế (do chữ đầu của tiếng Priesterkodex) xuất hiện sau chót trong giới Tư tế ở Giêrusalem, được ghi lại trong và sau thời lưu đày.

Sự thường văn chương P khô khan vì thích rõ ràng, tỉ mỉ, chú trọng đến con số quá đáng. P hay bàn tới lễ nghi, luật lệ tế tự.


 

Linh Muc.  Fx Nguyễn Hùng Oánh

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!