Để kết luận phần này liên quan đến liên hệ giữa Chúa Thánh Thần và Lectio divina, ta có thể nói như sau:
Chính Thần Khí tác tạo trong trí khôn thuộc nhân tính của Chúa Kitô những lời sự sống mà Người sẽ nói như Người đã làm với các tác giả Sách Thánh. Cũng chính những lời sự sống này được các tác giả ghi chép lại trong Kinh Thánh, Người cho những lời đó sức sống trong trí khôn ta, Người mở ra cho ta, như người ta mở một kho báu để thấy những gì có trong đó. Chính Thần Khí hành động trong trí khôn ta. Chính Người tiến hành chuyển biến tế nhị từ ánh sáng tự hữu thành lời, từ lời thành ánh sáng tự hữu đễ giải phóng nhờ cũng chính lời này.
Thực tế ta cần đến Chúa Thánh Thần, cần đến trí hiểu Người ban cho ta để hiểu Kinh Thánh. Khi khẩn xin CHúa Thánh Thần, ta mở trí khôn để đón nhận điều ban xuống từ trên cao. Điều đó là tuyệt đối cần thiết và quan trọng. Điều này dường như hoàn toàn mới đối với người chưa bao giờ trải nghiệm vì họ quen hành động chỉ với ánh sáng của riêng trí hiểu của mình, là điều cũng cần thiết nhưng không đủ.
Lời và những ngôn từ | Ân huệ và các ơn | trong ta |
Lời Vĩnh cửu – Thiên Chúa | Thở hơi Thánh Thần – Ân huệ vĩnh cửu và Tự Hữu trong Ba Ngôi (1) | - |
Lời Vĩnh cửu – Thiên Chúa Nhập Thể | Thông ban Thánh Thần - Ân huệ cho loài người (Tự hữu, Ân Huệ) (2) | Thần Khí – Ân Huệ vĩnh cửu được thông ban cho tinh thần ta |
Với tư cách là người, Logos vĩnh cửu nhập thể, ban bố những lời nhân loại, nghe được và hiểu được | Người nói những lời đầy Thần Khí và sự sống (được tạo thành, các ơn huệ) (3) | những lời này nuôi dưỡng linh hồn ta bởi ơn trí hiểu (ơn ban của Thần Khí) |
Ta hãy tóm kết những liên hệ khác nhau giữa Lời/các ngôn từ và Chúa Thánh Thần và ta. Bảng và lược đồ biểu thị những liên hệ này
Trên bình diện Tự Hữu, Lời Vĩnh Cửu Tự Hữu nhập thể thông ban cho ta Ân Huệ Thần Khí; trên bình diện tạo vật, lời thông ban cho linh hồn ta (trí khôn và ý chí) những lời đầy Thần Khí và sự sống nuôi dưỡng linh hồn bằng những ân huệ của Thần Khí.
Hình minh họa cả trang 133