Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Bài Viết Của
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
XIN CHÚA ĐỒNG HÀNH VỚI CON
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG
THANH TẨY ĐỀN THỜ
CHÚA HIỂN DUNG
CON ĐƯỜNG HY VỌNG
ĐI THEO CHÚA
LỄ MÂN CÔI, SUY NIỆM KINH KNH MỪNG
Sách Ngôn Sứ Isaya Diễn Ca
ĐỨC TIN VÀ TỈNH THỨC
CHUYỆN BÀ RUTH, MỘT THOÁNG NHÌN KHÁI QUÁT
HỠI SATAN, HÃY LUI RA ĐÀNG SAU THẦY!
BÀ LÀ AI?
THÁNH THỂ, NHIỆM TÍCH CỦA CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU
ĐỨC TIN VÀ NGUỒN MẶC KHẢI TRONG THÁNH KINH
THẦY TRÚT TÀN HƠI (Tưởng niệm ngày thứ sáu Tuần Thánh)
ĐÓNG ĐINH CHÚA (Suy niệm Tin Mừng Thứ hai Tuần Thánh)
Sách Ester Diễn Ca
NƯỚC HẰNG SỐNG
SÁCH TÔBIA DIỄN CA
TINH THẦN LỀ LUẬT VÀ SỰ DẤN THÂN
TINH THẦN LỀ LUẬT
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG
TINH THẦN NGHÈO KHÓ
NGÀY TẾT CON VỀ THĂM MẸ
HÃY THEO TA!
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA, ĐÂY ĐẤNG XOÁ TỘI TRẦN GIAN!
SUY NIỆM VỀ BIẾN CỐ HIỂN LINH
SUY NIỆM MÙA VỌNG
ET NOX FACTA EST
KẺ GIẾT CHA
LƯƠNG TÂM
MẸ HẰNG ĐỨNG ĐÓ!
CON VẪN SẴN SÀNG
LUẬN VỀ CHỮ TRI
MỘT THOÁNG SUY TƯ VỀ NHÂN VỊ VÀ NHÂN BẢN
SÁCH SAMUEL DIỄN CA
Sách XUẤT HÀNH DIỄN CA
LẮNG NGHE VÀ ĐÓN NHẬN
Sách Sáng Thế Diễn Ca
Giữ Đạo và Sống Đạo
NGHIÊM-PHỤ, HAY TỪ-PHỤ, HIỀN-PHỤ?

 

 

Nhân ngày Father’s Day, tại sao chúng tôi không dùng “TỪ-PHỤ”, hay “HIỀN-PHỤ” mà lại chủ trương dùng NGHIÊM-PHỤ, thay vì TỪ-PHỤ, HAY HIỀN-PHỤ như thường thấy? Là vì:

a- Hán Việt từ-điển giải thích:

* NGHIÊM = chặt chẽ, cung kính, đoan trang; sự ngay ngắn, uy nghiêm, tiếng gọi tôn người cha như gia nghiêm, lệnh nghiêm
* TỪ = Tiếng tôn xưng mẹ.
Cha gọi là nghiêm, mẹ gọi là từ. Như: gia từ = mẹ tôi, từ mẫu = mẹ hiền.
* HIỀN = Tốt lành, có tài đức. Như: hiền thê lương mẫu = vợ lành mẹ tốt; hiền thần = bề tôi tài đức.

* HẬU = dày dặn; không khe khắt, tốt lành

b- Từ điển chuẩn của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng giải thích tương-tự:

Nghiêm là tiếng gọi tôn người cha, ví dụ: Nhờ trời nghiêm-từ tôi còn mạnh cả; Nghiêm-phụ = người cha nghiêm, vd: có nghiêm phụ tất có hiếu-tử

c- Quả vậy, người cha là hình ảnh của sự uy nghiêm, nghiêm nghị, nói chung là sự cứng rắn trong khi người me thì yếu mềm. Cả hai đều tràn đầy lòng thương con, nhưng mỗi người có cách thương khác nhau, nếu người cha cũng yếu mềm như người mẹ, thì làm sao giữ được kỷ cương.

Con gái khi về nhà chồng, giã từ cha mẹ:

"Lạy cha ba lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng."

Lạy cha lạy mẹ là để thể hiện tình yêu thương. Con lạy mẹ những bốn lạy mà chỉ lạy cha ba lạy, nhưng con dành thêm cho cha một quỳ là để tôn kính quyền cha. Nghiêm phụ và từ mẫu là thế.

Cha cho con những  ước mơ tuyệt-vời kỳ-vĩ, 

Cha giúp con xong phận-sự hoàn-mĩ lạ-lùng!

Cha lèo-lái gia-đình hết tài-năng tâm-trí,

Dưới bóng cả cây cao, con hoan-hỷ vô cùng.

Cha còn cho con tình yêu muôn thế-kỷ,

Nối gót cha, con xin hứa chẳng hề ngưng.

 

Nhắc tới dụ ngôn "Đứa Con Hoang Đàng" trong Thánh Kinh, người ta thường tôn vinh là "người cha nhân từ", cũng như ta thường vinh danh Chúa là "Đấng nhân từ". Chúng tôi thiển nghĩ chuẩn xác hơn, nên gọi là NHÂN HẬU:

"Chúa là Đấng từ bi nhân hậu

Người chậm giận và giàu tình thương"

(TV 103, 8)

Thiên Chúa, hay ngưòi cha, nhân từ là hàm ý "đầy lòng thương xót, sẵn lòng tha thứ, khoan dung", nhưng cũng cứng rắn công minh không mềm yếu, và chẳng ngần ngại quở trách, thẳng tay trừng phạt. Người cha trong dụ ngôn thấy người con thứ sám hối trở về, tuy xót thương tha thứ rộng lòng đón tiếp đãi ngộ, nhưng lại nghiêm khắc quở trách người anh cả đã sống cùng cha bấy lâu nay, nhưng lại ganh tỵ suy bì, giận dữ với em mình. Đấy là công minh, là nghiêm  nghị, là nhân hậu.

Vả chăng điều này cũng đúng với Việt Triết Âm Dương Dịch Học: người cha là biểu tượng của DƯƠNG, của mặt trời; người mẹ biểu tượng của ÂM, của mặt trăng, cả hai tuy khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.

Phản hồi bài viết của chúng tôi cho tập San Chân Lý số tháng 8 năm 2006, tán đồng về cách sử dụng từ NGHIÊM-PHỤ, một độc  giả viết:

"Phần đông người viết hay dùng chữ HIỀN phụ (để đối với chữ HIỀN mẫu). Thật ra dùng như vậy không chỉnh. Các bậc túc Nho khi nói về Cha mình thường nói Gia NGHIÊM tôi dạy..., hay Gia Tiên NGHIÊM tôi đã... Ngày nay cũng có người dùng chữ TỪ Phụ, chữ này cũng không thích đáng lắm ngoại trừ Phật tử dùng để chỉ về Đức Phật (qua Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả). Ngôn ngữ nói lên Văn Hóa: văn hóa Á Đông thì TÌNH YÊU Cha và Mẹ cho con cái đều là tình yêu nhưng phương cách biểu lộ không giống nhau chính vì đó thật là hạnh phúc khi con cái có đủ tình thương yêu của Cha và Mẹ, hai tình yêu này hài hòa, bổ túc cho nhau. (Nguyễn Đình Phúc)"

Từ ấy chúng tôi thêm xác quyết khi sử dụng từ NGHIÊM PHỤ và dành tiếng Hiền, Từ cho bậc hiền mẫu, từ mẫu.

Ben. Đỗ Quang Vinh

Tác giả: Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!